--> -->

Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng hơn 13 tấn vàng ra thị trường

Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng 1,82 tấn vàng ra ra thị trường qua 9 phiên đấu thầu và 11,46 tấn qua việc bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024 Giá vàng nhẫn 9999 bốc hơi hơn 4 triệu đồng/lượng Giá vàng bật tăng, người dân chen nhau mua

Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo gửi các đại biểu quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đó, một nội dung đáng chú ý liên quan đến công tác quản lý, điều hành thị trường vàng.

Giá vàng tăng không loại trừ do hành vi thao túng thị trường

Về giá vàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm 2020 đến nay, giá vàng thế giới biến động rất phức tạp, khó lường theo xu hướng tăng là chủ đạo.

Tính đến sáng ngày 5/11/2024, giá vàng thế giới ở mức 2.727 USD/oz, tăng 661 USD/oz, tương đương tăng 31,99% so với đầu năm 2024 và tăng 833 USD/oz, tương đương tăng 43,98% so với cuối năm 2020.

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá vàng quốc tế tăng mạnh trong thời gian gần đây là do căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang khiến nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất ở một số nước và dự trữ vàng của nhiều ngân hàng trung ương tăng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng hơn 13 tấn vàng ra thị trường
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng 354.100 lượng vàng miếng, tương đương 13 tấn vàng ra thị trường. (Ảnh minh hoạ)

Trong nước, giá vàng biến động tăng mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới. Từ đầu năm 2024 đến tháng 6/2024, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng, đặc biệt là đối với vàng miếng SJC. Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới có những thời điểm lên đến 18 triệu đồng/lượng (tháng 5/2024).

Tại thời điểm sáng ngày 5/11/2024, giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 13,5 triệu đồng/lượng (khoảng 18%) so với đầu năm 2024.

Biến động giá vàng trong nước cơ bản phụ thuộc vào diễn biến của giá vàng thế giới và quan hệ cung - cầu trên thị trường.

Cụ thể, về phía cung: Từ năm 2014 đến năm 2023, Ngân hàng Nhà nước không tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 4/2024 đến nay, trước xu hướng tăng mạnh của giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường, hạn chế tác động đến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, ngoại hối.

Về phía cầu: Giá vàng thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, qua theo dõi của các đơn vị trong hệ thống phản ánh nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại 2 địa bàn lớn là thành phố Hà Nội, TP.HCM và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.

“Bên cạnh các lý do nêu trên, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… đã dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới”, Ngân hàng Nhà nước nhận định.

Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng

Để kéo giảm chênh lệch với giá vàng thế giới, từ 19/4/2024 đến 23/5/2024, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng (tương đương khoảng 1,82 tấn). Tuy nhiên, sau 9 phiên can thiệp theo phương thức đấu thầu, chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá thế giới vẫn ở mức cao.

Ngân hàng Nhà nước cung ứng hơn 13 tấn vàng ra thị trường
Hình ảnh người dân xếp hàng mua vàng chiều 8/11.

Để nhanh chóng kiểm soát và giảm chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang phương thức bán vàng miếng với khối lượng phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước lựa chọn 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC. Kết quả là từ ngày 3/6 đến 29/10/2024, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 44 phiên bán vàng miếng SJC trực tiếp, cung ứng ra thị trường 305.600 lượng vàng SJC (tương đương khoảng 11,46 tấn vàng).

Ngân hàng Nhà nước cho hay, trước thời điểm Ngân hàng Nhà nước thông báo chủ trương thực hiện bán vàng miếng SJC trực tiếp, vàng miếng SJC trên thị trường trong nước được mua bán ở mức 89-92 triệu đồng/lượng, chênh lệch so với giá thế giới hơn 18 triệu đồng/lượng (khoảng 25%).

Kể từ khi chính thức thông báo thực hiện phương án bán vàng miếng trực tiếp, chênh lệch giá bán vàng miếng trong nước so với giá thế giới đã giảm, hiện chỉ còn chênh khoảng 3 - 5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới (khoảng 5% - 7%).

Tiếp tục thanh, kiểm tra, đề xuất sửa đổi Nghị định 24

Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước thừa nhận hiện vẫn còn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Thị trường vẫn chưa thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối; chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành VND để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Có một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng (không ngoại trừ nguồn nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu). Hiện tượng này dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường.

Tiến hành tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng của Nhà nước theo đúng quy định, bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ

Hoà Xá: Tặng quà tri ân các gia đình thân nhân liệt sĩ

Chiều 20/7, Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Hoà Xá phối hợp với doanh nghiệp Gia đình Trí Tuệ tổ chức chương trình tri ân và tặng quà các gia đình thân nhân liệt sĩ, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
“Dịu dàng màu nắng” tập 35: Gã chồng vũ phu tìm tới nhà trọ hành hung Thảo, Phong thổ lộ tình cảm với Xuân

“Dịu dàng màu nắng” tập 35: Gã chồng vũ phu tìm tới nhà trọ hành hung Thảo, Phong thổ lộ tình cảm với Xuân

Tập 35 trong “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đẩy cao kịch tính với loạt diễn biến căng thẳng, khi gã chồng vũ phu bất ngờ xuất hiện tại nhà trọ của Thảo, gây ra cuộc ẩu đả khiến cả Nam cũng bị hành hung. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Xuân và sếp Phong dần hé lộ thêm những cung bậc cảm xúc sâu sắc.
Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.185 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,46 điểm.
Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao

Giá vàng hôm nay 21/7: Giá vàng trong nước và thế giới có tuần giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Các chuyên gia tiếp tục tỏ ra lạc quan về giá vàng trong tuần này có thể vượt mốc 3.400 USD
U23 Việt Nam vs U23 Campuchia: Khẳng định vị thế để giành ngôi đầu bảng

U23 Việt Nam vs U23 Campuchia: Khẳng định vị thế để giành ngôi đầu bảng

Trận đấu cuối cùng của bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 giữa U23 Việt Nam và U23 Campuchia, diễn ra vào lúc 20h00 ngày 22/7, không chỉ là một cuộc đối đầu mang tính chất chuyên môn mà còn là cơ hội để U23 Việt Nam khẳng định vị thế của nhà đương kim vô địch và giành ngôi đầu bảng, tiến thẳng vào bán kết. Trong khi đó, U23 Campuchia sẽ phải chiến đấu với tất cả những gì mình có để nuôi hy vọng đi tiếp.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ

Hôm nay (21/7), giá dầu thế giới tăng nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng 0,12 USD/thùng, tương đương 0,17%, giảm 0,35%, giá dầu WTI tăng 0,17 USD/thùng, tương đương 0,25%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 25.185 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,46 điểm.
Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới, giá xăng có khả năng sẽ tiếp tục giảm. Trong khi đó, giá dầu có thể tăng nhẹ.
Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhưng thị trường du lịch đã bắt đầu “nóng” lên từng ngày. Nhiều công ty lữ hành ghi nhận lượng khách đăng ký tour tăng nhanh, đặc biệt là các tour ngắn ngày và hành trình khám phá thiên nhiên, biển đảo. Năm nay, giá tour nhìn chung ổn định, nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu được tung ra sớm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lên kế hoạch nghỉ lễ.
Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ

Hôm nay (20/7), giá dầu thô thế giới giảm nhẹ do lo ngại về nguồn cung sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,23 USD/thùng, giảm 0,35%, giá dầu WTI ở mốc 67,30 USD/thùng, giảm 0,30%
Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.185 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng tuần 0,51%, lên mức 98,46.
Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (19/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (19/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ khi thị trường phản ứng trước loạt thông tin trái chiều về kinh tế và thuế quan tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,46 USD/thùng, giảm 0,04%, giá dầu WTI ở mốc 67,58 USD/thùng, giảm 0,06%.
Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/7): Giá bán USD trong nước tăng

Tỷ giá hôm nay (19/7): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng, hiện ở mức 25.185 đồng.
Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng SJC tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (19/7): Giá vàng miếng trong nước bật tăng mạnh ở cả chiều mua và bán. Giá vàng thế giới cũng tiếp đà tăng trước bối cảnh đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ.
Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (18/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giảm

Hôm nay (18/7), giá dầu thế giới đảo chiều tăng cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu có dấu hiệu hạ nhiệt, khi các nhà phân tích cho rằng mức tồn kho thấp và các rủi ro mới nổi tại Trung Đông là những yếu tố đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,97 USD/thùng, tăng 0,72%, giá dầu WTI ở mốc 67,17 USD/thùng, tăng 1,19%.
Xem thêm
Phiên bản di động