Người dân thế giới mừng năm mới như thế nào?
Mỗi nơi trên thế giới có một cách riêng để đón chào năm mới. |
Đan Mạch: Bát đĩa vỡ là điềm lành
Không giống như văn hóa các nước Á Đông cho rằng bát đĩa vỡ ngày đầu năm là điềm xui rủi, tại Đan Mạch, bát đĩa vỡ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Những chiếc đĩa cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà người thân, bạn bè của họ trong đêm giao thừa. Sáng ngày đầu tiên của năm mới, nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ trước cửa thì năm sau sẽ càng nhiều may mắn và chứng tỏ họ có nhiều bạn tốt.
Chile: Mừng năm mới ở nghĩa trang
Người Chile có tục cả gia đình ra nghĩa trang đón năm mới cùng tổ tiên. Truyền thống này không phải để cầu may, mà là để tưởng nhớ những người đã khuất.
Truyền thống này bắt nguồn từ một gia đình ở thị trấn Talca nhỏ bé đã băng qua hàng rào nghĩa trang để mừng năm mới với người cha đã khuất. Từ đó, truyền thống này trở thành nét văn hóa độc đáo của người Chile. Hằng năm, vào 23h ngày 31/12, các nghĩa trang sẽ được mở cửa chào đón người dân. Họ sẽ mang theo đèn, nến để thắp sáng nghĩa trang và mang máy phát nhạc cổ điển để mong phần mộ người thân không lạnh lẽo đêm giao thừa.
Vương Quốc Anh: Xông đất đầu năm
Người Anh cũng có phong tục xông đất năm mới. Họ tin rằng đêm giao thừa, vị khách nam đầu tiên đến thăm nhà sẽ đem lại may mắn cho gia đình. Khi tới thăm nhà, người khách nam này sẽ mang đến một món quà như tiền, bánh mì hoặc than đá, nhằm chúc gia chủ sẽ đủ đầy những món này trong suốt cả năm.
Tuy vậy, người Anh cũng kiêng kỵ phụ nữ tóc vàng hoặc tóc đỏ xông đất, bởi quan niệm những người như vậy sẽ mang đến xui xẻo. Ở London, người dân sẽ tập trung quanh quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để chờ tiếng chuông đồng hồ Big Ben ngân vang lên trong thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ.
Nước Đức: Đổ chì để đoán tương lai
Người Đức có truyền thống đun chảy kim loại chì và đổ vào nước lạnh để đoán tương lai. Hình dạng của mảnh chì sau khi đông cứng được dùng để tiên đoán vận mệnh trong năm mới. Ví dụ, mảnh chì hình trái tim tượng trưng cho tin vui về hôn nhân, mảnh chì hình con tàu ám chỉ những chuyến đi xa, còn hình giống như con heo là biểu trưng cho sự sung túc.
Một số người Đức cũng có thói quen ngồi trên ghế trước giao thừa và nhảy từ trên ghế xuống đất ngay khi vừa bước sang năm mới, như một cách “nhảy vào năm mới”. Đồng thời, họ sẽ ném một vật nặng ra sau để loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ.
Tây Ban Nha: Ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa
Phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa, được gọi là "Las doce uvas de la suerte" (12 quả nho may mắn), bắt nguồn từ Tây Ban Nha và đã lan rộng đến nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm; việc ăn hết 12 quả trong vòng một phút được cho là mang lại may mắn và thịnh vượng trong năm mới.
Ăn 12 quả nho đêm giao thừa được cho là mang lại may mắn suốt 12 tháng tại Tây Ban Nha. |
Nguồn gốc của phong tục này được cho là xuất phát từ năm 1909, khi các nhà vườn ở Alicante, Tây Ban Nha, có một vụ mùa nho bội thu và quyết định tạo ra một phong tục mới để chúc mừng năm mới. Họ đã sáng tạo ra việc ăn một quả nho vào mỗi hồi chuông điểm lúc 12 giờ đêm, mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm. Phong tục này đã trở nên phổ biến không chỉ ở Tây Ban Nha, mà còn ở nhiều quốc gia khác. Gần đây, tại Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu thực hiện nghi thức này với hy vọng mang lại may mắn trong năm mới.
Nhật Bản: Rung 108 hồi chuông, ăn mỳ Soba
Năm mới ở nước Nhật được gọi là Oshogatsu, thường có những lễ hội tưng bừng để chào đón năm mới. Người nhật dùng lá thông, tre và dây thừng rơm để trang trí nhà cửa của mình vào năm mới với niềm tin những thứ này sẽ mang lại cho họ sức khỏe, tuổi thọ và xua đuổi quỷ dữ.
Trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận otoshidamas - tiền mừng tuổi trong ngày đầu tiên của năm mới. Vào đêm ngày 31/12, những quả chuông sẽ rung lên 108 lần để xua đi những điều không may mắn.
Ngoài ra, người Nhật sẽ ăn một bát mỳ Soba nóng để bắt đầu năm mới. Truyền thống này gắn liền với câu chuyện về một ngôi chùa Phật giáo đã phát mỳ cho người nghèo có từ thời Kamakura (khoảng thế kỷ thứ 12-14). Sợi mỳ Soba dài và dẻo dai tượng trưng cho cuộc sống lâu dài, trường thọ. Cắn đứt sợi mỳ trượng trưng cho việc cắt đứt những xui xẻo và khó khăn của năm cũ, mở ra một khởi đầu mới tốt đẹp.
Philippines: Mặc đồ chấm bi
Phong tục mặc đồ chấm bi vào dịp năm mới của người Philippines là một truyền thống phổ biến, được xem như một cách thu hút sự thịnh vượng và may mắn trong năm mới. Phong tục này bắt nguồn từ niềm tin rằng, hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn và sự giàu có. Vì vậy, người Philippines mặc trang phục có họa tiết chấm bi (hoặc trang phục có nhiều hình tròn) để cầu mong tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình trong năm mới.
Ngoài việc mặc đồ có chấm bi, người Philippines còn thường ăn các loại trái cây có hình tròn, chẳng hạn như cam, quýt, nho, với mong muốn mang lại sự giàu có và may mắn.
Ấn Độ: Đón năm mới ở các đền thờ
Dù người dân Ấn Độ không đón năm mới theo Dương lịch, nhưng ngày đầu tiên của năm mới vẫn được coi là thời khắc quan trọng trong 365 ngày. Người Ấn ghi nhớ sự kiện này bằng việc tới các đền, chùa, nhà thờ hành lễ, cầu chúc cho mọi sự bình an, sinh sôi nảy nở, nhà nhà đều hạnh phúc, thành đạt.
Nga: Trao quà đêm giao thừa
Grandfather Frost (Ded Moroz) và Snegurochka (Cô gái tuyết) là hình ảnh truyền thống trong dịp Tết của người Nga. Grandfather Frost là một ông già tuyết mang quà tặng cho trẻ em vào đêm giao thừa. Ông thường mặc một bộ áo dài màu xanh hoặc đỏ, và Snegurochka – cô gái tuyết và là cháu gái của ông, luôn đi cùng để giúp ông phân phát quà. Trẻ em sẽ đọc thơ hoặc hát những bài hát mừng năm mới cho ông già tuyết khi ông đến trao quà.
Ông già tuyết và cô gái tuyết sẽ đi phát quà vào đêm giao thừa theo phong tục người Nga. (Ảnh minh họa) |
Một phong tục đặc trưng là người Nga sẽ viết một điều ước vào tờ giấy, rồi đốt tờ giấy đó và cho vào ly rượu. Sau khi uống xong ly rượu, họ sẽ hy vọng điều ước sẽ thành hiện thực trong năm mới.
Ngày đầu tiên của năm mới luôn mang đến không khí vui tươi, phấn khởi và những mong ước tốt lành cho mỗi người. Mặc dù mỗi quốc gia có những phong tục đón năm mới khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới một năm mới thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Chúc bạn một năm mới tràn đầy sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Mong rằng, mọi ước mơ của bạn sẽ trở thành hiện thực, và mỗi ngày mới sẽ mang đến những cơ hội tuyệt vời. Happy New Year!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54