Năm mới, ước mơ những ngôi trường mới
Khánh thành ngôi trường mới, đảm bảo nơi học tập cho gần 350 em học sinh Hà Nội: Nhân rộng mô hình trường học mới |
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, năm 2023, sự nghiệp giáo dục Hà Nội đã có nhiều khởi sắc với những kết quả toàn diện ở tất cả các cấp học, ngành học. Theo đó, chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm, chất lượng giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023, với tỷ lệ tốt nghiệp đạt 99,56%, Hà Nội xếp vị trí thứ 16, tăng 11 bậc so với năm 2022. Công tác tuyển sinh trực tuyến vào các lớp đầu cấp năm học 2023 - 2024 bảo đảm nghiêm túc, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân. Hà Nội cũng là 1 trong 4 tỉnh, thành phố đầu tiên trên cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3…
Song hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, năm 2023, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. |
Để đạt được những kết quả này, bên cạnh việc tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, chuẩn phong cách, ngành GD&ĐT Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất theo quy hoạch mạng lưới trường lớp. Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ưu tiên cân đối ngân sách để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu, bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT. Tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025; thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.
Năm học 2022 - 2023, Thành phố đã quan tâm xây mới, thành lập mới 24 trường học các cấp (1 trường trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý và 23 trường thuộc UBND quận, huyện, thị xã quản lý); cải tạo, sửa chữa 528 trường (trong đó có 42 trường thuộc Sở GD&ĐT quản lý và 486 trường thuộc UBND quận, huyện quản lý). Đến nay, mạng lưới trường công lập cơ bản đáp ứng tiêu chí tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở và đảm bảo cứ 3 - 5 vạn dân có 1 trường trung học phổ thông công lập phục vụ nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập (bao gồm các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia từ 80 - 85%. Ghi nhận thực tế cho thấy, các địa phương, trường học trên địa bàn Thành phố đã cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết bằng nhiều giải pháp. Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở và toàn ngành GD&ĐT xác định là nhiệm vụ chung, trọng tâm và kiên trì triển khai nhằm đảm bảo các điều kiện dạy - học đạt chuẩn với mục đích cao nhất là tạo ra “sản phẩm” đạt chuẩn, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô và đất nước.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến tháng 10/2023, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố là 72,7%... Dù vẫn còn sự chênh lệch về tỷ lệ trường đạt chuẩn giữa các địa bàn, song về cơ bản, những nỗ lực trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia của các quận, huyện, thị xã đã và đang gặt hái quả ngọt, tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục.
Không để xảy ra “điểm nóng” về tuyển sinh
Năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 2.874 trường mầm non, phổ thông với hơn 2,2 triệu học sinh và gần 123.000 giáo viên. Qua ghi nhận, hiện nay, Hà Nội vẫn còn một số phường thuộc các quận nội thành thiếu trường học; phát triển mạng lưới trường học theo quy hoạch không bắt kịp so với tốc độ gia tăng dân số, gây ra hiện tượng quá tải cục bộ tại một số khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tình trạng thiếu trường, lớp tại các quận nội đô không còn quỹ đất để xây mới hoặc mở rộng trường học, dẫn đến vượt quy định số học sinh/lớp, số lớp/trường không đạt chỉ tiêu diện tích đất/học sinh, trường học vượt quy mô đào tạo không đạt chuẩn quốc gia.
Việc quản lý thực hiện dự án khu đô thị mới, dự án phát triển khu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, mặc dù đã có quy định trình tự thực hiện đầu tư, đảm bảo xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi xây dựng các công trình khác trong phạm vi dự án theo từng phân kỳ đầu tư và đảm bảo chất lượng, tiến độ và khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án. Tuy nhiên thực tế công tác xây dựng, triển khai dự án trường học và các công trình hạ tầng xã hội, kỹ thuật đô thị khác còn chậm, chưa đồng bộ với các chức năng khác.
Các trường học chưa được xây dựng đa phần nằm trong các quỹ đất cơ sở sản xuất xí nghiệp công nghiệp, đất cơ quan, bộ, ngành, trường cao đẳng, đại học hoặc trong các khu đô thị. Các quỹ đất trường học đang sử dụng hiện có chưa thật sự phù hợp với Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Một số khu đất trường học nằm trong khu vực ngõ, xóm dân cư hoặc còn chung với các hộ dân nên phần lớn diện tích khuôn viên bị hạn chế. Một số khác thì nằm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông đô thị có mật độ tham gia giao thông lớn, ảnh hưởng về tiếng ồn…
Để giải quyết tình trạng này, Sở GD&ĐT Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Thành phố ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng và thành lập mới, cải tạo sửa chữa các trường học đã được ghi vốn giai đoạn 2021 - 2025; ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường; tập trung tham mưu Thành phố rà soát các ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học, thu hồi các dự án chậm tiến độ, xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường công lập; tổ chức phân tuyến tuyển sinh phù hợp, không để xảy ra hiện tượng quá tải; hạn chế tối đa việc nhận học sinh trái tuyến…
Ngoài ra, một trong những giải pháp quan trọng trong năm học mới là tăng cường các điều kiện hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quyết tâm tổ chức tuyển sinh trực tuyến từ năm học 2024 - 2025 ở tất cả các trường.
Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ đó là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp để bảo đảm chỗ học có chất lượng lâu dài cho học sinh. |
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08