Mùa xuân trên đỉnh núi Sóc
Bỏ nghi thức "cướp lộc" hoa tre, lễ hội Đền Sóc yên ả đón du khách Du xuân hữu nghị năm 2024: Quảng bá văn hóa truyền thống tới bạn bè quốc tế |
Uy nghi trên đỉnh núi Linh
Nằm cách không xa Thủ đô Hà Nội, chừng 40 km về phía Tây Bắc là vùng đất Sóc Sơn tươi đẹp với quần thể di tích đền Sóc linh thiêng. Đây là một địa danh nổi tiếng, gắn liền với sự tích Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, đã trở thành một huyền thoại, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Người xưa vẫn có có câu thơ rằng: “Sóc Sơn là ngọn núi nào/ Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh”. Chính vì lẽ đó, đến vùng đất này, hỏi người dân nơi đây ai cũng đều kể vanh vách nói chuyện nhớ ơn ông Gióng.
![]() |
Ảnh Phù Đổng Thiên Vương tọa lạc uy nghi trên đỉnh núi Linh (núi Sóc - đền Sóc) |
Theo truyền thuyết, vào thời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi tìm người tài giỏi giúp nước cứu dân. Ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có cậu bé tên Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, chẳng biết cười. Khi nghe tin có giặc, cậu bỗng cất tiếng gọi mẹ mời sứ giả vào, xin vua đúc cho ngựa sắt, áo giáp sắt, gậy sắt để đánh đi giặc cứu nước. Nhà vua bèn sai thợ cùng dân làng ngày đêm rèn, đúc và cho người mang đến. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, uống cạn nước một khúc sông, cậu bé vươn mình thành một trang nam nhi, mặc áo giáp, tay cầm gậy sắt nhảy lên mình ngựa. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, xông vào quân giặc, giặc chết như rạ.
Gậy sắt gẫy, ông Gióng nhổ bụi tre ngà đánh đuổi quân giặc. Giặc tan, ông Gióng về đây ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất trời lần cuối, cởi áo chiến bào khoác lên cây trầm hương để lại nơi đỉnh núi Vệ Linh, rồi cả người lẫn ngựa bay về trời. Người dân quanh núi Sóc nhớ ơn người anh hùng thần thánh đã lập đền thờ ông dưới chân núi Sóc (gọi là đền Sóc).
Ngày nay, Khu di tích Đền Sóc nằm dưới chân núi Vệ Linh (núi Sóc) là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Bắc và cũng là một trong những điểm nhấn đặc biệt của huyện Sóc Sơn. Xa xa, quang cảnh núi non trùng điệp, màu xanh mát của cây cối và mây trời hòa quyện vấn vương khiến lòng người bồi hồi xao xuyến.
Trải qua nhiều năm tháng đồng hành cùng lịch sử dân tộc, quần thể di tích Đền Sóc đã được xây dựng thành một hệ thống bao gồm: Đền Trình, Đền Mẫu, chùa Non Nước, Chùa Đại Bi, Đền Thượng, Hòn đá Trồng, Tượng đài Thánh Gióng và rất nhiều bia đá tạc lại lịch sử và truyền thống lễ hội Đền Gióng.
Kỷ niệm 1.000 năm (10/10/2011) Thăng Long - Hà Nội, để tỏ lòng thành kính với vị thánh có công với dân với nước, tượng đài Thánh Gióng cao 10,8m được xây dựng trên núi Sóc Sơn. Tượng đài Thánh Gióng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn có ý nghĩa lớn lao trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ trong thời đại mới. Tượng đài minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc vững chãi, cho truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam chống giặc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn…nhớ về
Ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng và tưởng niệm ngày Thánh bay về trời, người dân huyện Sóc Sơn đã mở hội từ ngày 6 - 8 tháng Giêng hàng năm. Hội Gióng đền Sóc mang đến cho người dân Sóc Sơn cũng như khách thập phương niềm vui và niềm tin vào những điều tốt đẹp đang đến vào đầu năm mới. Hội luôn chứa đựng tâm tưởng vừa kín đáo, vừa sâu xa lan tỏa bao trùm lên nghi lễ thờ cúng thần, thánh; nhắc nhở, giáo dục con cháu nhớ về cội nguồn: “Tháng giêng giỗ Thánh Sóc Sơn/Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về”.
Ông Nguyễn Công Huấn, Trưởng thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) bày tỏ: “Mỗi dịp đến đầu xuân là cả vùng quê vui lắm. Người dân xung quanh đều háo hức để đến Hội Gióng. Sở dĩ Hội Gióng thu hút người dân đến vậy là bởi Hội vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống, nhiều nghi lễ cổ xưa, mang đậm nét văn hoá dân tộc, được tái hiện lại trong lễ khai mạc ngày 6 tháng Giêng”.
![]() |
Lễ hội đền Sóc. |
Để chuẩn bị cho lễ hội đền Sóc, mỗi làng hay thôn lại cúng Thánh một lễ vật đặc trưng. Như thôn Vệ Linh là hoa tre. Thôn Mã là rước ngựa. Thôn Dược Thượng rước voi. Làng Đan Tảo rước trầu cau. Làng Đức Hậu rước ngà voi... Theo thuyết kể lại rằng, Thánh Gióng sau khi đánh giặc Ân thì chú voi của ngài chạy đi rong chơi, bị làng Dược Thượng và làng Đức Hậu bắt thịt mất. Vì thế năm nào cũng vậy, từ ngày đó cho đến nay, cứ vào ngày lễ hội đền Sóc là người làng thôn Dược Thượng phải rước voi từ thôn lên đền trả. Voi giấy to như voi thật.
Tiếp đó, thôn Đan Tảo rước kiệu trầu cau. Thôn Đức Hậu xã Đức Hòa rước kiệu có một đôi ngà voi. Thôn Yên Sào xã Xuân Giang rước kiệu cỏ voi (cỏ voi là 4 cây chuối tươi, lá xanh đẹp). Thôn Yên Tàng xã Bắc Phú rước kiệu tướng (tướng là một cô gái khoảng 11 đến 13 tuổi xinh đẹp). Thôn Xuân Dục xã Tân Minh rước kiệu Cầu Húc (một quả cầu lớn sơn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời).
Các đoàn rước thực hành nghi thức tế lễ riêng biệt và nghiêm chỉnh theo luật lệ quy định từ trước. Các tích diễn xướng từ xưa vẫn được thực hành đầy đủ, trang nghiêm. Mỗi vật phẩm dâng cúng lên Thánh trong ngày hội, mỗi trò rước, những diễn xướng tại hội đền Sóc đều là những sự tích ly kỳ gắn với huyền thoại Thánh Gióng đi diệt giặc Ân cách đây 4000 năm.
Kết thúc hội vào chiều ngày mùng 8 là tục cướp hoa tre cực kỳ sôi động. Ai cũng muốn “cướp” được một vài tua hoa tre đế lấy lộc Thánh, để được may mắn cho một năm mới tốt tài sai lộc. Hiện nay, việc “cướp” hoa tre đã được ban quản lý đền Sóc đưa vào khuôn khổ không còn nguy hiểm và lộn xộn như xưa.
Khu di tích lịch sử đền Sóc đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1962. Năm 2010, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (Hà Nội) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Năm 2014, quần thể di tích đền Sóc, trong đó có tượng đài Thánh Gióng được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030
Tin khác

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025
Văn hóa 25/07/2025 18:57

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô
Văn hóa 25/07/2025 18:51

“Không có vùng cấm" khi xử lý nghệ sĩ sử dụng ma túy
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố mẫu biểu trưng quà tặng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 24/07/2025 18:09

Công bố Thể lệ Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá Việt Nam" lần thứ 3
Văn hóa 24/07/2025 13:53

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025
Văn hóa 23/07/2025 15:12

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0
Văn hóa 21/07/2025 19:18

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3
Văn hóa 21/07/2025 17:30

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam
Media 19/07/2025 13:26