-->

Ngôi nhà 2 lần được đón Bác Hồ

(LĐTĐ) Sau khi Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 23/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Lúc bấy giờ, Bác đã nghỉ và làm việc tại một ngôi nhà bí mật ở Phú Thượng trong 2 ngày trước khi vào nội thành Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Cận cảnh ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ soạn thảo "Tuyên ngôn Độc lập"
Câu chuyện về cành hoa phong lan Bác tặng
Khắc ghi bài học sau những lần gặp Bác Hồ
3100 1 5 1
Ông Công Ngọc Dũng đã hơn 20 năm làm “hướng dẫn viên” giới thiệu ngôi nhà đến mọi người (Ảnh:K.Tiến)

Ấm áp những kỉ niệm về Bác

Trong không khí của những ngày mùa thu lịch sử, chúng tôi đến thăm căn nhà đặc biệt tại địa chỉ số 6 ngõ 319 đường An Dương Vương (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Hơn 70 năm qua đi nhưng những kỉ vật, những câu chuyện về Bác tại ngôi nhà vẫn như còn vẹn nguyên. Di tích Nhà lưu niệm Bác Hồ nằm ẩn khuất bên đê sông Hồng với kiến trúc cổ, màu gạch tường đã rêu phong theo thời gian, bể nước ở góc sân được xây dựng cách đây gần một thế kỷ vẫn gần như nguyên vẹn.

Phía trước ngôi nhà khắc 4 chữ: “Trăng thanh gió mát”. Ngôi nhà gồm 5 gian, với 3 gian chính và 2 chái nhà vẫn được giữ gìn nguyên bản kiến trúc từ lúc mới xây. Hành lang dài thông cả 5 gian nhà và những ô cửa mái vòm được đắp hoa văn…

Ông Công Ngọc Dũng năm nay gần 60 tuổi, hiện là người trông coi, quản lý ngôi nhà đặc biệt này. Theo lời kể của ông, ngôi nhà được cụ Công Ngọc Lâm và cụ Nguyễn Thị An (là ông, bà nội của ông Dũng) xây dựng vào năm 1929. Đầu những năm 40 của thế kỷ 20, khi phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, cụ Nguyễn Thị An và ông Công Ngọc Kha (bố ông Dũng) hoạt động cách mạng, phục vụ kháng chiến nên ngôi nhà là nơi thường xuyên lui tới họp bàn của cán bộ Việt Minh, trong đó có đồng chí Hoàng Tùng (nguyên Bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa V).

Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành chính quyền và cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước đang bước vào giai đoạn quyết định, nhưng tình hình lúc đó vẫn còn phức tạp, do đó, địa điểm để Bác nghỉ khi từ Tân Trào về phải thật an toàn. Đồng chí Hoàng Tùng đang trực tiếp tham gia chỉ đạo khởi nghĩa ở ngoại thành Hà Nội đã chọn ngôi nhà của cụ An để làm điểm dừng chân đầu tiên khi Bác Hồ về Hà Nội. Chiều tối 23/8/1945, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí lãnh đạo về đến ngôi nhà này nghỉ và làm việc tại đây 2 ngày.

Mặc dù thời điểm năm 1945, ông Công Ngọc Dũng chưa ra đời, thế nhưng những câu chuyện về Bác Hồ ông đã được nghe bà, nghe bố kể lại đến mức thuộc từng chi tiết nhỏ. “Bố tôi kể lại, chiều tối 23/8/1945, cụ Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng về đến ngôi nhà này. Nhưng khi đó, cả nhà không ai biết là cụ Hồ bởi ông Hoàng Tùng chỉ nói có các đồng chí từ chiến khu mới về, nghỉ ở đây mấy hôm. Lúc bấy giờ, trông Bác rất gầy.

Dùng bữa tối xong, Người thường làm việc ngay, gõ máy chữ lạch cạch đến tận đêm khuya, sáng hôm sau dậy sớm đi tập thể dục ở quanh bờ ao. Chiều 25/8, Bác gặp mọi người trong nhà cảm ơn và chào tạm biệt vì phải đi công tác, hẹn lần sau gặp lại”, ông Dũng kể lại.

Ngày 2/9, hòa trong không khí tưng bừng của cả nước, gia đình cụ An cũng ra quảng trường Ba Đình dự mít tinh. Dù được nghe giọng nói rất quen, nhưng không ai nhận ra ông cụ hôm trước là người đứng trên lễ đài đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Chỉ đến khi về nhà, ông Hoàng Tùng tiết lộ thì mọi người trong nhà mới oà lên, vậy là người ở nhà mình hôm trước chính là cụ Hồ.

Mọi người vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra cụ Hồ sớm hơn. Rồi hơn một năm sau, vào tháng 11/1946, trên cương vị Chủ tịch nước, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn dành thời gian về thăm lại gia đình cụ An như đã hứa. Bác ở lại làm việc, trò chuyện với mọi người gần hết một ngày.

3135 2 6
Ngôi nhà vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc như khi đón Bác Hồ năm 1945 (Ảnh: K.Tiến)

Giữ gìn và tiếp nối những giá trị lịch sử

Cứ thế, những kỉ niệm về Bác cứ âm thầm lan tỏa và trở thành niềm tự hào của gia đình ông Dũng bao năm qua. Năm 1996, vợ chồng ông Dũng đã tự nguyện hiến toàn bộ phần đất sân và ngôi nhà lưu niệm cho Nhà nước. Những vật dụng gắn với kỷ niệm khi Bác Hồ về dừng chân năm nào vẫn được gia đình giữ nguyên vẹn.

Đó là bộ tràng kỷ gỗ đã bóng lên theo thời gian, nơi Bác ngồi làm việc, hai chiếc phản gỗ, chiếc chậu đồng Bác sử dụng, máy đánh chữ của Bác…Ở gian giữa ngôi nhà là một bàn thờ có ảnh Bác Hồ, lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và câu khẩu hiệu: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”.

Thậm chí, cây hoa mộc trước cửa, được trồng từ khi dựng nhà, cũng được ông nâng niu, chăm sóc đến tận bây giờ, bởi nó gắn với kỷ niệm của nhiều thế hệ trong gia đình với Bác Hồ. Phần đất bên cạnh, gia đình ông Dũng xây dựng một ngôi nhà mới để tiện trông nom, chăm sóc và đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan.

Cũng từ đó, ông Công Ngọc Dũng trực tiếp làm hướng dẫn viên không công để tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm ngôi nhà. Mới gần đây, vợ chồng ông được nhận trợ cấp hàng tháng từ Nhà nước cho công việc này, tuy nhiên, ông Dũng chia sẻ, động lực để ông làm việc này chính là niềm tin yêu đối với Bác Hồ và mong muốn lưu giữ lại những kỉ vật, kí ức của cha ông trong những ngày tháng chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc…

Bên cạnh việc giữ gìn những kỉ vật, ông Dũng cũng bỏ nhiều tâm sức sưu tầm những tư liệu, hiện vật về Bác Hồ, về lịch sử, về các hoạt động cách mạng để trưng bày trong nhà. Ông Dũng cũng cho biết, lúc bố ông còn sống, cứ vào ngày 23/8 hằng năm là ngày họp mặt gia đình để ôn lại kỷ niệm về Bác. Hiện nay, gia đình ông vẫn tiếp tục duy trì truyền thống ấy với niềm tự hào riêng và mong muốn lan tỏa cho mọi người để cùng nhau phấn đấu, học tập làm theo Bác.

Được biết, trong dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuối tháng 8/2019, ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị An đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Ngôi nhà được đón rất nhiều lãnh đạo Trung ương và Hà Nội về thăm. Uỷ viên Bộ Chính trị- Bí thư Thành Ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đã ghé thăm ngôi nhà và để lại những dòng bút tích: “Nơi đây xứng đáng là địa chỉ đỏ, là di tích lịch sử cách mạng quan trọng, là địa điểm để sinh hoạt chính trị và giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn trân trọng và cảm ơn những đóng góp của gia đình cụ Nguyễn Thị An đối với cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh...”.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động