--> -->

Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2023 sẽ chính thức diễn ra. Vạch đích ngày càng gần. Thời điểm hiện tại, các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng tốc, tập trung thời gian, nguồn lực để hỗ trợ học sinh.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Đảm bảo an ninh, an toàn phòng dịch các điểm thi

Đa dạng hình thức ôn tập

Theo kế hoạch đã được công bố, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 27 đến ngày 30/6. Trong đó, ngày 27/6, học sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, ngày 28 - 29/6 tổ chức coi thi và ngày 30/6 là ngày thi dự phòng. Dù là kỳ thi thường niên, song các đơn vị, nhà trường đều mang tâm thế nghiêm túc, không chủ quan trong công tác chuẩn bị, bởi đây là kỳ thi rất quan trọng với học sinh.

Nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: P.T

Tại Trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Hiệu trưởng Lê Việt Dương cho biết, nhà trường có hơn 600 học sinh lớp 12. Hầu hết trong số này đều sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học. Vì vậy, việc ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài thi được tất cả giáo viên dốc sức triển khai. Yêu cầu của Ban Giám hiệu nhà trường với giáo viên là ôn tập sát theo nhóm đối tượng, quan tâm bồi dưỡng học sinh khá, giỏi để các em có cơ hội trúng tuyển đại học ở các trường tốp cao; hỗ trợ, phụ đạo học sinh từ trung bình trở xuống để các em đủ điều kiện tốt nghiệp.

Hay như tại Trường THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ), nhà trường đã tổ chức ôn tập bằng nhiều cách. Cụ thể, với các giờ học trên lớp, giáo viên củng cố, khắc sâu kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức, tập trung vào ba môn bắt buộc của kỳ thi là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Cùng đó, căn cứ tổ hợp các môn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội do học sinh đăng ký, nhà trường tổ chức lớp học chuyên đề các môn tương ứng với từng tổ hợp. Nhà trường bám sát chương trình, trọng tâm là lớp 12 và theo cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồng thời chú ý phân hóa năng lực học sinh để bảo đảm phù hợp với năng lực, không gây quá tải.

Trịnh Vy Khanh (học sinh lớp 12 Trường THPT Tây Hồ) cho biết, em luôn cố gắng dành thời gian nhiều nhất để ôn tập lại kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra vào cuối tháng 6. “Thời gian qua, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, em luôn cố gắng tiếp thu và tích lũy kiến thức. Ngoài thời gian lên lớp, em còn xây dựng thời gian biểu tự học cho mình ở nhà và lên các trang web uy tín về ôn thi do các thầy cô giáo giới thiệu để ôn luyện. Có gì không hiểu em sẽ trực tiếp hỏi bạn bè hoặc trao đổi với thầy cô giáo để được giải đáp. Em hy vọng sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới”, Vy Khanh chia sẻ.

Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các Trung tâm tiến hành khảo sát chất lượng để trên cơ sở đó phân loại học viên; xây dựng kế hoạch, bố trí giáo viên tổ chức phụ đạo cho học viên yếu kém, bồi dưỡng học viên giỏi. Các Trung tâm cũng tích cực tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, biên soạn đề cương ôn tập, xây dựng kế hoạch ôn tập, tổ chức ôn tập cho học viên...

Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh Phan Thanh Dũng, Trung tâm hiện có 1.015 học viên, trong đó có 373 học viên lớp 12. Trung tâm luôn chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học và tổ chức đánh giá, xếp loại thực chất. Căn cứ vào kết quả xếp loại học lực lớp 11 và kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12, Trung tâm đã tiến hành phân nhóm học viên, xây dựng kế hoạch ôn tập, hỗ trợ học viên trong quá trình học tập. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục củng cố nền nếp dạy học, tăng cường kiểm tra thực hiện nội quy của học viên; tiếp tục phân loại học viên yếu kém để phụ đạo…

Hỗ trợ tối đa cho học sinh

Năm 2022, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Hà Nội đạt 99,1% (trong đó tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT đạt 99,46% và hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%). Toàn Thành phố có 104 đơn vị, trường học có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%. Các trường ở khu vực ngoại thành có nhiều tiến bộ. Đơn cử như Trường THPT Bất Bạt (huyện Ba Vì) có tỷ lệ tốt nghiệp tăng 2,74%, số học sinh trượt giảm từ 13 học sinh xuống còn 3 học sinh. Trường THPT Đại Cường (huyện Ứng Hòa) có tỷ lệ tốt nghiệp tăng 1,65%, số học sinh trượt giảm từ 6 học sinh xuống còn 2 học sinh. Trường THPT Hoài Đức C (huyện Hoài Đức) lần đầu tiên có tỷ lệ tốt nghiệp 100%...

Tuy nhiên, dù tỷ lệ tốt nghiệp chung của toàn Thành phố cao, song còn thấp so với một số tỉnh, thành phố, đứng thứ 27 của cả nước. Xét theo điểm trung bình từng môn thi, có 41 trường có tất cả các môn thi đều thấp hơn mức trung bình của Thành phố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt nghiệp còn hạn chế, trong đó có kể đến việc Hà Nội có số lượng thí sinh dự thi đông (hàng năm khoảng gần 100.000 em), nhiều thí sinh tự do; chất lượng “đầu vào” và điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng dạy học ở các trường còn có sự chênh lệch khá lớn... Để cải thiện điều này, giữa tháng 4 vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 với sự tham gia của cán bộ quản lý 70 trường công lập, tư thục. Đây là những trường có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất Thành phố năm 2022. Đại diện các nhà trường đã lắng nghe, chia sẻ, thảo luận và thống nhất giải pháp, đặc biệt trong việc phụ đạo học sinh yếu, kém.

Bày tỏ quyết tâm cố gắng cải thiện chất lượng dạy học, đại diện Trường THPT Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức) cho biết, nhiều học sinh của trường ở miền núi, gia đình khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên ở một mình hoặc ở với ông bà. Vì vậy, ngoài các giải pháp chung như các trường bạn, nhà trường sẽ tập trung các nguồn lực hỗ trợ; phân công giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình từng học sinh, phụ đạo học sinh yếu, kém theo từng môn. Nhằm giúp học sinh không bị điểm liệt, các tổ chuyên môn xây dựng đề cương ôn tập cho đối tượng này ở mức cơ bản, đồng thời tổ chức cho học sinh tập dượt nhiều lần với các môn thi như kỳ thi thật.

Năm 2023, toàn Thành phố dự kiến có gần 100.000 thí sinh đăng ký dự thi (chưa kể thí sinh tự do) - số lượng thí sinh dự thi lớn nhất trong các địa phương trên cả nước. Điều này đòi hỏi ngành GD&ĐT Hà Nội phải chủ động, tích cực phối phợp với các sở, ngành liên quan bảo đảm tổ chức kỳ thi trung thực khách quan, công bằng, hiệu quả và cố gắng nâng tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn so với năm 2022. Hà Nội dự kiến điều động khoảng 19.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia phục vụ kỳ thi. Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị, trường học đặc biệt quan tâm đến công tác tập huấn, phổ biến quy chế thi cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Từ nay tới trước ngày thi, cùng với việc tổ chức dạy học, ôn tập theo kế hoạch, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường đặc biệt quan tâm diễn biến tâm lý học sinh, phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn tâm lý; rà soát trang thiết bị, vật tư y tế; duy trì nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.
Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Trong đêm 22/7, tỉnh Nghệ An đã có thông báo khẩn gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương về tình hình xả lũ, chỉ đạo khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Tin khác

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian gần đây, một làn sóng phản ánh mạnh mẽ từ phía người dân đã phơi bày một thực trạng đáng báo động: Nhiều phòng khám và cơ sở y tế tư nhân đang ngang nhiên sử dụng tên gọi gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi của mình. Mục đích không gì khác ngoài việc quảng cáo sai sự thật, tiếp cận bệnh nhân một cách bất chính và trục lợi cá nhân. Hành vi này không chỉ gây ra sự hoang mang sâu sắc trong cộng đồng mà còn trực tiếp đe dọa đến uy tín và niềm tin mà công chúng dành cho Bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất và uy tín nhất cả nước.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe ô tô khi phải đối mặt với cơn bão số 3, nhiều chủ bãi trông xe và chủ xe đã chủ động gia cố, sửa sang lại các khung cột, đưa xe đến nơi an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động