Nên nhìn lại một cách toàn diện
Thì cứ phải từ từ | |
Đề thi vừa sức trong ngày đầu thi THPT Quốc gia |
Còn nhiều sai phạm
Dù đã có nhiều nỗ lực cải cách nhưng những năm qua, đề thi THPT quốc gia không đạt được như kỳ vọng. Minh chứng dễ thấy là hàng loạt những vụ việc “nóng” phát sinh. Cụ thể, năm 2017, hiện tượng “mưa điểm 10”; thí sinh 29, 30 điểm không đỗ đại học đã làm dư luận hết sức hoang mang… Để chấn chỉnh tình trạng này, năm 2018, Bộ GDĐT đã mở rộng “quy mô” đề thi sang cả chương trình lớp 11, tăng mức độ khó của đề thi để phân hóa thí sinh.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 (ảnh minh họa cho bài viết) |
Theo đánh giá, kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã đạt được sự thành công nhất định về khâu ra đề cũng như khâu tổ chức thi tương đối nghiêm túc. Tuy nhiên, những ngày qua, Bộ GDĐT đã liên tiếp phát hiện sai phạm về điểm thi THPT 2018 ở một số địa phương. Theo ghi nhận, tại Hà Giang, có tổng cộng tất cả 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lệch hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm; thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Tiếp sau đó, ngày 23/7, Tổ công tác của Bộ GDĐT cũng đã công bố 6 sai phạm tại Hội đồng thi Sở GDĐT Sơn La.
Phải chấn chỉnh kỳ thi “2 trong 1”
Trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết, việc phát hiện tiêu cực trong chấm thi THPT dẫn đến điểm cao bất thường ở một số địa phương là rất nghiêm trọng. Để chấn chỉnh, ông Hùng đề xuất, các đơn vị liên quan cần phải điều tra, làm rõ và trả lời trước dư luận. “Gian lận từng cá nhân một đã là xấu xa rồi, đây lại là gian lận có tính chất tổ chức. Tôi đánh giá cao động thái của Bộ GDĐT khi liên tiếp cử các đoàn công tác đi xác minh nghi vấn về kết quả thi THPT 2018 ở một số tỉnh thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng, Bộ GDĐT và Bộ Công an làm rõ và xử lý nghiêm tất cả những người liên quan” – ông Vũ Quốc Hùng đề nghị.
Nhằm đảm bảo công bằng, khách quan, kiên quyết nói không với tiêu cực, gian lận trong tổ chức thi và tuyển sinh, Bộ GDĐT vừa ban hành Công văn số 3060/BGDĐT-QLCL đề nghị: Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức của kỳ thi tại địa phương, nhất là khâu coi thi, chấm thi. Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện sai phạm, kịp thời báo cáo Bộ GDĐT và căn cứ tình hình cụ thể có thể đề nghị cơ quan công an phối hợp điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo đúng quy định của quy chế và pháp luật. |
Ngoài ra, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chỉ ra, cần để ý tới câu chuyện xử lý với từng em thí sinh như thế nào. Nói cách khác, đối với những em gian dối hoặc là nhờ người thân gian dối trong thi cử thì cần phải xử mạnh để răn đe. Nhưng với những em học sinh không để ý hoặc không đặt vấn đề nhưng người lớn lại lo chuyện đó thì các em vừa là nạn nhân nhưng đồng thời cũng thủ phạm. Với các em học sinh này cần xem xét cụ thể từng người để có hướng xử lý thỏa đáng. “Đây là việc cần bóc tách ra để làm thế nào cho đúng người, đúng sai phạm” - ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh.
Cùng quan điểm với ông Vũ Quốc Hùng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng trong sự việc gian lận điểm thi ở Hà Giang phải nghiêm minh để răn đe. “Nếu làm nghiêm vụ này thì ở tất cả những kỳ thi sau này, cán bộ nào trước khi vi phạm cũng nhìn tấm gương này để tự răn mình” - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết.
Bên cạnh đó, trao đổi về vấn đề có hay không nên duy trì hình thức thi tốt nghiệp THPT, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, việc thi tốt nghiệp THPT là điều rất cần thiết. “Học là phải thi. Đối với giáo dục phổ thông 12 năm, cuối cùng phải tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá xem ai đạt trình độ và ai không đạt trình độ. Tuy nhiên cách thi và đánh giá như thế nào là tùy vào hoàn cảnh và nền giáo dục của mỗi nơi” - PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết.
Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc đánh giá tốt nghiệp cấp phổ thông được giao hẳn về cơ sở, thậm chí giao cho trường. Nhưng ở nước ta chưa thể làm như thế được, trong một thời gian nữa vẫn phải tổ chức kỳ thi vì nếu bỏ thi, không thi thì tiêu cực sẽ xảy ra nhiều hơn.
Giáo dục mà xuất hiện các hiện tượng tiêu cực như vừa qua thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục thế hệ trẻ. Để hướng tới một kỳ thi THPT quốc gia trong sạch, khách quan, công bằng thì việc rà soát và hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ đối với tất cả các khâu là hết sức cần thiết. Cùng với đó, cần lựa chọn cán bộ chấm thi, coi thi phải được thẩm định cả về chuyên môn và đạo đức. Bởi công tác khảo thí tốt sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên thực chất hơn. Một nền giáo dục công bằng, minh bạch sẽ thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện, bền vững hơn là điều tất yếu phải làm.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08