--> -->

Nghịch lý giảm giá xăng, tăng giá hàng tiêu dùng

Giá xăng dầu giảm liên tiếp từ tháng 7 đã khiến các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng “nhẹ gánh”.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng “leo thang” theo giá xăng Chuỗi cung ứng ngắn: “Chiếc gậy thần” góp phần xoá bỏ trung gian ở hệ thống phân phối

Hàng tiêu dùng chế biến sẵn và dịch vụ vẫn tăng giá

Từ tháng 7 đến nay, giá xăng dầu đã giảm khoảng 30% so với lúc cao điểm nhất. Thế nhưng hơn 2 tháng qua, nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng theo giá xăng lại vẫn giữ ổn định giá hoặc tăng thêm. Báo cáo cập nhật tình hình giá tháng 9-2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9-2022 tăng 0,18% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, trong đó lương thực giảm nhẹ 0,08% còn thực phẩm lại tăng 0,16%; ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,32%. Dù hầu hết các loại gạo đều giảm giá trong tháng nhưng một số loại lương thực chế biến sẵn vẫn tăng giá như: bánh mỳ tăng 0,66%; bột ngô tăng 0,4%; miến tăng 0,29%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,28%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,13%.

Nghịch lý giảm giá xăng, tăng giá hàng tiêu dùng ảnh 1
Giá thịt lợn có xu hướng giảm nhẹ trong khi hàng hóa khác vẫn đứng yên

Chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 9-2022 cũng tăng 0,16% so với tháng trước. Theo đó, thịt gia cầm tăng 0,04%, trong đó giá thịt gà tăng 0,07%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 0,7%; giá trứng các loại tăng 0,4%; Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,17% mà cụ thể là cá tăng 0,14%; tôm tăng 0,24%; Thủy sản chế biến tháng 9 tăng 0,19% so với tháng 8. Tương tự, nhóm hàng rau tươi, rau khô và chế biến sẵn cũng tăng giá trung bình 1,08% so với tháng trước. Đáng kể nhất là giá cà chua tháng 9 tăng 5,37% so với tháng trước; su hào tăng 2,35%; rau dạng quả, củ tăng 1,65%; khoai tây tăng 0,68%; rau gia vị tăng 1,19%. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,27% so với tháng trước; sữa, bơ, pho mát tăng 0,24%; đường, mật tăng 0,26%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,31%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,09%.

Cơ quan thống kê cũng chỉ ra, các nhóm hàng như: đồ uống và thuốc lá, may mặc và giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình đều tăng giá khá cao. Cụ thể là giá giường, tủ, bàn ghế tăng 0,2%; máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 1,18%; ổn áp điện tăng 0,18%; nồi cơm điện tăng 0,36%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,23%; tủ lạnh tăng 0,15%… Kéo theo các mặt hàng cụ thể này tăng giá thì dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, du lịch, vui chơi giải trí đều tăng giá. Nói cách khác, hầu hết các mặt hàng liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản nhất là ăn, mặc, ở của con người đều tăng giá.

Để giữ ổn định thị trường, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo điều tiết hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ, y tế, giáo dục… thực hiện trợ cấp xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn để giảm tác động.

Cơ quan thống kê cho biết, nguyên nhân tăng giá của các nhóm hàng trên chủ yếu do nguyên liệu đầu vào tăng hoặc do nhu cầu mang tính thời điểm, chẳng hạn như đầu năm học mới, nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép gia tăng. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam, như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại. Nhưng trong tháng 9, đà tăng giá của nguyên liệu nhập khẩu đã giảm, áp lực tăng giá hàng hóa cũng nhẹ hơn. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu trong nước. Nhưng giá xăng dầu đã giảm khoảng 30% so với lúc cao điểm mà giá hàng hóa vẫn đứng yên hoặc tăng giá là chưa hợp lý.

Áp lực đặt lên người tiêu dùng

Bình luận về diễn biến giá cả này, một chuyên gia về thị trường nói: “Doanh nghiệp qua 2 năm đối mặt với dịch bệnh cũng trải qua rất nhiều khó khăn, giờ mới khôi phục sản xuất lại gặp đà tăng giá, giờ chi phí có giảm thì cũng không dễ gì họ giảm giá ngay được. Tuy nhiên, giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào tăng thì họ gấp rút tăng giá, còn ngược lại khi chi phí sản xuất giảm mà họ không điều chỉnh giảm thì chưa công bằng với người tiêu dùng”. Theo vị chuyên gia này, việc doanh nghiệp tăng từng bước giá hoặc giữ ở mức cao, không gây đột biến thì rất khó để xử phạt. Điều này dẫn đến tình trạng kéo dài lâu nay là giá cả đã tăng thì khó giảm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương khi nói về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng cho hay, duy trì quỹ này là cần thiết để kìm hãm việc giá xăng tăng sốc, từ đó tác động đến giá cả hàng hóa. Bởi lẽ ở Việt Nam có tình trạng giá hàng hóa đã tăng là không giảm.

Giá xăng dầu giảm liên tiếp từ tháng 7 đã khiến các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng “nhẹ gánh”. Chi phí nhiên liệu giảm rõ rệt. Tuy nhiên, giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác vẫn tăng hoặc giữ ở mức cao là áp lực với người dân. Chị Hoàng Thu Huệ (ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi lần đổ xăng xe máy tôi thấy giảm tiền rõ rệt, nhưng các hàng hóa khác vẫn tăng. Đầu năm học mới có thêm nhiều khoản chi cho các con, trong khi thu nhập của tôi từ công ty may mắn giữ nguyên. Cứ như thế này thu nhập sẽ không cáng đáng nổi đà tăng giá”.

Cùng chung nỗi lo này, chị Hiền Lương (ở Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Giá xăng dầu giảm rõ rệt mà hàng hóa không giảm là vô lý. Chi tiêu tăng nên tôi phải nghĩ việc làm thêm. Ngoài giờ làm, tôi còn nhận ship hàng để có thêm chi phí”.

Theo đại diện truyền thông một hệ thống siêu thị lớn, hiện các nhà cung cấp chưa thông báo điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, để chia sẻ với khó khăn của người tiêu dùng, siêu thị cũng đề nghị nhà cung cấp phối hợp để chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng. “Dù vậy, có mặt hàng giảm giá thì khách hàng cần ngay, có mặt hàng không quá thiết yếu nên không phải ai cũng được hưởng ưu đãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với nhà cung cấp với diễn biến giá cả hiện nay” - đại diện siêu thị cho biết.

Dự báo của Tổng cục Thống kê cho biết, các tháng cuối năm, giá cả nhóm hàng thực phẩm có thể tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao và giá nguyên liệu đầu vào, thức ăn chăn nuôi chưa có xu hướng giảm. Theo đó, áp lực chi tiêu vẫn nặng gánh với người tiêu dùng. Để giữ ổn định thị trường, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo điều tiết hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ, y tế, giáo dục… thực hiện trợ cấp xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn để giảm tác động.

Theo Hà Linh/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/nghich-ly-giam-gia-xang-tang-gia-hang-tieu-dung-post518633.antd

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Giá vàng thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư ồ ạt chốt lời. Trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng cũng đang giảm mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Hôm nay (25/7), giá dầu thế giới tăng do thị trường lạc quan với tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ và sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong lượng tồn kho dầu thô tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,33 USD/thùng, tăng 1,23%, giá dầu WTI ở mốc 66,17 USD/thùng, tăng 1,43%.
Xăng hạ giá, dầu lại  "bật tăng" từ 15h ngày 24/7

Xăng hạ giá, dầu lại "bật tăng" từ 15h ngày 24/7

Chiều 24/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều hành định kỳ. Theo đó, giá xăng tiếp tục giảm phiên thứ hai liên tiếp, trong khi các mặt hàng dầu đồng loạt tăng nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Tỷ giá USD hôm nay (24/7), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ, hiện ở mức 25.177 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,19%, xuống mức 97,21.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động