--> -->

MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nêu kiến nghị 4 nhóm vấn đề lớn

Sáng 9/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội năm 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội với 150 đại biểu tham dự và truyền trực tuyến tới 30 điểm cầu tại các quận, huyện, thị xã với hơn 5.100 đại biểu.
Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại quận Hà Đông Hà Nội miễn phí 82 thủ tục hành chính trực tuyến: Bước đột phá để xây dựng chính quyền số, xã hội số Hà Nội: Siết chặt kỷ cương, kỷ luật, đạo đức công vụ

Báo cáo tại Hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, thực hiện Thông báo kết luận của Bí thư Thành ủy tại buổi làm việc với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội năm 2020, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung hướng mạnh về cơ sở, tổ chức nhiều hoạt động tạo mẫu lan tỏa đến cơ sở, đảm bảo mọi hoạt động được triển khai kịp thời, xuyên suốt.

Các cấp MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nêu kiến nghị 4 nhóm vấn đề lớn
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với MTTQ Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội năm 2023. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Vai trò, trách nhiệm của hệ thống Mặt trận, tinh thần dấn thân vì cộng đồng của cán bộ Mặt trận ngày càng được thể hiện rõ nét, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Công tác Mặt trận được triển khai toàn diện trên các lĩnh vực, nhiệm vụ; nhiều hoạt động mới, chưa có tiền lệ được chủ động triển khai kịp thời, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực.

Các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, chăm lo cho đoàn viên, hội viên; hoạt động cứu trợ, cứu nạn được quan tâm triển khai ngày càng bài bản, hiệu quả, năm sau cao hơn năm trước.

Chú trọng thúc đẩy các nội dung công tác liên quan đến vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân trong tình hình mới, nỗ lực đồng hành cùng chính quyền trong việc tham gia hoàn thiện các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, như: Tham gia lấy ý kiến góp ý hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật đất đai (sửa đổi)…; thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực sự là “cầu nối” giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.

Công tác nắm tình hình, định hướng dư luận, tuyên truyền vận động, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được quan tâm thực hiện kịp thời, với nhiều hình thức đa dạng, nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo được đúc kết, nhân rộng, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Theo bà Nguyễn Lan Hương, Hội nghị tiếp xúc, đối thoại của Bí thư Thành ủy với MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội là dịp để các tầng lớp Nhân dân, đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp gửi gắm tình cảm, bày tỏ nguyện vọng, kiến nghị đến Bí thư Thành ủy, lãnh đạo Thành phố và các ban, sở, ngành với mong muốn được tiếp tục tạo điều kiện, giải quyết các vấn đề Nhân dân quan tâm, góp phần củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Các cấp MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nêu kiến nghị 4 nhóm vấn đề lớn
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Để chuẩn bị cho Hội nghị này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị, đề xuất của các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các ông, bà trong Hội đồng tư vấn và đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, tổng hợp 27 nội dung thuộc 4 nhóm vấn đề lớn.

Một là, các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh như việc đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, việc đảm bảo quyền lợi cho người dân tại các khu chung cư, công tác phòng cháy, chữa cháy, vấn đề thiếu trường lớp, quản lý, vận hành các công viên, khu vui chơi công cộng; việc xử lý các dự án “treo”; vấn đề lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống; tiến độ thực hiện dự án các tuyến đường Vành đai, đặc biệt là đường Vành đai 4…

Hai là, các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền như việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, vấn đề sửa đổi Luật Thủ đô, công cuộc phòng chống tham nhũng, việc giải quyết các đơn thư, khiếu nại tố cáo, công tác chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính...

Ba là, các vấn đề về công tác cán bộ, thu hút nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao như việc công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch và xử lý cán bộ; việc cải cách tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đề xuất tạo điều kiện về chỉ tiêu biên chế cán bộ Mặt trận.

Bốn là, vấn đề về công tác dân tộc, tôn giáo như việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số và công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, cơ sở tôn giáo được xếp hạng.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội bày tỏ, tại Hội nghị, đại diện các tầng lớp Nhân dân, cán bộ Mặt trận các cấp sẽ trực tiếp thể hiện mong muốn, nguyện vọng, các đề xuất cụ thể và mong muốn những ý kiến chính đáng sẽ được quan tâm giải đáp và chỉ đạo các giải pháp để giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân và đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp; đồng thời động viên, khích lệ để cán bộ Mặt trận các cấp Thành phố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu vươn lên, đóng góp tích cực xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.
Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Xem thêm
Phiên bản di động