-->

Người đam mê “gỡ rối”…

Chia sẻ trước năm mới, cũng như những hòa giải viên khác, bác Thành mong muốn, trước mỗi vụ việc, mỗi người hãy quan tâm đến cả tình và lý, mong mỗi gia đình, khối phố… luôn đoàn kết, chia sẻ để luôn giữ được mối quan hệ thân tình, êm ấm, các vụ việc cần hòa giải ít đi…
Nữ cán bộ hòa giải gần dân, sát cơ sở Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các tổ hòa giải ở cơ sở

Người “vác tù và hàng tổng”, người “gỡ rối”… thường được dành gọi các hòa giải viên ở cơ sở. Họ là những người tham gia lặng thầm vào việc hàn gắn những rạn nứt, xóa bỏ những mâu thuẫn, vun đắp sự hòa thuận, đoàn kết trong từng gia đình, cộng đồng dân cư. Với không ít gia đình, vì những mâu thuẫn tích tụ không được hóa giải, đứng trước nguy cơ tan vỡ, nhờ sự khuyên giải của họ mà giữ lại được hạnh phúc, họ đã xem các hòa giải viên như những người mang mùa Xuân đến sớm… Hòa giải viên Nguyễn Viết Thành, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận số 11 phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng được bà con khối phố tin yêu như vậy.

Vừa qua, nhằm tôn vinh những người “gỡ rối” ở cơ sở, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi lần thứ 4. Các hòa giải viên trong cả nước đã so tài hòa giải khéo, hiểu biết pháp luật… với hàng trăm câu chuyện, tình huống hòa giải thành. Với video dự thi xuất sắc, đội thi của phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy được lựa chọn đại diện cho thành phố Hà Nội dự thi vòng thi khu vực miền Bắc và chung khảo toàn quốc.

Người đam mê “gỡ rối”…
Hòa giải viên Nguyễn Viết Thành (áo trắng bên trái) cùng đội dự thi của thành phố Hà Nội.

Câu chuyện hòa giải thành mà ông Thành và các hòa giải viên mang tới hội thi là tình huống hòa giải hiện rất phổ biến ở các vùng, miền tại Việt Nam. Đó là câu chuyện về phân chia nhà đất của bố mẹ để lại, nhưng không có di chúc giữa anh trai và em gái. Ban đầu, khi em gái thổ lộ muốn xin thửa đất nhỏ của bố mẹ đang được cho thuê để làm nhà ở, người anh đã đồng ý mà chưa bàn với vợ. Mâu thuẫn xảy ra khi người chị dâu tình cờ biết được sự việc, cho rằng chồng và em gái không bàn bạc với mình, nên tự ái, không đồng tình. Người anh lúc này lại thay đổi, nghe theo lời vợ…

Biết chuyện, các hòa giải viên đã tìm hiểu được biết, lâu nay mối quan hệ giữa gia đình hai anh em này vốn tình cảm, êm ấm. Thời gian trước đó, khi người chị dâu phải cấp cứu, cô em chồng đã cho máu cứu chị, em rể cũng dành thời gian chăm sóc anh vợ khi bị ốm.

Người đam mê “gỡ rối”…
Các hòa giải viên và niềm vui hòa giải thành.

Nhắc lại mối quan hệ tốt đẹp đó, các hòa giải viên cũng cho vợ chồng người anh biết, khi bố mẹ mất không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia theo pháp luật, và theo luật thì con trai, con gái có quyền hưởng thừa kế như nhau. Nghĩa là, 2 thửa đất của bố mẹ (thửa đất lớn vợ chồng người anh đang sử dụng) sẽ được chia đôi cho hai người con. Nay, người em chỉ xin thửa đất nhỏ, nếu vợ chồng người anh vui vẻ đồng thuận thì vẫn giữ được tình anh em…

Nhờ sự khuyên giải thấu tình đạt lý đó, mâu thuẫn giữa chị dâu, em chồng được hòa giải. Tình huống này đã giúp ông Thành và đội thi của thành phố Hà Nội giành giải Nhì khu vực phía Bắc và giải Ba Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2023. Đặc biệt, cá nhân ông Nguyễn Viết Thành được trao giải Hòa giải viên là cán bộ Mặt trận cơ sở xuất sắc nhất Hội thi.

Người đam mê “gỡ rối”…
Tiểu phẩm hòa giải thành của thành phố Hà Nội

“Khi tham gia hòa giải, tôi luôn thực hiện công thức tình - lý, lý - tình, hay nói cách khác, trong giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích sao cho trong lý có tình, trong tình có lý. Mỗi vụ việc, căn cứ vào tình hình cụ thể, cố gắng phân tích được bản chất của mâu thuẫn để tìm ra phương án giải quyết. Để hòa giải thành, cũng phải dụng được những mối quan hệ xung quanh như họ hàng, hàng xóm, những người có tầm ảnh hưởng, uy tín với các bên… để giải quyết mâu thuẫn đó.

Nói về hội thi, ông Thành cho hay: “Khi nhận được tin video của phường đạt giải Nhất ở quận Cầu Giấy, giải Nhất của thành phố Hà Nội, được Thành phố cử đi thi toàn quốc, quả thật tôi vui thì ít mà lo thì nhiều. Bởi vì mình tuổi cao, trí nhớ, sức khỏe giảm sút, trong khi vẫn phải giải quyết công việc thường xuyên với trách nhiệm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận. Tuy nhiên xác định đi thi là nhiệm vụ chính trị rồi, nên sẽ phải cố gắng hết sức. Bên cạnh đó, đội cũng nhận được sự động viên, hỗ trợ và đồng hành của các đồng chí lãnh đạo Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận và phường.

Bản thân cũng từng trải thời gian tham gia quân đội với những thử thách lớn, trải qua công tác quản lý nhiều năm (ông Thành nguyên là Giám đốc Xí nghiệp kinh doanh vật tư khoa học kỹ thuật Hà Nội) với nhiều khó khăn, thăng trầm nên cũng quen với sức ép công việc, thử thách. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu nội dung thi, chủ động nhận những phần thi theo khả năng hoặc theo phân công và cùng ôn luyện, chuẩn bị. Kết quả cuộc thi, ngoài mang lại tự hào cho bản thân còn tăng thêm sự tự tin, có thể giải quyết được nhiều việc lúc đầu cứ nghĩ là khó mà vượt qua được”.

Người đam mê “gỡ rối”…
Ông Nguyễn Viết Thành tham gia phần thi hòa giải khéo.

Ông Thành cũng cho hay, để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải, hàng năm nên có các buổi tập huấn về pháp luật, về kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải, cung cấp các tài liệu về hòa giải để các hòa giải viên tự nghiên cứu. Đồng thời, tổng kết, tìm ra các “hòa giải lệ” thành công (tương tự như án lệ của Tòa án) có tính chất điển hình, làm mẫu của xã hội, của địa phương thành tài liệu để báo cáo viên giảng ở các buổi tập huấn hay cung cấp cho hòa giải viên nghiên cứu học tập. Đặc biệt, ông Thành mong muốn mỗi xã, phường thành lập được một nhóm tư vấn pháp luật cộng đồng làm tư vấn pháp lý cho các tổ hòa giải cơ sở khi cần thiết, vì nhiều vụ việc, cần nghiên cứu sâu về pháp luật…

Người đam mê “gỡ rối”…
Ông Thành (áo trắng, đứng giữa) nhận chứng nhận Hòa giải viên là cán bộ Mặt trận cơ sở xuất sắc nhất

Trong cuộc sống thường ngày, do khác nhau về quan niệm, nhận thức, tình cảm, lợi ích kinh tế… nên việc nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình, giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân, tổ chức với nhau là điều khó tránh khỏi. Bởi vậy, hoà giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả mà còn là một phương thức an dân, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giữ gìn kỷ cương xã hội.

Chia sẻ trước năm mới, cũng như những hòa giải viên khác, ông Thành mong muốn, trước mỗi vụ việc, mỗi người hãy quan tâm đến cả tình và lý, mong mỗi gia đình, khối phố… luôn đoàn kết, chia sẻ để luôn giữ được mối quan hệ thân tình, êm ấm, các vụ việc cần hòa giải ít đi…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

LĐLĐ huyện Đan Phượng: Triển khai toàn diện các lĩnh vực hoạt động

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trong việc bám sát chủ đề hoạt động năm 2025, trong quý I/2025, LĐLĐ huyện Đan Phượng đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng và thiết thực, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời thúc đẩy các phong trào thi đua và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa

Công an đã bắt được Bùi Đình Khánh - đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, khi đang lẩn trốn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động