Mức xử phạt 53 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền 53 hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 |
Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội đã biên soạn tài liệu về 53 hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và chế tài xử lý theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; Nghị định số 124/2021/NĐ-CP; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đội tuyên truyền lưu động huyện Gia Lâm tuyên truyền phòng, chống Covid-19 (ảnh: P.Diệp) |
Trong Kế hoạch số 60/KH-UBND về đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Ủy ban nhân dân Thành phố đã yêu cầu tuyên truyền sâu rộng về các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm.
Trong số 53 hành vi vi phạm, có 43 hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính và 10 hành vi bị xử lý hình sự. Trong đó, các hành vi vi phạm hành chính được chia làm 10 nhóm, với từng mức phạt cụ thể.
Bên cạnh đó, có 10 hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự, với mức phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng và mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Mức phạt tiền dưới đây là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
STT | Hành vi vi phạm | Mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả | Căn cứ pháp lý | Ghi chú |
I. Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm | ||||
1 | Không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền | Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (theo số lượng sử dụng lao động tại cơ sở) | Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
2 | Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm hoặc thời lượng phát sóng hoặc dung lượng hoặc vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. | Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. | Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
3 | Thu tiền việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. | Điểm b Khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
II. Vi phạm quy định về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm | ||||
4 | Không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. | Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng | Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
5 | Không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, phương tiện giao thông, nơi chứa chất thải sinh hoạt làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế | Khoản 2, khoản 5 Điều 6Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
6 | 6.1 Không giáo dục cho người học về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm bao gồm vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong sinh hoạt, lao động và vệ sinh môi trường; 6.2 Không tuyên truyền về vệ sinh phòng bệnh hoặc không kiểm tra, giám sát vệ sinh môi trường; không triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm d, đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
7 | Không thực hiện biện pháp bảo đảm vệ sinh nơi sản xuất, kinh doanh, xử lý chất thải công nghiệp và biện pháp vệ sinh khác theo quy định của pháp luật làm phát sinh, lây lan bệnh truyền nhiễm. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế | Khoản 4, khoản 5 Điều 6 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
III. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm | ||||
8 | 8.1 Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm; 8.2 Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm a, b Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
9 | 9.1 Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; 9.2 Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; 9.3 Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
IV. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm | ||||
10 | Bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi không đủ điều kiện. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng | Điểm b Khoản 4; điểm a khoản 6 Điều 8 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
V. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế | ||||
11 | 11.1 Không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; 11.2 Không tư vấn cho người được tiêm chủng, cha, mẹ hoặc gia đình, người giám hộ của trẻ được tiêm chủng trước khi tiêm chủng; không tư vấn về lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tiêm chủng; 11.3 Không hướng dẫn người được tiêm chủng hoặc gia đình trẻ được tiêm chủng cách theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng; 11.4 Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về hoạt động tiêm chủng theo quy định của pháp luật. | Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi | Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
12 | 12.1 Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; 12.2 Không cấp và ghi sổ theo dõi tiêm chủng cá nhân hoặc sổ tiêm chủng điện tử cho người đến tiêm tại cơ sở tiêm chủng; 12.3 Không thống kê danh sách đối tượng đã tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng; 12.4 Không theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng; 12.5 Không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan khi có yêu cầu nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn cấp tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng; 12.6 Không lưu giữ, quản lý các tài liệu, hồ sơ về tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
13 | 13.1 Không khám sàng lọc hoặc khám sàng lọc không đầy đủ cho đối tượng được tiêm chủng; 13.2 Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin; 13.3 Không thực hiện đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm chủng; 13.4 Không dừng ngay buổi tiêm chủng khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm đã nêu. + Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm đã nêu | Điểm a, b, c, d Khoản 3; điểm a, b khoản 7 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
14 | 14.1 Không thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến; 14.2 Không tổ chức tiêm chủng chống dịch khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký với Sở Y tế sở tại để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm đ, e Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
15 | 15.1 Tính vào giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch đối với các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; 15.2 Bán vắc xin, sinh phẩm y tế thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi trên. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. | Điểm g, h Khoản 3; điểm a Khoản 8 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
16 | 16.1 Không tiêm chủng đúng chỉ định, không bảo đảm an toàn trong khi tiêm chủng; 16.2 Không xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; 16.3 Không chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất trong trường hợp vượt quá khả năng; 16.4 Không cấp cứu, điều trị người bị tai biến nặng sau tiêm chủng và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến nặng sau tiêm chủng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; + Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm | Điểm a, b, c, d Khoản 4; điểm a, b khoản 7 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
17 | Không bảo đảm một trong các điều kiện của cơ sở tiêm chủng cố định sau khi đã công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; | Điểm đ Khoản 4; điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
18 | 18.1 Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; 18.2 Tiêm chủng khi chưa thực hiện việc công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng | Khoản 5; điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
19 | Sử dụng vắc xin không có giấy đăng ký lưu hành, vắc xin đã hết hạn sử dụng, vắc xin kém chất lượng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy vắc xin | Khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8 Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
VI. Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | ||||
20 | 20.1 Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế; 20.2 Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; 20.3 Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
21 | 21.1 Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở của mình cho cơ quan y tế dự phòng cùng cấp; 21.2 Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp tham gia khám bệnh, chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; 21.3 Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm đối với người mắc bệnh truyền nhiễm; | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
22 | Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng | Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
23 | Không vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác. | Khoản 4, khoản 5 Điều 10 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
VII. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế | ||||
24 | Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
25 | 25.1 Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; 25.2 Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi vi phạm. | Điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
26 | Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Điểm c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
VIII. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch | ||||
27 | 27.1 Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác 27.2 Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; điểm a khoản 5 Điều 2Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 | |
28 | 28.1 Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; 28.2 Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp người hành nghề không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi. | Điểm a, c Khoản 2 Điều 12; điểm m khoản 5 Điều 38; điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; điểm b khoản 5; điểm c khoản 8 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 | |
29 | Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế. | Điểm b Khoản 2; điểm a khoản 6 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
30 | Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. | Điểm d Khoản 2; điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
31 | 31.1 Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; 31.2 Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm a, c Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
32 | Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng | Điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; điểm c khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 | |
33 | Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xử lý y tế phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm | Điểm a Khoản 5; điểm d Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
34 | 34.1 Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền;" 34.2 Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi | Điểm b, c Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP; điểm d khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 | |
IX. Vi phạm quy định về kiểm dịch biên giới | ||||
35 | Không liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay hoặc có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm trước khi tàu bay cất, hạ cánh, tàu thuyền cập cảng. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
36 | Không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực về kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng | Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
37 | Vận chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và các thành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xử lý y tế. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu về phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất. | Điểm a Khoản 3; điểm b Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
38 | | - Mức phạt: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hành vi vi phạm | Điểm b Khoản 3; điểm c Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
39 | Không chấp hành cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa và các đối tượng phải kiểm dịch khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A | Khoản 4; điểm d Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
40 | Sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơ gây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng, trừ trường hợp tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi | Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
41 | Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
42 | Hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán bất hợp lý đối với thuốc, trang thiết bị y tế, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng. + Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 50.000.000 đồng hoặc trường hợp tái phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả cho người mua hoặc người bán toàn bộ số tiền chênh lệch. Trường hợp không hoàn trả được cho khách hàng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. | Khoản 3; điểm a, b Khoản 4; Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP | |
X. Vi phạm quy định về mai táng, hỏa táng | ||||
43 | 43.1 Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm, vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A 43.2 Không xử lý thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. | - Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường | Điểm a, b Khoản 3; khoản 6 Điều 16 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP |
B. ÁP DỤNG XỬ LÝ HÌNH SỰ (Theo Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (viết tắt là Công văn số 45/TANDTC-PC; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
STT | Hành vi vi phạm | Căn cứ pháp lý | Trích quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
1 | Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: - Trốn khỏi nơi cách ly; - Không tuân thủ quy định về cách ly; - Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; - Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. | Điểm 1.1 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Làm chết người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; b) Làm chết 02 người trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
2 | Người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295: - Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; - Không tuân thủ quy định cách ly; - Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; - Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. | Điểm 1.2 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 295. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người 1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
3 | Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295. | Điểm 1.3 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | |
4 | Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288. | Điểm 1.4 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; g) Dẫn đến biểu tình. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
5 | Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155. | Điểm 1.5 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 155. Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
6 | Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh Covid-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174. | Điểm 1.6 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g)(được bãi bỏ) 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) (được bãi bỏ) c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) (được bãi bỏ) c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |
7 | Người có hành vi đã, đang hoặc nhằm đưa trái phép thuốc, vật tư y tế dùng vào việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ra khỏi biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188. | Điểm 1.7 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 188. Tội buôn lậu 1.Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; h) Phạm tội 02 lần trở lên; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
8 | Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196. | Điểm 1.8 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 196. Tội đầu cơ 1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
9 | Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330. | Điểm 1.9 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm. |
10 | Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360. | Điểm 1.10 Mục 1 Công văn số 45/TANDTC-PC; Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) | Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33