-->

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường

Đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn...
Vì sao đã đấu thầu nhưng giá vàng chưa "hạ nhiệt"? Phải kéo giảm giá vàng

Đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) đồng tình với báo cáo của Chính phủ đã chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế.

Đề cập đến câu chuyện giá vàng tăng quá bất thường, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng đây là yếu tố cần lưu tâm. Đại biểu đánh giá, giá vàng tăng quá bất thường, giá vàng thế giới tăng thì trong nước tăng, nhưng giá vàng trong nước càng ngày càng chênh lệch lớn, tách biệt quá xa so với thị trường thế giới.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại tổ.

Khi giá vàng tăng cao, sẽ tác động đến rất nhiều yếu tố, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Người dân sẽ không đầu tư lĩnh vực khác, không gửi tiền vào ngân hàng nữa, chuyển sang xếp hàng mua vàng, rõ ràng đây là vấn đề. Do vậy Nhà nước cần thiết phải kịp thời xử lý, điều hành.

Vấn đề là phải đưa giá vàng trong nước ngang với liên thông thế giới, về mặt dài hạn, phải sửa đổi Nghị định 24/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng, vì chính Nghị định này đang sinh ra tác động ngược.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, các giải pháp trước mắt cũng cần phải rất linh hoạt. Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nêu nghịch lý khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu, thì ngay sau đó giá vàng lại tăng vọt. Từ kết quả này, đại biểu cho rằng, việc đấu thầu còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn, giải pháp đấu thầu đã không đạt mục tiêu hạ nhiệt giá vàng trong nước.

Vì giá sàn đã cao hơn giá thị trường, nên khi người trúng thầu bán ra phải bán cao hơn nữa nên giá vàng trong nước lại tăng lên. Mục tiêu lúc này không phải là giảm giá.

Nếu mục tiêu để giảm giá vàng trong nước với giá vàng thế giới thì giá tham chiếu đấu giá bằng giá vàng thế giới cộng thuế, phí cộng nhu cầu và phải đấu thầu ngược, tức là anh nào mua vàng xong phải bán sát nhất với giá tham chiếu khi đề xuất đấu thầu...

Cùng đề cập vấn đề giá vàng, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, Nghị định 24/NĐ-CP đã hết giá trị lịch sử cần được sửa đổi. Theo đại biểu, giá vàng rất quan trọng bởi khi giá vàng biến động sẽ ảnh hưởng nhiều đến bài toán về tỷ giá.

Nếu đầu tư chạy theo vàng quốc tế có khi mất nhiều hơn được, và có thể nguy cơ “vàng hóa” nền kinh tế như trước đây. Do đó, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị cần có đánh giá nhiều khía cạnh, có chính sách quản lý chặt chẽ thị trường vàng để giảm thiểu ảnh hưởng đến tỷ giá.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cũng cho rằng, việc quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng biến động mạnh, chênh lệch lớn giữa giá trong nước và thế giới, dẫn đến buôn lậu vàng diễn biến phức tạp, làm chảy máu ngoại tệ, có khả năng tác động tiêu cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định về quản lý thị trường vàng hiện hành cần phải sửa đổi sớm để ổn định thị trường
Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu thảo luận.

Vì vậy, cần có giải pháp dài hạn để quản lý ổn định thị trường vàng. Nên chăng, theo đại biểu, đã đến lúc bỏ độc quyền vàng miếng và nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, sửa đổi Nghị định của Chính phủ để cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu và in vàng miếng dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước...

Xem lại chính sách về điều hành lãi suất

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề cập đến lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Đại biểu phân tích, lãi suất rất thấp khiến người dân không mặn mà gửi tiết kiệm, mà dùng tiền đấy đầu tư, có thể đầu tư vàng, bất động sản… Do đó, cần phải xem lại chính sách về điều hành lãi suất của ngân hàng, cần phải có sự linh hoạt.

“Chúng ta đều biết rằng, ngân hàng cần phải giảm lãi suất cho vay, nhưng có phải giảm đến mức mà lãi suất huy động quá thấp như thế để chúng ta không huy động được vốn vào nền kinh tế hay không? Tôi cho rằng như vậy cũng không phải là tốt”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, lãi suất cho vay phải xác định ở một mức hợp lý và lãi suất huy động cũng phải trên mức dự báo về lạm phát. Lãi suất huy động phải từ 5-6% mới có thể duy trì được, mà lãi suất huy động 5-6% thì lãi suất cho vay phải đến khoảng 8%.

Mức lãi suất này không phải là vấn đề khó với doanh nghiệp, vấn đề là doanh nghiệp có tiếp cận được không, có khả năng hấp thụ được không chứ không phải vấn đề là phải hạ lãi suất của doanh nghiệp; và cũng đừng có đẩy lãi suất lên cao trên 10% như trước đây.

“Nếu chúng ta duy trì được lãi suất cho vay ổn định khoảng 7-8%, các doanh nghiệp có khả năng hấp thụ sẽ sẵn sàng chấp nhận, sẽ đảm bảo cân bằng được điều hành lãi suất và lạm phát”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu ý kiến.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động