Nếu thực hiện tốt dân chủ, sẽ không xảy ra các vi phạm như vụ Việt Á
Trình Quốc hội xem xét dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào tháng 10/2022 Quốc hội thành lập Đoàn giám sát về quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 |
Ngày 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hàng loạt các bất cập trong thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được các đại biểu đề cập, phân tích, góp thêm ý kiến để Ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật.
Người dân chỉ nghe thấy thông tin mang tính chất như đồn thổi…
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho hay, ông rất tâm đắc và đồng tình với mục đích xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được đề cập trong Tờ trình của Chính phủ, nêu là "để đảm bảo quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động và trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở, cơ quan, đơn vị".
Nhìn lại những vụ đại án tham nhũng trong thời gian qua, đại biểu nhấn mạnh, mục đích này nêu ra rất xác đáng. Nếu làm tốt dân chủ ở cơ sở chắc chắn sẽ tránh được những vi phạm phải xử lý như thời gian vừa qua.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội). |
“Tôi ví dụ như vụ kit test của Việt Á. Nếu thực hiện dân chủ ở cơ sở, công khai thông tin là Nhà nước phải mua của Việt Á một kit test với giá như thế và hải quan cũng công khai thông tin là hàng tháng Việt Á đã nhập kit test từ Trung Quốc về bao nhiêu, với giá là 0,955 USD/kit test thì chắc chắn chúng ta sẽ không để cho các địa phương, các CDC các tỉnh người ta phải mua với giá như giá của Việt Á bán và sẽ không xảy ra tình trạng hàng loạt vi phạm như thời gian vừa qua”, đại biểu nói.
Theo đại biểu, nếu nhìn lại tất cả những vụ án tham nhũng, từ việc đặt máy xét nghiệm trong bệnh viện, mua bán đấu thầu thiết bị y tế, việc mua bán tài sản công hoặc kể cả mua bán vụ Mobifone thì giống nhau một điều là tất cả những vụ này đều thực hiện rất đúng các quy trình, có đầy đủ các cơ quan có chức năng như là định giá tham gia, nhiều người tham gia. Nhưng, có một điều cũng giống nhau nữa là không được minh bạch, không được công khai, không được thông tin để cho người dân biết.
Chính vì vậy, khi sai lầm thì người dân chỉ nghe thấy thông tin mang tính chất như đồn thổi với nhau, không chính thống và đến lúc sự việc xảy ra thì đồn thổi đấy lại trở thành sự thật. “Điều đó chứng tỏ nếu chúng ta công khai dân chủ để mọi người được biết thì tôi nghĩ tất cả những vụ này đều được ngăn chặn trước”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Hoàng Văn Cường, như vậy, nếu thực hiện tốt dân chủ cơ sở, công khai minh bạch để người dân biết được thông tin, nắm được mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực công trong các quyết định có liên quan đến người dân, đến cộng đồng thì chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp của người dân để mang lại kết quả, quyết định đó tốt hơn và đồng thời sẽ tránh được các sai phạm, không để nhúng sâu vào như thời gian vừa qua.
Để thực hiện tốt mục tiêu đặt ra là để quyền lực thuộc về nhân dân, đảm bảo công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý như là mục tiêu đề ra của Tờ trình Chính phủ, đại biểu cho rằng, quy chế dân chủ của chúng ta trong thời gian vừa qua dường như chưa đạt được sứ mệnh này.
Vì vậy, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải “có được một bước nâng cao vượt trội hơn hẳn so với những vấn đề của quy chế dân chủ”. Đại biểu đề xuất 2 nội dung liên quan đến công khai và phương thức công khai.
Về công khai, bất kể vấn đề gì liên quan đến quản lý các nguồn lực công, liên quan đến người dân thì cần phải công khai, trừ những vấn đề thuộc về bí mật nhà nước.
Về phương thức công khai, không nên quy định cụ thể phương án nào mà chỉ quy định mục tiêu là buộc những người quản lý có trách nhiệm phải lựa chọn được một phương thức thông tin để đảm bảo rằng tối thiểu có một tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người dân biết được thông tin này, ví dụ như 50% người dân biết được thông tin.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá). |
Quy định cụ thể việc đối thoại với nhân dân
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá) lại đề nghị nên rà soát lại nội dung chính quyền cấp xã phải công khai, nên quy định những vấn đề thực sự cần thiết và liên quan trực tiếp đến đời sống sản xuất của người dân, với nội dung cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
Về hình thức công khai, đại biểu đề nghị, để tránh việc công khai hình thức, cần rà soát lại các hình thức công khai cho phù hợp với thực tiễn để người dân tiếp cận một cách dễ dàng nhất, tránh hình thức. Cụ thể như quy định hình thức thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân xã. “Theo tôi hình thức này trên thực tế không phù hợp và khó có thể thực hiện được đối với cấp xã”, đại biểu nói.
Nhấn mạnh việc tổ chức đối thoại với nhân dân là rất quan trọng, nhưng đại biểu cho hay, việc đối thoại với nhân dân có nơi hiệu quả tác dụng chưa cao, thậm chí còn hình thức, nhất là những cuộc đối thoại lại trùng với các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Vì vậy, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị nội dung đối thoại cần phải được quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa trong luật, tập trung vào những nội dung, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) |
Thanh tra nhân dân là một chế định cực kỳ hình thức
Đáng quan tâm, đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) cho rằng: “Nếu bây giờ tôi đề nghị chúng ta không quy định về Thanh tra nhân dân nữa thì chắc sẽ nhiều ý kiến không tán thành với tôi. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chế định về Thanh tra nhân dân là một chế định cực kỳ hình thức và lâu nay chúng ta dường như bỏ quên chế định này trong Luật Thanh tra”.
Theo đại biểu, chúng ta đang gắn Thanh tra nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và gắn Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị với Công đoàn, hoạt động phụ thuộc vào Mặt trận và Công đoàn. Trong khi đó, ở cơ sở, xã, phường, thị trấn có Hội đồng nhân dân cũng là một cơ quan đứng ra để giám sát, cơ quan của người dân, bây giờ lại có Thanh tra nhân dân, ngoài ra còn có Ban Giám sát đầu tư xây dựng cơ bản nữa.
Đại biểu đặt vấn đề có cần thiết phải xây dựng một mô hình nhiều cơ quan để thực hiện chức năng giám sát và kiểm tra? “Tôi đề nghị quan tâm thêm đến vấn đề này, đặc biệt nếu chúng ta đã xác định có vai trò của Mặt trận, trong Luật Mặt trận có chương giám sát, rồi có vai trò Công đoàn thì phải hết sức cân nhắc mô hình của Thanh tra nhân dân”, đại biểu nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17