-->

Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?

(LĐTĐ) Dân gian ta có câu “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Mâm cỗ Tết truyền thống luôn luôn phải đầy đặn, ngon lành với những món ăn giàu đạm, giàu chất béo. Tuy thế, vấn đề xử lý thức ăn thừa sau Tết lại khiến không ít người đau đầu.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua Tết trồng cây Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Tại sao nhiều gia đình bị thừa thức ăn sau Tết?

Cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, cô Thanh (Hải Hậu, Nam Định) lại tất bật chuẩn bị các loại thực phẩm để dự trữ. Gia đình cô là nhà trưởng nam, mỗi dịp Tết đến chắc chắn phải làm vài mâm cỗ cúng cáo gia tiên. Đồ ăn trong mâm nhất thiết phải có những món đặc trưng của ngày Tết như: gà, giò, bánh chưng, chả nem rán, canh miến măng mọc, cá, tôm,…

Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?
Mâm cỗ Tết luôn phải đầy đặn, nhưng đồ ăn thừa sau Tết là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Lượng thực phẩm mỗi mâm rất nhiều, nhưng nấu xong để thắp hương là chính. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở gia đình cô Thanh mà tồn tại phổ biến ở nhiều gia đình Việt khác. Cô chia sẻ: “Vài ba bữa đầu ăn bánh chưng thì ngon, chứ ngày nào cũng phải rán bánh chưng ăn thì rất ngán. Mà mấy ngày Tết phải có mâm cơm mới để cúng chứ không thể cúng các cụ đồ ăn thừa được. Thành ra bao nhiêu đồ ăn thừa dồn hết vào tủ lạnh, bữa trước chưa ăn hết đã đến bữa sau. Có năm gia đình tôi để bánh chưng trong tủ đá đến hơn hai tháng, rồi cuối cùng bỏ ra cũng vứt đi chứ có ăn được đâu".

Cùng chung tâm trạng đó, cô Mến (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Sau Tết, nhà tôi được biếu đến chục cân giò và 5 chiếc bánh chưng. Tôi đã cho, biếu tặng nhà hàng xóm và nhà người thân rất nhiều rồi nhưng tủ lạnh vẫn đầy ắp đồ thừa. Mấy ngày hôm nay, ngày nào cũng phải rán bánh chưng lên ăn thay cơm, trẻ con và người lớn trong nhà ăn mà khổ sở ngao ngán. Nhưng bỏ thì thấy tiếc nên vẫn cỗ gắng ăn cho hết".

Những món ngon ngày Tết vốn là để mừng vui cho một cái Tết ấm no và mong cho năm tới an lành lại trở thành “nỗi sợ” cho nhiều bà nội trợ mỗi khi Tết đi qua. Vậy nên xử lý thức ăn thừa này như thế nào để biến chúng thành những món ăn mới thơm ngon?

Nên chế biến đồ ăn thừa ngày Tết như thế nào?

Bánh chưng, bánh tét là món ăn phổ biến không thể thiếu trong mọi gia đình ngày Tết. Nhiều gia đình áp dụng biện pháp chiên rán bánh chưng thừa ngày Tết để ăn bữa sáng thay cơm. Tuy nhiên, bánh chưng rán rất hút dầu nên ăn liên tục sẽ rất ngấy và nhanh chán.

Nên xử lý thức ăn thừa sau Tết thế nào?
Bánh chưng là một trong những món còn thừa nhiều nhất ở các gia đình sau Tết.

Nhiều mẹ đảm đã truyền nhau cách biến bánh chưng thành món “pizza bánh chưng”. Nghe có vẻ lạ, nhưng việc biến tấu như vậy lại được lòng nhiều bạn nhỏ trong gia đình.

Bạn có thể đè bẹp bánh chưng ra cho giống với đế bánh pizza và áp chảo thật giòn hai mặt, sau đó cho thêm phô mai và các loại rau củ hay topping yêu thích của bé. Pizza bánh chưng có thể ăn kèm hành muối, củ kiện hay kimchi để đỡ ngán và thêm hương vị cho món ăn.

Với giò lụa còn thừa, ngoài cách hấp nóng hoặc chiên giòn lên ăn, nhiều gia đình tận dụng để làm món nộm hoặc bỏ vào bún, miến, phở sau Tết. Cách làm cũng không có gì cầu kỳ, chỉ đơn giản là thái nhỏ giò theo mức độ mong muốn và trộn cùng các loại rau, thường là rau xà lách, hoặc đu đủ xanh, cà rốt thái réo. Bạn có thể bỏ thêm đỗ lạc giã, rau răm và các loại rau thơm khác để dậy vị món ăn. Với bún, miến, phở, bạn có thể thái nhỏ giò và bỏ lên trên cùng của bát, rất tiện lợi mà đảm bảo món ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon cho gia đình.

Một trong những món thừa nhiều sau Tết nữa phải kể đến thịt gà luộc. Thông thường, thịt gà đã luộc mà hấp lại để ăn sẽ rất khô, nhạt vị và không còn hấp dẫn nữa. Để tránh lãng phí, nhiều gia đình lọc thịt gà ra khỏi xương, sau đó hầm xương gà lấy nước dùng ngọt thanh làm bún, miến. Thịt gà luộc sẽ được xé nhỏ, ăn kèm dưa hành còn thừa cũng là một món ăn thú vị và giải ngán sau những bữa cỗ Tết. Bạn cũng có thể tận dụng phần ức gà hay má đùi nhiều thịt làm nộm gà xé phay, nộm gà chua ngọt. Phần thịt gà sẽ được bóp cùng các loại rau củ như đu đủ xanh, su hào, cà rốt, hành tây, rau thơm và thêm nước sốt chua ngọt vừa miệng, tạo thành món ăn vừa mới mẻ vừa thanh mát.

Với các loại hoa quả thừa sau Tết, các gia đình nên xử lý càng nhanh càng tốt vì hoa quả là loại thực phẩm nhanh hỏng. Ngoài việc bỏ vào tủ lạnh để bảo quản, bạn có thể chế biến hoa quả thành sữa chua hoa quả để dễ ăn. Các loại hoa quả phù hợp để trộn cùng sữa chua khá đa dạng: táo, lê, roi, thanh long, dưa hấu, xoài, chuối,… Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Các bạn cũng có thể xay các loại hoa quả làm món sinh tố hoặc tận dụng làm mứt, ô mai để tủ lạnh ăn dần.

Ngoài các loại đồ ăn trên mâm cỗ thì nhiều gia đình cũng còn thừa các loại đồ ăn đóng hộp và đồ uống đóng lon. Các loại đồ hộp này có thời gian bảo quản khá lâu nên không cần lo lắng phải ăn nhanh hoặc để lâu sẽ hỏng. Tuy thế, các gia đình cũng nên lưu ý phải kiểm tra và sử dụng các loại thực phẩm theo đúng hạn sử dụng in trên bao bì, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để thực phẩm, đồ uống giữ chất lượng tốt nhất.

Kim Quyên - Phương Mai

Nên xem

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương

(LĐTĐ) Chiều 6/2, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất (mở rộng).
Người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200%

Người dân chủ động đi tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200%

(LĐTĐ) Ngày 6/2, thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, tỷ lệ trẻ em và người lớn đến tiêm vắc xin phòng cúm tăng gần 200% so với ngày thường. Đáng chú ý, số người lớn, người cao tuổi đi tiêm chiếm gần 50%.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

(LĐTĐ) Số người mắc cúm đang tăng cao, mặc dù cúm là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng, đặc biệt với một số đối tượng như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch...Bác sĩ khuyến cáo, với người bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm.
Hà Nội chốt thời gian công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Hà Nội chốt thời gian công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

(LĐTĐ) Thời gian Hà Nội công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 là vấn đề được nhiều học sinh, phụ huynh quan tâm. Việc tuyển sinh vào lớp 10 được thực hiện theo phương thức thi tuyển, trong đó có hai môn Ngữ văn và Toán; môn thi thứ ba dự kiến sẽ công bố không muộn hơn ngày 31/3.
Chiều 6/2, giá vàng bất ngờ giảm khi người dân ồ ạt bán ra để chốt lời

Chiều 6/2, giá vàng bất ngờ giảm khi người dân ồ ạt bán ra để chốt lời

(LĐTĐ) Cũng giống như các năm trước, giá vàng trong nước năm nay tăng mạnh 3 ngày trước lễ Thần Tài (ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng) và đang có dấu hiệu chững lại vào chiều hôm nay (mùng 9 tháng Giêng).
Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương khóa XIII sau khi tinh gọn

Danh sách lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương sau khi tinh gọn, gồm 6 ban với các vị trí quan trọng như Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Sau sắp xếp tinh gọn, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII hiện có 11 Ủy viên.

Tin khác

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

Gợi ý chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025

(LĐTĐ) Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng hàng năm là một dịp lễ quan trọng đối với những người kinh doanh buôn bán. Trong ngày này, người ta thường chuẩn bị mâm cúng Thần Tài với mong muốn nhận được sự phù hộ về tài lộc, làm ăn thuận lợi trong cả năm.
Những lưu ý khi mua vàng ngày vía Thần Tài

Những lưu ý khi mua vàng ngày vía Thần Tài

(LĐTĐ) Người Việt có thói quen đi mua vàng ngày vía Thần Tài để lấy may. Do đó, nhiều người đổ xô đi mua vàng để cầu một năm thuận lợi, may mắn đắc tài, đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh, công việc hanh thông, làm ăn buôn bán thuận lợi. Vậy, khi đi mua vàng vào ngày này thì cần lưu ý những gì?
Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

Sự tích và ý nghĩa ngày vía Thần Tài

(LĐTĐ) Theo sự tích dân gian, Thần Tài vốn là vị thần chịu trách nhiệm cai quản tiền bạc, của cải ở thiên đình, vì một sự cố mà lưu lạc dưới trần gian một số năm, và mùng 10 tháng Giêng là ngày ngài bay về trời. Trong ngày này, người dân thực hiện các nghi lễ cúng bái để cầu xin sự phù trợ, trở nên giàu có, buôn may bán đắt.
Kỳ cuối: Thông điệp bảo vệ rừng, thiên nhiên

Kỳ cuối: Thông điệp bảo vệ rừng, thiên nhiên

(LĐTĐ) Đêm. Cả bản tối om, từ “Rừng ma” vọng lại tiếng cà uôm của cọp chúa. Nó đi đến đâu mùi hôi theo đến đó. Người già trong bản bảo cọp về bắt linh hồn người chết mà nó thấy hợp theo hầu. Thỉnh thoảng từ nơi âm u ấy lại vọt lên ánh lân tinh màu xanh khiến rừng càng thêm liêu trai, huyền bí. Những năm đánh Mỹ, vùng này vẫn còn nhiều cọp lắm.
Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

(LĐTĐ) Liên quan đến thông tin vụ việc khách hàng ăn 3 bát bún riêu ngày mồng 1 Tết (29/1) tại một cửa hàng bán bún riêu 54 phố Bạch Mai, nhưng phải trả đến 1,2 triệu đồng, chiều 4/2, lãnh đạo phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, khách hàng đã chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán, đồng thời nhận lại tiền thừa và ủng hộ vào quỹ “Vì người nghèo” của phường.
Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

Cảnh báo nguy cơ bị kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ

(LĐTĐ) Theo cảnh báo từ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian gần đây, các cảnh báo về phương thức kiểm soát số điện thoại từ số tài khoản ngân hàng được truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Chiêu trò mới này đang được nhận định là rất nguy hiểm.
Kỳ 1: Bát bản mệnh và sự trân trọng đầy huyền bí

Kỳ 1: Bát bản mệnh và sự trân trọng đầy huyền bí

(LĐTĐ) Theo tục lệ xưa truyền đến đời nay của người Vân Kiều, mỗi thành viên trong gia đình khi sinh ra đều được bố mẹ, hoặc ông bà chọn một chiếc bát đặt hoặc treo lên cao, sát ban thờ. Nó không khác nào chiếc bát bản mệnh, nên người Vân Kiều rất sợ và kiêng kị mỗi khi bát bị vỡ.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động