-->

Nét xưa nơi cuối nguồn sông Tô

Sông Tô Lịch ngày nay chảy từ phường Nghĩa Đô qua các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai rồi hợp lưu với sông Nhuệ tại làng Tó (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì). Dù tốc độ đô thị hóa của Hà Nội rất nhanh, nhưng nơi cuối dòng sông Tô vẫn còn nhiều làng cổ giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, ở đó người dân vẫn giữ được những nét đẹp của làng quê xưa.
net xua noi cuoi nguon song to Du lịch làng cổ ven đô, nét xưa còn đó
net xua noi cuoi nguon song to Nét xưa ở làng cổ ven đô Triều Khúc
net xua noi cuoi nguon song to
Cổng chính làng Đại Từ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai).

Vùng địa linh, nhân kiệt

Làng Thanh Liệt (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) còn khá nhiều cổng xóm, cổng ngõ và di tích đình, chùa làng nhìn ra sông. Đường hai bên sông Tô được cải tạo, trồng cây và hoa, tạo cảnh quan đẹp, trữ tình. Xã hội đổi thay, đời sống đi lên nhưng người dân nơi đây vẫn tự hào được sống ở nơi “địa linh, nhân kiệt”.

Thanh Liệt độc đáo ở chỗ một làng mà thành một xã. Trước đây làng có 10 xóm (Chùa Nhĩ, Thượng, Nội, Bơ, Giữa, Cầu, Tràng, Mụ, Vực, Văn), nay chia thành 5 thôn gồm thôn Nội, Tràng, Thượng, Văn và thôn Vực. Thanh Liệt là quê hương lão tướng Phạm Tu (476-545), bậc khai quốc công thần giúp vua Lý Nam Đế đánh giặc Lương, lập nhà nước Vạn Xuân năm 544. Khi qua đời, lão tướng được vua truy phong là Long Biên hầu, phong là Bản cảnh Thành hoàng và sắc cho dân Thanh Liệt lập miếu, đời đời thờ cúng.

Đặc biệt, Thanh Liệt còn là nơi sinh ra bậc hiền giả Chu Văn An (1292-1370), một tấm gương sáng về đạo làm thầy, được hậu thế tôn vinh là “vạn thế sư biểu” - người thầy của muôn đời. Thi đỗ Thái học sinh, song Chu Văn An không ra làm quan mà mở trường dạy học tại làng Cung Hoàng bên kia sông Tô (nay là làng Huỳnh Cung thuộc xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì). Về sau vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử Trần Vượng (sau này là vua Trần Hiến Tông). Làng Huỳnh Cung hiện vẫn giữ được tấm bia cổ và hai trụ cổng trường. Đền thờ Chu Văn An từ xưa đã được dựng ở một vị trí rất đẹp tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, nhìn ra sông Tô Lịch. Trước đền lung linh hoa cỏ và cây cổ thụ, gợi nhớ “người thầy của muôn đời” với nhiều huyền thoại. Ông Đặng Đình Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt chia sẻ: “Dân Thanh Liệt có truyền thống cần cù lao động, chăm chỉ kinh doanh, học tập. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường làng, ngõ xóm, đường phố được chỉnh trang, bảo đảm mỹ quan”.

Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, khi Chu Văn An mở trường ở làng Cung Hoàng có một chàng trai tuấn tú đến xin học. Thấy trên chỏm đầu của người này có cánh bèo tấm, thầy Chu biết đó là con vua Thủy Tề. Năm đó nắng hạn dài ngày, toàn vùng thiếu nước, có nguy cơ mất mùa. Biết là cầu mưa, cứu lúa giúp dân là làm trái ý trời, sẽ bị trừng phạt, nhưng người học trò đó vẫn không ngần ngại mà ra giữa sân trường lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi dùng bút chấm mực vảy khắp nơi, sau đó tung nghiên và bút lên trời. Lập tức trời liền đổ mưa. Hôm sau xác thuồng luồng nổi lên ở hồ Linh Đàm. Nơi nghiên mực rơi trở thành Đầm Mực (thuộc xã Đại Áng, Thanh Trì ngày nay). Còn quản bút rơi xuống làng Tó (xã Tả Thanh Oai), từ đó làng này trở thành làng hiếu học, làng văn chương, sinh ra dòng họ Ngô Thì nổi tiếng với nhóm Ngô Gia Văn phái. Để tưởng nhớ người học trò - thủy thần, dân 7 làng Bằng Liệt, Tứ Kỳ, Pháp Vân, Linh Đường (phường Hoàng Liệt), Đại Từ (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), làng Tựu Liệt (xã Tam Hiệp), làng Lê Xá (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì) đều thờ làm Thành hoàng làng, sắc phong của các triều đại tôn là Bảo Ninh Vương.

Bảo tồn, phát huy truyền thống

Cách Thanh Liệt chỉ vài trăm mét là làng Đại Từ (nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Từ xa xưa ở mặt sau cổng chính của làng đã có bốn chữ “Đại Từ Nghĩa Dân”. Cụ Nguyễn Công Bình, một bậc cao niên trong làng cho biết: Truyền thuyết kể rằng, các cô tiên thường tắm ở hồ Linh Đàm. Một lần có cô tiên để quên bầu vú, người làng Đại Từ nhặt được. Kể từ đó phụ nữ Đại Từ nuôi con rất khéo, nhiều sữa. Nhưng vì là vú tiên nên người Đại Từ không lạm dụng mà mong muốn chia một nửa cho thiên hạ. Vì thế làng có tục nhận con nuôi. Từ lúc lọt lòng trẻ làm con nuôi được phụ nữ Đại Từ cho bú mớm, nuôi dưỡng, chăm sóc còn hơn con mình, đến 4-5 tuổi lại cho về với cha mẹ đẻ. Tiếng thơm “quý con người hơn con mình” lan đến tận kinh thành nên nhà vua ban khen bốn chữ “Đại Từ Nghĩa Dân”. Năm 2002 làng đã xây lại cổng, thiết kế kiểu “thượng gia hạ môn”, gồm 2 tầng 8 mái. Mặt sau cổng làng vẫn có 4 chữ “Đại Từ Nghĩa Dân” và đôi câu đối bằng tiếng Việt: “Chính nghĩa tụ ngàn xưa với chữ vua ban càng rực sáng/ Đại Từ thời đổi mới theo lời Bác dạy mãi vươn cao”.

Điều đáng nói, người dân vùng hạ nguồn sông Tô ngày nay vẫn tích cực bảo tồn, phát huy truyền thống hiếu học. Xã Thanh Liệt có 3/5 trường đạt chuẩn quốc gia, có nhiều “Dòng họ hiếu học” như họ Vũ, Phạm, Nguyễn… Toàn xã và ở cả 5 thôn đều thành lập Hội Khuyến học, các trường trên địa bàn đều có Chi hội Khuyến học. Ông Đặng Đình Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Liệt cho biết: “Hằng năm xã có 60% học sinh lớp 12 đỗ đại học, cao đẳng. Vào Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), tại đình thờ Tiên triết Chu Văn An, UBND xã tổ chức Ngày hội Khuyến học, khen thưởng thầy, cô giáo có thành tích trong công tác dạy học và các học sinh giỏi, thủ khoa, đỗ đại học…”.

Còn ông Trình Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tam Hiệp chia sẻ: “Phát huy truyền thống hiếu học nơi thầy Chu Văn An mở trường, các thế hệ người Tam Hiệp đều nỗ lực học hành, vươn lên. Những năm gần đây, bình quân mỗi năm xã có hơn 40 em đỗ đại học, năm 2019 là 45 em. Hằng năm Hội Khuyến học khen thưởng 1.100-1.500 học sinh xuất sắc, đồng thời tôn vinh những thầy, cô giáo đạt thành tích cao. Đó là cách làm hay để nâng cao phong trào học tập trên toàn xã”.

Với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa dày đặc như vậy ở vùng hạ lưu sông Tô, ngành Du lịch có thể xây dựng tour tham quan, bắt đầu từ đền thờ Chu Văn An, Miếu Gàn, chùa Quang Ân, chùa Linh Đường, làng cổ Tả Thanh Oai và sang bên kia sông Nhuệ có làng cổ Cự Đà. Bởi Tiên triết Chu Văn An được người đời mến mộ, di tích liên quan đến ông được xây dựng ở nhiều nơi, nhưng không phải ai cũng biết đến vùng quê thanh bình, hiếu học, hiếu nghĩa, nơi hiền tài được sinh ra.

Theo Diên Khánh/hanoimoi.com.vn

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/822631/net-xua-noi-cuoi-nguon-song-to

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động