Nghề thủ công truyền thống Hà Nội: Sáng tạo để phát triển
Kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Vàng son một thuở kim hoàn Chuyện bảo tồn và giữ nghề truyền thống |
Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, nơi đây là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương mà dấu ấn ngành nghề còn lưu lại đậm nét trên tên các tuyến phố.
Khu phố cổ Hà Nội là di tích lịch sử Quốc gia, vì vậy việc bảo tồn giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn liền với nơi đây là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đó, việc duy trì và phát triển các nghề truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội vừa là nhiệm vụ, vừa là cơ hội của người dân và tất cả các cơ quan hữu quan.
![]() |
Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển”. (Ảnh: Bảo Thoa) |
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Phạm Tuấn Long - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bao quát 12 lĩnh vực như: Nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, du lịch, văn hóa,... gồm cả thủ công mỹ nghệ vốn là thành tố quan trọng của văn hóa, là nền tảng cho đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch văn hóa.
Về phía thành phố Hà Nội, Đề án Phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô đã coi phát triển ngành thủ công mỹ nghệ - làng nghề truyền thống trở thành ngành “công nghiệp sáng tạo” có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các chuyên gia đánh giá, nghề thủ công truyền thống Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để được kỳ vọng là một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa khác phát triển.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các nghề thủ công truyền thống đang đứng trước rất nhiều thách thức như: Sự cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có giá thành thấp, thiếu nguồn nhân lực kế thừa ở các làng nghề, vấn đề nguyên liệu, sản phẩm, giá thành cao, marketing và thị trường tiêu thụ hạn chế,... Phố nghề, nghề trên phố cổ, kinh doanh và sản phẩm du lịch của quận Hoàn Kiếm không đứng ngoài các vấn đề đó.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị, khôi phục hoạt động của các phố nghề, phố chuyên doanh trong khu phố cổ Hà Nội (phố Hàng), tiềm năng của làng nghề truyền thống trong và xung quanh Hà Nội thì cần phải phát huy nội hàm giá trị của những sản phẩm truyền thống và thiết kế sáng tạo để đổi mới và phát triển. Nghề thủ công truyền thống đang cần sự kết nối và tiếp sức của các nhà thiết kế, các nhà đầu tư và đội ngũ doanh nhân để mỗi sản phẩm thủ công truyền thống mang trong mình thông điệp di sản có tính đại diện của từng địa phương và khu vực.
![]() |
Làm sao để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưa chuộng. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
“Thông qua mỗi sản phẩm thủ công, chúng ta có thể thấy được dấu ấn của môi trường tự nhiên và xã hội hòa cùng trí tuệ và tâm hồn của người thợ, rộng hơn là sự sáng tạo của cả cộng đồng. Nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm của nó trở thành một kênh lưu giữ ký ức là sứ giả cho hoạt động giao lưu văn hóa.
Vấn đề đặt ra là làm sao để các sản phẩm thủ công trở thành món quà lưu niệm được du khách ưa chuộng; sáng tạo sản phẩm mới dựa trên giá trị cốt lõi truyền thống. Giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm nguồn nguyên liệu thích ứng, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, nhãn mác đảm bảo kỹ, mỹ thuật, bắt mắt, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và quốc tế phải chăng là một giải pháp căn cốt?”, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Tuấn Long, để tháo gỡ được các vướng mắc mà nghề thủ công truyền thống đang gặp phải cần có những bước đi cụ thể, cần có phương pháp đúng, phù hợp.
Trong khuôn khổ Tọa đàm, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân và thợ thủ công, các tổ chức, cá nhân làm việc trong lĩnh vực bảo tồn và sáng tạo đã đóng góp những ý kiến về vai trò của thiết kế và sáng tạo phát triển công nghiệp văn hóa dựa trên vốn di sản; các cách thức để kết nối, liên kết giữa các bên liên quan trong quá trình sáng tạo sản phẩm cùng với các kiến giải từ lĩnh vực truyền thông và marketing đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển bền vững.
Bảo Thoa
Nên xem

Nhận định Futsal nữ Việt Nam và Nhật Bản, 10h00 ngày 13/5: Khát vọng lịch sử và cơ hội lịch sử

Phản hồi của Bộ Nội vụ về xem xét điều chỉnh lương công chức, viên chức trong năm 2025

Công đoàn Trường THCS Hợp Thanh: Gắn kết, cống hiến và lan tỏa yêu thương

“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Sáng tạo Hội thi "Môi trường xanh - Bàn tay sạch"

Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh
Tin khác

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi
Nhịp sống Thủ đô 12/05/2025 19:12

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai
Thủ đô 12/05/2025 17:00

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng
Nhịp sống Thủ đô 12/05/2025 15:59

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập
Thủ đô 11/05/2025 09:01

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Nhịp sống Thủ đô 10/05/2025 20:29

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín
Nhịp sống Thủ đô 10/05/2025 10:28

Hà Nội: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,35% dân số
Nhịp sống Thủ đô 10/05/2025 06:17

Công an thành phố Hà Nội trao quyết định cho 30 lãnh đạo cấp phòng nghỉ hưu trước tuổi
Nhịp sống Thủ đô 09/05/2025 15:12

Phát huy vai trò “Tuổi cao - Gương sáng” xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch
Thủ đô 09/05/2025 14:57

Quận Bắc Từ Liêm trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 340 đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 09/05/2025 14:45