Nghệ thuật đích thực luôn được trân trọng
![]() | Người “gom” những vẻ đẹp bình dị |
![]() | Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật |
Những dấu ấn nghệ thuật
Tự nhận là nghệ sĩ bình dân, đam mê ca hát, nhưng nhìn vào các giải thưởng mà NSƯT Việt Hoàn được tặng trong 25 năm làm nghệ thuật, chắc chắn mọi người sẽ đều nể phục. Giải Nhất đơn ca toàn tỉnh Thái Bình năm 1985, lúc đó anh 18 tuổi, có lẽ là kỷ niệm mà Việt Hoàn chẳng thể quên.
Cũng trong năm đó, anh được tuyển vào Đội Văn nghệ của Công an TP.Hải Phòng. Tại đây, anh đã mang về cho đoàn nhiều thành tích đáng nể trong các cuộc thi, hội diễn sân khấu, ấn tượng nhất là giải Đặc biệt “Tiếng hát Làng Sen năm 1990” tổ chức tại Nghệ An, mừng 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chủ tịch.
![]() |
Nghệ sĩ ưu tú Việt Hoàn. |
Năm 1997, được sự khích lệ của NSND Lê Dung, Việt Hoàn đăng ký thi vào Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Kể từ đây, anh xác định chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp, nghiêm túc với môi trường đào tạo cổ điển, được học tập bài bản với những người thầy đáng kính. Anh đã dần say mê các ca khúc cách mạng, dòng nhạc chính thống từ lúc nào không hay.
Tốt nghiệp loại xuất sắc Nhạc viện năm 2001, Việt Hoàn đầu quân về Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tại đây, anh liên tiếp giành được nhiều HCV, HCB trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Tới năm 2006, Việt Hoàn được phong tặng danh hiệu NSƯT. Với Việt Hoàn, anh luôn tâm niệm rằng: Không được ngủ quên trên chiến thắng và sự ghi nhận đó khích lệ anh phải nỗ lực, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Gia đình là chỗ dựa quý giá
Trong 25 năm gắn bó, cống hiến cho nền âm nhạc, Việt Hoàn cũng đã trải qua nhiều thử thách khó khăn trong cuộc sống. Trước khi theo học Nhạc viện, anh chỉ là một nghệ sĩ nghiệp dư, hát theo bản năng, nên khi đến với môi trường học tập chuyên nghiệp, bài bản, đòi hỏi chuẩn chỉnh về kỹ thuật, anh đã được các thày, cô uốn nắn, chỉnh sửa khẩu ngữ, âm vực, nhả chữ, lấy hơi cho anh rất nhiều.
Năm tháng học tập ở Hà Nội, gia đình anh ở quê cũng không có điều kiện dư giả gì, anh phải đi làm thêm nhiều việc như: Đi hát phòng trà, tích góp tiền để có thể mở quán karaoke nho nhỏ để kiếm thêm tiền lo học phí, sinh hoạt hằng ngày. Có lúc thấy khó khăn, mệt mỏi, nản và oải lắm, nhưng có lẽ tình yêu nghệ thuật cháy bỏng đã giúp anh vượt lên tất cả.
Năm 2001, Việt Hoàn đầu quân về Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Tại đây, anh liên tiếp giành được nhiều HCV, HCB trong các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Tới năm 2006, Việt Hoàn được phong tặng danh hiệu NSƯT. |
Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật biết bao buồn vui đã nếm trải, kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là lần lưu diễn đầu tiên ở nước ngoài khi có nhiều bác cao niên đã lên sân khấu hát cùng anh ca khúc “Đường chúng ta đi”. Mặc dù họ xa Việt Nam rất lâu, vậy mà khi hòa giọng vào nhạc phẩm họ đã thổi vào từng câu, từng lời với mọi cung bậc cảm xúc, cùng những giọt nước mắt hạnh phúc vì được hát bằng tất cả trái tim hướng về quê hương, đất nước thân yêu.
Trong năm 2016, Việt Hoàn đã phát hành allbum5 “Quê hương tình yêu” song ca cùng với Thu Hà (Sao Mai) và được khán giả nhiệt tình đón nhận. Hiện anh đang ấp ủ một đêm live kỷ niệm 25 năm chặng đường âm nhạc của riêng mình. Trong câu chuyện với chúng tôi, NSƯT Việt Hoàn không quên nhắc đến những người anh em, đồng nghiệp thân thiết, như các ca sĩ Đăng Dương, Trọng Tấn đã cùng anh làm nên bộ ba với những tác phẩm cách mạng truyền thống in đậm dấu ấn trong lòng công chúng trong nhiều năm qua. Năm 2018 cũng là thời điểm đánh dấu kỷ niệm 20 năm kết hợp của tam ca này, nên có thể sẽ có một liveshow cho ba anh em. Anh chia sẻ: “Đây là món quà tri ân đến khán giả, luôn ủng hộ, động viên dành tình cảm yêu mến cho chúng tôi”.
Khi được hỏi về cuộc sống gia đình, ánh mắt Việt Hoàn ngời lên rạng rỡ. Anh thấy mình may mắn có người vợ tuy trẻ hơn anh nhiều tuổi, nhưng gần 10 năm qua đã luôn kề vai sát cánh cùng anh chia ngọt sẻ bùi, nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi và thay anh gánh vác mọi việc đối nội, đối ngoại chu toàn. Anh tâm sự, gia đình là động lực cho mình lao động, cháy hết mình với nghệ thuật, và khi mệt mỏi, gia đình là chỗ dựa tinh thần quý giá nhất, là chốn đi về ấm áp không gì đánh đổi được.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Kiều Phú chăm lo nhà ở cho người có công với cách mạng

Hà Nội thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm

Mạnh tay xử lý xe 3 gác, 4 bánh tự chế tại TP.HCM

Thủ tướng: Quảng Trị cần phát huy khác biệt “không nơi nào có được”, vươn lên mạnh mẽ hơn

Tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La

Mỹ Linh, Văn Mai Hương và dàn sao hội tụ trong đêm nhạc tri ân Công an Hà Nội

Canh giấc ngủ cho các anh trong lòng đất mẹ
Tin khác

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Văn hóa 27/07/2025 06:48

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
Văn hóa 26/07/2025 22:40

Gặp gỡ tác giả "Cuộc phiêu lưu của Bella và Harry"
Văn hóa 26/07/2025 22:27

Triển lãm “Cửa Nam giao hòa”: Nơi di sản được kể lại bằng hình ảnh
Văn hóa 26/07/2025 15:03

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc
Văn hóa 26/07/2025 11:31

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động
Văn hóa 26/07/2025 10:06

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09