Người đặc biệt khó khăn ở thành thị được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/tháng
Tập trung đầu tư hệ thống y tế cơ sở, để thích ứng an toàn với Covid-19 Tăng tỷ lệ hưởng ngân sách cho 5 huyện có Đề án lên quận Hà Nội đặt mục tiêu GRDP tăng từ 7,0-7,5% trong năm 2022 |
Chiều 8/12, các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về quy định một số chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố Hà Nội.
![]() |
Quang cảnh kỳ họp |
Nghị quyết áp dụng với các đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật đặc biệt nặng, người mắc bệnh hiểm nghèo; người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có khả năng tự phục vụ bản thân; thành viên hộ nghèo sau khi được công nhận thoát nghèo; thành viên hộ cận nghèo sau khi được công nhận thoát cận nghèo; đối tượng hưởng chính sách là người đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội…
Theo đó, Thành phố hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/người đối với người sống tại khu vực nông thôn (các xã) và 2,5 triệu đồng/tháng/người đối với người sống tại khu vực thành thị (các phường, thị trấn).
Hỗ trợ hằng tháng mức 440.000 đồng/người/tháng cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có khả năng tự phục vụ bản thân. Trường hợp đối tượng thuộc diện được hưởng các mức hỗ trợ, trợ cấp, trợ giúp hằng tháng khác thì được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
Đối với chính sách hỗ trợ về y tế, Thành phố hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình cho thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo; thành viên hộ cận nghèo được công nhận thoát cận nghèo. Thời gian hỗ trợ 36 tháng kể từ tháng được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Về giáo dục, Thành phố hỗ trợ 100% số tiền đóng học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông (kể cả học sinh tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên) là thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo đồng thời thoát cận nghèo; là thành viên hộ nghèo được công nhận thoát nghèo trở thành hộ cận nghèo.
Mức hỗ trợ học phí theo mức đóng thực tế nhưng tối đa không quá mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng, tương ứng với từng vùng, từng cấp học do HĐND Thành phố quy định. Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 150.000 đồng/tháng; thời gian hỗ trợ là theo thời gian học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học và không quá 3 năm học kể từ khi thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39