-->

Muốn thành cường quốc nông nghiệp dân phải giàu được bằng nghề

Là một đất nước thiên nhiên khá khắc nghiệt, nhưng Israel lại là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển bậc nhất  thế giới. Việt Nam khởi thủy là quốc gia nông nghiệp, lại được thiên nhiên ưu đãi về tự nhiên, thổ nhưỡng… (nông, lâm, thủy, hải sản) lẽ ra phải là cường quốc về nông nghiệp, nhưng người dân vẫn chưa giàu lên từ nghề nông. Câu hỏi đặt ra, khi đại đa số người làm nông nghiệp còn nghèo, thì làm sao chúng ta có thể phát huy lợi thế để thành cường quốc nông nghiệp!
Vì sao chất lượng giáo dục đào tạo chưa cao ?
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII: Bao giờ mới hết đi vay?
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII: Nên đưa cả thu quỹ vào luật

Vẫn điệp khúc được mùa rớt giá

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát là người mở màn phiên chất vấn sáng 11/6. Trong kỳ chất vấn này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời tập trung vào 4 nội dung chính: Tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Thực trạng “liên kết 4 nhà” và giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cây công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Giải pháp hỗ trợ ngư dân khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển ngư trường.

Trước khi Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Chiến lược, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân không có mục đích gì khác là nhằm bảo đảm lợi ích của trên 70% đồng bào. Giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vấn đề công nghiệp cho nông thôn là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, qua đó thu nhập của người dân lợi hơn, đời sống nâng cao hơn”

Muốn thành cường quốc nông nghiệp dân phải giàu được bằng nghề
Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn

Trong phiên chất vấn, đa số đại biểu nêu nội dung tuy cũ nhưng lại luôn mới đó là tại sao năm nào vẫn diễn ra điệp khúc được mùa, rớt giá, cạnh đó thị trường đầu ra không ổn định? Tại sao chúng ta đang tập trung phát triển tam nông (nông nghiệp- nông thôn- nông dân) mà đa số người dân đời sống vẫn khó khăn? Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: Việt Nam đang thực hiện cơ chế thị trường nên sản xuất cũng phải theo thị trường, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập sâu kinh tế thế giới.

Theo nhiều ĐB Quốc hội: Không thể kỳ họp nào cũng hỏi nhau tại nghị trường về tiêu thụ nông sản ra sao, mà cái lớn hơn, các ĐB Quốc hội, cử tri muốn là Chính phủ cần có những giải pháp đột phá nào như khoán 10 để người dân thực sự làm giàu từ nông nghiệp và như thế Việt Nam cũng sẽ trở thành cực của thế giới về nông nghiệp. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore họ nghèo tài nguyên nên phải “vắt óc” làm giàu bằng phát triển công nghiệp, công nghệ, dịch vụ, còn ta trời ban cho các lợi thế sẵn có sao lại không làm giàu bằng những gì mình có?

Thị trường thì luôn thay đổi, nên để đạt được sự ổn định tương đối thì sản xuất nông nghiệp Việt Nam phải bám sát, phản ứng nhanh nhạy với thị trường cả trong và ngoài nước. Không thể kỳ vọng một thị trường ổn định giá cao, có lợi, mà phải tìm cách thích ứng với thị trường. Kinh nghiệm 20 năm qua cho thấy, phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của Việt Nam bằng cách hỗ trợ nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn. Như vậy thì trong mọi tình huống của thị trường vẫn có thể bán nhiều hơn, được giá có lợi hơn cho nông dân.

Với cách làm này, nông nghiệp Việt Nam đã phát triển trong 20 năm qua. Hiện nay, với diễn biến mới, hội nhập sâu hơn thì vẫn nên tiếp tục cách làm này. Tuy nhiên, phải hỗ trợ nông dân để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, hỗ trợ nông dân khi thị trường có biến động bất lợi. Một mặt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) tiêu thụ nông sản thuận lợi, mặt khác hỗ trợ nông dân để giá nông sản không bị giảm quá sâu; thực hiện các giải pháp giảm thiểu tổn thất, đơn cử như hỗ trợ cho nông dân vay vốn khi khó khăn… Tập trung áp dụng khoa học- công nghệvào khâu bảo quản, chế biến. Ngày càng hút nhiều DN vào lĩnh vực chế biến sản phẩm phù hợp với thị trường để tiêu thụ hiệu quả. Không ai làm tốt hơn việc này ngoài DN. Đó là những giải pháp giúp ổn định thị trường. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án, Thủ tướng đã phê duyệt!

Chưa bằng lòng cách trả lời chung chung của Bộ Trưởng Cao Đức Phát, ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) chất vấn: “Chúng ta đứng thứ 3 xuất khẩu gạo thì có ý nghĩa gì khi nông dân trồng lúa vẫn khó khăn? Chuỗi giá trị không thể đạt được nếu không tiến hành sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn. Giải pháp nào để đột phá?”.

Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: Chúng ta bảo đảm an ninh lương thực nhưng vẫn phải bảo đảm thu nhập cho người dân. Một hộ trồng lúa để giàu thì phải có ít nhất 2 ha trồng lúa. Nhưng hiện trung bình mỗi hộ chỉ có 0,5 ha. Vì thế lãi thấp, chỉ từ 5-6 triệu đồng. Làm giàu là khó. Năng suất lúa chúng ta gấp 1,5 thế giới, nhưng thu nhập lại thấp. Vẫn còn dư địa để phát triển, nhưng cần có thêm thời gian, nhân lực, nguồn lực.

Cả thị trường lẫn giá đều khó

Liên quan đến nội dung thị trường, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết thêm: Trong 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản gặp một số khó khăn về thị trường, giá cả, khiến kim ngạch xuất khẩu chung của cả nhóm giảm 9,5% (516 triệu USD) so với cùng kỳ (đạt 8,14 tỷ USD). Nguyên nhân, những tháng đầu năm (thời điểm trước khi điều chỉnh tỷ giá), việc đồng đô la Mỹ lên giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, trong đó có những đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam như Ấn Độ (đối với tôm), Brazil (đối với cà phê),… đã tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các nước này sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác. Ngoài ra, đối với một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU, Nhật Bản, tỷ giá đồng Euro và đồng Yên Nhật giảm nhiều so với đồng đô la Mỹ khiến các nhà nhập khẩu của những nước này phải mua hàng với giá cao hơn, dẫn đến sự cắt giảm nhu cầu hoặc họ yêu cầu giảm giá.

Theo đánh giá của đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM), Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời đầy nhiệt huyết và thể hiện quyết tâm của mình, nhưng quan trọng là giải quyết vấn đề căn cơ. Việt Nam duy trì một nền nông nghiệp, đất nước đi lên từ tự cấp, tự túc giải quyết cái nghèo đói sang thị trường và cứ thế ta phát triển mà quên rằng phải tận dụng lợi thế nền nông nghiệp nhiệt đới có ưu thế để tham gia thị trường. Nông nghiệp Việt Nam bán cái mình có chứ không phải bán cái thị trường cần, giá trị cao. Đây là bài toán cần giải quyết.

Thu phí cũng phải hợp đạo lý ĐB Nguyễn Văn Đương (TP. HCM) nêu câu hỏi chất vấn với Bộ trưởng Cao Đức Phát: Tại sao 1kg gà thịt phải chịu 14 loại phí kiểm dịch? Bộ trưởng Phát trả lời: “Cá nhân tôi đã nghe đoàn đại biểu phản ánh về vấn đề này và đã cử Cục trưởng Cục Thú y và đoàn công tác đi kiểm tra. Sau khi kiểm tra, các đồng chí có báo cáo, trong đó có nhiều khoản mục phí khác nhau. Về cơ bản, cơ quan thú y thực hiện những quy định của luật pháp hiện hành, chứ không sai. Tuy nhiên, tôi cũng yêu cầu, nếu luật pháp hiện hành có sai thì cũng phải sửa. Ví dụ quy định về việc thu phí kiểm dịch theo số quả trứng là không đồng ý, nên tôi yêu cầu một là kiểm dịch đi thu tại nơi xuất phát một lần. Thứ hai, là thu phải hợp đạo lý, chứ đếm từng quả trứng mà thu là không được. Vì thế tôi đã có công văn gửi Bộ Tài chính để cùng sửa những bất cập của thông tư”. Sau khi nghe vị tư lệnh ngành nông nghiệp lý giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải hủy ngay quy định trên. "Hủy ngay khoản đó đã, sau đó sẽ sửa đổi cả thông tư sau”.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị

Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị

(LĐTĐ) Với thói quen đi chợ mua hoa quả Tết, năm nay, nhiều người kinh ngạc khi giá hoa quả ở chợ dân sinh cao gấp 3 - 4 lần so với giá bán trong siêu thị. Với giá 170 nghìn đồng 2 quả lê hay 250 nghìn đồng 1 nải chuối, nhiều người đã phải ngậm ngùi “quay xe”.
Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?

Đi ngắm băng tuyết dịp Tết cần chú ý những gì?

(LĐTĐ) Trước những diễn biến đột ngột trở lạnh của thời tiết dịp Tết Ất Tỵ, tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết cực đoan có thể diễn ra ở một số địa bàn, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an đưa ra khuyến cáo về việc, tài xế hạn chế và có thể tạm ngừng lưu thông trên những tuyến đường do mưa tuyết đóng băng gây trơn trượt không điều khiển được phương tiện.
Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

Chợ hoa Tết rực rỡ sắc xuân

(LĐTĐ) Những ngày giáp Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội đông vui nhộn nhịp một cách lạ thường, nhà nhà người người rủ nhau đi sắm Tết, chơi Tết. Dù bận đến mấy, người ta cũng phải dành thời gian đi chợ hoa, ngoài chuyện mua hoa và cây cảnh để bài trí nhà cửa, sân vườn đón năm mới còn là thú vui chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên ban tặng cho con người vào thời khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ.
Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội chạy xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) thông tin, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện là Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội sẽ vận hành xuyên suốt.
Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

Hàng nghìn phụ nữ Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường đón Tết

(LĐTĐ) Hướng tới mục tiêu tạo ra sự thay đổi toàn diện và sâu rộng, mang tính đột phá trong công tác bảo vệ môi trường nhằm xây dựng một môi trường sống trong lành, bền vững, góp phần thay đổi diện mạo Thành phố; các cấp Hội phụ nữ Hà Nội tích cực tổng vệ sinh môi trường những ngày giáp Tết.
Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

Cả năm 2024 Bamboo Capital đạt 844,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

(LĐTĐ) Năm 2024, Tập đoàn Bamboo Capital đạt doanh thu thuần hợp nhất 4.371,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 844,8 tỷ đồng, tăng lần lượt 9% và 394% so với năm 2023.
Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tin khác

Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Tích cực chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
“Giảm nhiệt” khách đi lại tại sân bay Tân Sơn Nhất

“Giảm nhiệt” khách đi lại tại sân bay Tân Sơn Nhất

(LĐTĐ) Mặc dù vẫn còn đông đúc nhưng việc đi lại tại sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 26/1 (27 tháng Chạp) dù rơi vào ngày Chủ nhật đã bắt đầu “giảm nhiệt” so với cao điểm vài ngày trước.
Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà Tết cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện K

Ông Đỗ Văn Chiến thăm, tặng quà Tết cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện K

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 25/1 (tức 26 Tết), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm hỏi động viên các y, bác sĩ và tặng quà cho các bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Thanh Trì - Hà Nội)
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường cacbon tại Việt Nam (Đề án).
Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai

Ông Vũ Hồng Văn làm Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 25/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 25/1, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Chủ trì hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
TP.HCM: Ngày đầu tiên nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nhiều tuyến đường thông thoáng

TP.HCM: Ngày đầu tiên nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nhiều tuyến đường thông thoáng

(LĐTĐ) Mặc dù ngày 25/1 mới là ngày nghỉ chính thức trong chuỗi ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vốn bị kẹt cứng trong các ngày trước đó lại trở lên thông thoáng.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển trong thời gian tới

(LĐTĐ) Tối 24/1, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio.
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Tối 24/1, lãnh đạo huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, tại nhà máy của Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam 2 (đóng tại xóm 6, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động