--> -->

Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách

Hà Nội đang trong những ngày triển khai giãn cách xã hội, thế nên đi chợ cũng có muôn kiểu. Từ đi chợ bằng tem phiếu đến đi chợ qua các ứng dụng Facebook, Zalo... được thực hiện phù hợp, được người dân đồng tình ủng hộ.
Hàng hóa dồi dào, người dân "vùng đỏ" của Thủ đô yên tâm thực hiện giãn cách Giấy đi đường và giãn cách xã hội

Nhiều giải pháp đảm bảo nhu cầu mua sắm

Trên địa bàn, nếu như những ngày đầu tiên triển khai Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiều người dân vẫn còn thói quen đi chợ hằng ngày hoặc chỉ mua thực phẩm đủ dùng mỗi bữa thì nay đã quen với việc đi chợ giãn cách. Giãn cách ở đây là cách ngày, cách giờ và giãn cách nhau. Nhiều địa bàn như Ba Vì, Sơn Tây, Ứng Hòa, Hà Đông… đều triển khai phát phiếu đi chợ cho người dân. Trên phiếu đều ấn định rõ khoảng khời gian và ngày được phép đến chợ. Hiệu quả giãn cách của những phiếu đi chợ được thể hiện rõ nét khi số lượng người ghé đến các chợ được bố trí, phân luồng hợp lý theo khung thời gian, từ đó kiểm soát và đảm bảo tuân thủ giãn cách.

Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách
Công tác kiểm soát kiểm tra người ra vào chợ trên địa bàn Hà Nội được thực hiện nghiêm ngặt. (Ảnh: Giang Nam)

Bà Nguyễn Thị Ngả, cư dân của xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa chia sẻ, ngày chưa có dịch, bà đi chợ đều đặn mỗi ngày, thậm chí 2 lần/ngày khi muốn đổi món ăn tươi, ngon. Tuy nhiên, từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bà hạn chế tối đa đến những nơi tập trung đông người, nơi công cộng. Hiện, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bà chỉ đi chợ 1-2 lần/tuần với đúng ngày ghi trên phiếu được cấp phát. Mỗi lần ghé vào chợ bà đều cố gắng lên danh sách và mua đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt gia đình trong 1 tuần.

Đáng chú ý, ngoài phương thức đi chợ mua sắm thực phẩm như truyền thống thì hiện trên mạng xã hội cũng lập không ít hội, nhóm “đi chợ hộ”, hoặc các “chợ online” theo từng khu vực. Ví dụ, ở khu vực Hà Đông có ít nhất 5 “chợ online” như: Hà Đông bản, chợ cư dân Hà Đông, chợ Hà Đông online… trên các chợ khu biệt phạm vi này, các loại hàng khô, hàng tươi, con tôm, con cá đều được tiểu thương đưa hết lên mạng xã hội. Nói cách khác, chỉ cần mở điện thoại và “dạo quanh” các hội nhóm trên ứng dụng Facebook, Zalo là đều có thể mua sắm được các mặt hàng thiết yếu.

Cùng với sự “đổi chiều” mua sắm từ truyền thống sang online, các siêu thị trên địa bàn Thủ đô cũng nhanh chóng nắm bắt xu thế, áp dụng nhiều chính sách khuyến mại nhằm hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch. Các dịch vụ như thanh toán online hay “đi chợ hộ” đã và đang góp phần tích cực, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt. Chẳng hạn như, với dịch vụ “đi chợ hộ”, người mua sau khi tự chọn các sản phẩm thông qua website, ứng dụng… của siêu thị thì sẽ được đơn vị cung ứng kết nối và giao hàng tận nhà, giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn trong mùa dịch.

Về phía các ban, ngành chức năng hiện cũng đang phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc mua sắm của người dân. Chẳng hạn, tại quận Ba Đình, bắt đầu từ ngày 4/8, quận Ba Đình đã triển khai các điểm bán hàng lưu động. Đến nay, đã có 10 điểm bán hàng lưu động an toàn có kiểm soát được mở để phục vụ nhân dân trên địa bàn. Qua ghi nhận, tại các điểm bán hàng, các mặt hàng nhu yếu phẩm phong phú, giá cả ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị Phạm Thị Lan, trú tại phường Cống Vị sau khi mua hàng tại điểm bán là Trường Trung học cơ sở Thăng Long cho biết, bản thân chị đánh giá cao và rất ủng hộ chủ trương của chính quyền bởi điểm bán hàng lưu động rất cần thiết đặc biệt là trong thời điểm giãn cách xã hội. Điểm bán hàng lưu động đang triển khai được bố trí ở khu vực có diện tích phù hợp để thực hiện quy định 5K và bảo đảm an ninh trật tự. Nhờ có những điểm bán hàng này mà người dân không phải đi xa, không phải chen lấn khi mua hàng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Kiểm soát nghiêm tại các chợ, siêu thị

Thời điểm này, Hà Nội vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, để đẩy lùi và từng bước bình thường hóa cuộc sống thì yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại các chợ, siêu thị trên địa bàn là rất quan trọng. Theo ghi nhận, tại các địa phương kể cả trong “vùng đỏ” và “vùng xanh” đều duy trì và tăng cường các biện pháp giám sát tiểu thương, người đi chợ, nỗ lực để người dân tuân thủ nghiêm quy định giãn cách. Tại chợ Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông khi người dân ghé đến mua sắm Ban Quản lý chợ yêu cầu người dân có phiếu đi chợ, sát khuẩn trước cổng chợ và căng dây giữ khoảng cách, nên trong chợ luôn bảo đảm giãn cách. Công tác nhắc nhở cũng được triển khai thường xuyên, góp phần giúp ý thức của người bán và mua hàng được nâng cao hơn.

Muôn kiểu đi chợ thời giãn cách
Phía trong chợ, việc kinh doanh diễn ra khá ngăn nắp, các cửa hàng đều có tấm chắn và người mua cũng giữ khoảng cách. (Ảnh: Giang Nam)

Người dân thay đổi thói quen, các tiểu thương thì thay đổi cách bán hàng cũng đang là nét nổi bật tại khu chợ Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm. Theo đó, ngoài việc phát phiếu đi chợ ngày chẵn, lẻ vào thời gian quy định thì các cửa hàng kinh doanh đều công khai số điện thoại, tên cửa hàng, mặt hàng kinh doanh tại khu vực trước cổng chợ để người dân đặt hàng trước qua điện thoại, nỗ lực tối đa hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Nói cách khác, người dân không cần phải vào bên trong chợ, chỉ cần nhấc điện thoại và “alo” thông báo các mặt hàng mình cần là tiểu thương sẽ bố trí mang ra tận nơi.

Ngoài ra, bên trong khu chợ này, tất cả dãy hàng hóa đều được tiểu thương dùng tấm nilon chắn giọt bắn nhằm giữ khoảng cách tối đa với khách hàng, mọi giao dịch đều cẩn trọng để tránh tiếp xúc gần. Chị Đỗ Thị Phương, một tiểu thương kinh doanh tại đây cho biết, đây là chợ phố cổ nên rất sầm uất. Nhưng hiện Hà Nội đang thực hiện giãn cách nên chợ tương đối thưa vắng, để đảm bảo giãn cách. “Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt việc đi chợ như thế này là rất tốt, mọi người dân và tiểu thương chúng tôi đều rất ủng hộ”, chị Phương chia sẻ.

Đó là với khu vực nội thành, còn tại các “vùng xanh” ngoại thành hiện công tác kiểm soát và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ cũng vẫn được duy trì thực hiện nghiêm. Sở chỉ huy phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thị xã Sơn Tây cho biết, từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, Hà Nội quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng. Theo đó, Thành phố tiếp tục siết chặt “vùng đỏ” là vùng có nguy cơ rất cao, tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn. Khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng xanh, song không vì thế mà công tác chống dịch bị lơi là. Hiện thị xã vẫn tiếp tục yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Quán triệt thực hiện nghiêm 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp. Với nhu cầu giao thương, mua sắm, thị xã Sơn Tây khuyến khích người dân sử dụng thương mại điện tử, giao hàng tại nhà; tiếp tục siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích và các hoạt động đông người như xét nghiệm, tiêm chủng... Đối với việc cấp giấy đi chợ cho dân cũng tiếp tục được kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng tập trung đông người không đảm bảo khoảng cách tại các chợ.

Rõ ràng, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, những cách thức mua sắm hàng hóa, nhu yếu phẩm tại Thủ đô được tổ chức thực hiện tương đối linh hoạt song vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Chính sự linh hoạt này đã phần nào giúp người dân thay đổi nhu cầu mua sắm, ổn định cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2./.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.
Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian

Thời gian gần đây, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do sử dụng các bài thuốc ruyền miệng để chữa bệnh. Với việc tin tưởng sử dụng những bài thuốc truyền miệng thường là các phương thuốc dân gian được truyền lại qua nhiều đời, được coi là cách chữa bệnh hiệu quả và ít tác dụng phụ, đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho 191 đoàn viên, người lao động quận Ba Đình

191 đoàn viên, người lao động đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Ngày 11/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc chị M tố bị người đi ô tô bán tải dùng gậy giống dùi cui đánh vào đầu vì... không nhường đường, Công an phường Phúc La (Hà Nội) đã khẩn trương làm rõ, xác định danh tính đối tượng có hành vi bạo lực.
Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Hướng tới chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, đồng thời hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thao Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn huyện năm 2025.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 215 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.

Tin khác

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động