-->

Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch

(LĐTĐ) Sáng nay (17/11) Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp Công ty Cổ phần Nghệ thuật sáng tạo Ong Vàng tổ chức Hội thảo khoa học “Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch”.
Không gian công cộng phải thật sự dành cho chính người dân Để Hà Nội luôn xanh và đáng sống Thúc đẩy du lịch Thủ đô qua kiến tạo không gian công cộng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết: Nghệ thuật công cộng là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây một phần bởi nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội đáng sống, hình thành nên những công dân biết yêu cái đẹp, hướng đến tính thiện và chia sẻ yêu thương. Phần khác là bởi các không gian công cộng chính là điểm nhấn của một đô thị, tôn vinh giá trị chính trị, văn hóa và đặc biệt là lợi ích thiết thực về kinh tế.

Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch
Toàn cảnh Hội thảo "Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch"

Hội thảo là diễn đàn kết nối, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với mục đích giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật và kinh tế nói chung, nghệ thuật công cộng và tính hấp dẫn của điểm đến nói riêng.

Chia sẻ với chủ đề “Thực trạng mỹ thuật công cộng ở Việt Nam gắn kết với du lịch”, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên – Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay thẩm mỹ không gian công cộng ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập, đang là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội và giới chuyên môn. Cụ thể, các tác phẩm mỹ thuật hoành tráng, mỹ thuật trang trí kiến trúc, công viên, đường phố phần lớn chưa phù hợp với không gian điểm đặt, chất lượng nghệ thuật không cao và chưa tạo thành những điểm nhấn, biểu tượng cho trung tâm đô thi hay tạo nên thẩm mỹ cho các công trình công cộng;

Các bảng hiệu quảng cáo, tranh cổ động, trang trí các công trình kiến trúc, bích họa đường phố, hệ thống đèn trang trí, chiếu sáng, thiết bị vui chơi ở các công viên bố trí chưa hợp lý, thiếu thẩm mỹ… đang có những ảnh hưởng không tốt đối với thẩm mỹ môi trường công cộng, cảnh quan đô thị, khu vui chơi giải trí, khu di tích lịch sử, văn hóa ….và không có sự tương đồng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiện nay cả nước có hơn 500 công trình mỹ thuật hoành tráng và chủ yếu là điêu khắc lớn nhỏ được phân bố đều ở khắp nơi và hầu như ở các địa phương, tỉnh, thành phố nào cũng có. Cũng như quy hoạch đô thị, nhà nước cần có chính sách quy định cụ thể về sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan quy hoạch, kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa… trong quá trình thiết kế và quản lý không gian văn hóa cảnh quan công cộng.

Nghệ thuật công cộng kiến tạo điểm đến du lịch
Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ về dự án Không gian công cộng phố đi bộ Phùng Hưng

Ở một khía cạnh khác liên quan đến nghệ thuật công cộng, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch. Bản thân di sản văn hóa không phục vụ du lịch, sản phẩm du lịch văn hóa cần được phát triển sao cho sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm văn hóa của khách du lịch. Để hiện thực hóa tiềm năng của một tài sản di sản, tài sản đó cần được chuyển đổi và phát triển thành một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách rõ ràng bởi du khách.

Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp về việc chuyển đổi này, dựa trên các phân tích và đánh giá về các loại hình diễn xướng dân gian như chèo, quan họ, chầu văn, xẩm, ca trù, xoan, tuồng, trống quân, bài chòi, cải lương… có thể trở thành nghệ thuật công cộng và phục vụ phát triển du lịch. “Để có thể tối ưu hóa, đa dạng hóa các mô hình nghệ thuật công cộng diễn xướng dân gian cần phải nghiên cứu và thử nghiệm các thay đổi, sáng tạo về không gian, trình diễn, nội dung theo hướng gia tăng tính linh hoạt, tính động trong biểu diễn, sự dễ dàng thẩm nhận về mặt trực giác, tính tương tác giữa người biểu diễn, phục trang, đạo cụ với người thường thức của diễn xướng dân gian, chú ý đến nhưng giới hạn của sự thay đổi, sáng tạo đó”, Tiến sĩ Trịnh Lê Anh đưa ra giải pháp.

Phương hướng nào để nghệ thuật công cộng gắn kết các điểm đến du lịch? đó là vấn đề mà các nhà khoa học, các nhà văn hóa đưa ra thảo luận. Xuất phát từ thực tiễn, Thạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn (Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã đặt ra vấn đề chất lượng đồng bộ của các dự án nghệ thuật công cộng (chất lượng nghệ thuật, môi trường cảnh quan tổng thể, ý thức văn hóa của cộng đồng) và vai trò của nó trong quyết định khả năng thu hút khách du lịch. Họa sĩ cũng nêu ra tình hình thực trạng về nhệ thuật công cộng hiện nay và các giải pháp giúp kiến tạo điểm đến du lịch, khắc phục những hạn chế và xây dựng môi trường nghệ thuật ở Hà Nội.

“Một dự án nghệ thuật công cộng khi được thực hiện thành công sẽ tạo nên các hiệu quả cộng hưởng đi kèm sau đó, không chỉ nâng cao thẩm mỹ văn hóa chung cho cộng đồng mà còn nâng cao ý thức tôn trọng các tác phẩm nghệ thuật giúp ích cho việc giáo dục nghệ thuật”, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn khẳng định.

Tại phiên toàn thể và phiên thảo luận, các đại biểu đã nêu lên các vấn đề liên quan đến thực trạng về Nghệ thuật công cộng, chủ trương chính sách, định hướng phát triển. Trong đó, các chủ đề về thành công, hạn chế của nghệ thuật công cộng tại Việt Nam hiện nay; các giải pháp để nghệ thuạt công cộng gắn kết điểm đến du lịch, cũng như những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam đặc biệt được chú trọng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng phụ trách trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Cái đẹp trong môi trường sinh sống với nghĩa rộng là không gian cuộc sống quanh chúng ta đang sống và tồn tại với mối tổng hòa của các yếu tố: chất liệu, hình khối, màu sắc, không gian, ánh sáng… cái đẹp của sự kiến tạo môi trường sống đó tạo nên những điều kiện không gian sống cho con người được hưởng thụ, cao hơn là tạo nên mối liên kết giữa văn hóa – nghệ thuật với du lịch.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

(LĐTĐ) Những ngày đầu Xuân năm mới, đông đảo khách thập phương đến khu di tích lịch sử Đền Trần - chùa Phổ Minh (Lộc Vượng, Nam Định) chiêm bái và vãn cảnh đầu xuân. Đây là một nét đẹp và cũng là thói quen không thể thiếu trong những ngày đầu năm của nhiều người dân thành Nam.
Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm

(LĐTĐ) Ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ (ngày 30/1/2025), đông đảo người dân ở thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nô nức đến các điểm vui chơi, điểm tâm linh như chùa Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ, đập thủy điện Hòa Bình, quảng trường trung tâm Thành phố… du Xuân, cầu bình an.
Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới

Đưa Du lịch Thủ đô vươn tầm cao mới

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch Thủ đô với nhiều thành tựu ấn tượng. Không chỉ đón hơn 25 triệu lượt khách ngay trong 11 tháng năm 2024, Hà Nội còn được vinh danh tại nhiều giải thưởng du lịch quốc tế uy tín. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch đêm và chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc như Lễ hội Áo dài, Lễ hội Quà tặng Du lịch… đã tạo dấu ấn riêng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Để làm rõ hơn về những thành tựu nổi bật cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với bà Đặng Hương Giang - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội nhân dịp đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025.
Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan

Tuyết phủ trắng đỉnh Fansipan

(LĐTĐ) Đợt không khí lạnh cực mạnh trong dịp cận Tết Nguyên đán đã làm tuyết rơi, phủ trắng lối đi và cây cỏ trên đỉnh Fansipan.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu

Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ngành Du lịch Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu tăng trưởng năm 2024, với hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 39,5% so với năm trước và đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm.
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng

(LĐTĐ) Mặc dù chỉ nghỉ một ngày, hoạt động du lịch Hà Nội trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã có khởi đầu ấn tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động