Ngôi chùa mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn cuối thế kỷ 19
Độc đáo ngôi chùa lưu giữ 60 pho tượng Phật cổ | |
Độc đáo kiến trúc chùa Thanh Nhàn | |
Chùa Kim Cổ - Một trong Thăng Long tứ quán của Hà Nội xưa |
Theo văn bia “Quang Hoa Tự Thập Phương Bi” còn lưu giữ tại đây thì chùa Quang Hoavốn nằm trên đất của thôn Quang Hoa ở phía tây thôn Thiền Quang và phía bắc hồ Bảy Mẫu. Tấm bia đá này được khắc năm Tự Đức thứ 12, có chép việc dân thôn Pháp Hoa góp công đức dựng chùa vào năm 1860.
Những năm 1933-1934, chính quyền thực dân Pháp đã lấy hết đất đai của cả 3 thôn nói trên để tiếp tục xây nhà mở phố và nhiều hộ dân sở tại đã dời chuyển đi nơi khác.
Chùa Quang Hoa nằm trên phố Trần Bình Trọng |
Các thôn cũ đó nay không còn dấu vết gì ngoài 3 ngôi chùa Pháp Hoa, Thiền Quang, Quang Hoa, được quy tập về thành một cụm di tích nằm liền kề nhau và mang những số nhà lẻ ở cuối phố Trần Bình Trọng, đối diện đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
Cụm ba ngôi chùa Quang Hoa, Thiền Quang và Pháp Hoa có địa thế rất đẹp vì ở ngay ven bờ tây của hồ Thiền Quang. Đường đến đây cũng tiện lợi nhờ có bến xe buýt ở giữa Rạp Xiếc Trung ương và cổng chính của Công viên Thống Nhất.
Chùa Quang Hoa quay mặt về hướng nam, từ phố Nguyễn Du có thể nhìn thấy rõ vườn sau. Tam quan gồm gác chuông và 3 cổng được mở ra hè phố Trần Bình Trọng ở hướng tây. Du khách bước qua cổng bên phải sẽ đi vào một con ngõ có tường ngăn với khuôn viên chùa Thiền Quang.
Theo con ngõ rồi quặt sang trái ta sẽ đến một cửa ngách dẫn vào sân sau, phía bên trái cửa ngách lại có một hành lang ngắn dẫn vào cửa nhỏ thông với thiêu hương. Tòa tam bảo kết nối theo hình chuôi vồ với tiền đường rộng 7 gian và hậu cung sâu 5 gian (gồm thiêu hương và thượng điện).
Sân trước tiền đường rộng rãi, có hòn non bộ với tượng Quan âm Bồ tát và một nhà bia. Sân sau giáp với nhà Tổ, nhà Mẫu và hai dãy nhà ngang, mỗi nếp nhà đều
Chùa Quang Hoa giữ được nhiều di vật quý, đặc biệt là các pho tượng Phật giáo mang đậm phong cách nghệ thuật của thời Nguyễn cuối thế kỷ 19. Ngoài ra còn có một tấm bia đá dựng năm 1880 có ghi chép về việc xây dựng chùa. Đặc biệt, cổng chùa có mấy câu đối độc đáo với tên chùa luôn xuất hiện ở vị trí đầu hoặc giữa trong 2 vế đối.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30