--> -->

Một vị Thủ tướng luôn nghĩ về dân

Tư duy xuyên suốt cuộc đời hoạt động của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là tất cả vì dân, lo cho dân, đem lại lợi ích cho dân, cải thiện đời sống của dân.
TP.HCM: Khai mạc triển lãm ảnh về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo có tư duy chiến lược, dám nghĩ, dám làm và gần dân
Ông Sáu Dân, một vị Thủ tướng luôn nghĩ về Dân - Ảnh 1.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt và công nhân trên công trường xây dựng trạm biến thế 500kv Pleiku ngày 3/11/1993

Ông Vũ Quốc Tuấn vinh dự được là Trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong 10 năm, từ 1985 đến 1994. "Những năm phục vụ Thủ tướng Võ Văn Kiệt là những năm tháng vô cùng quý báu đối với tôi. Qua đó, tôi đã học tập được ở ông rất nhiều, từ tư duy cho đến phong cách. Đối với tôi, ông là người anh, người thầy vô cùng thân thiết", ông Vũ Quốc Tuấn chia sẻ.

Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Theo ông Vũ Quốc Tuấn, nhân dịp này, chúng ta ôn lại những bài học về tầm nhìn và đức độ mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tên thường gọi là Sáu Dân) để lại, cố gắng học tập và vận dụng trong công tác của mỗi người.

Tầm nhìn chiến lược đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước

Theo ông Vũ Quốc Tuấn, điều nổi bật trước tiên mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt để lại cho chúng ta là tầm nhìn chiến lược đối với những vấn đề hệ trọng của đất nước trong những năm đầu Đổi mới.

Trong thời gian ấy, thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII, cùng với các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những quyết định về cơ chế, chính sách rất có ý nghĩa, như: Khuyến khích các hộ nông dân sản xuất hàng hóa, cùng với củng cố các hợp tác xã nông nghiệp; đổi mới công tác kế hoạch hóa; cải tiến việc giao chỉ tiêu cho xí nghiệp quốc doanh; khuyến khích kinh tế tư nhân; chấp nhận doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; xóa bỏ các trạm kiểm soát dọc đường, thực hiện lưu thông lương thực, thực phẩm thông suốt trong cả nước; cải tổ hệ thống ngân hàng; không hạn chế số ngoại tệ do kiều bào gửi về...

Về các công trình, có thể kể những công trình do ông Sáu Dân khởi xường và trực tiếp chỉ đạo thực hiện, như: Công trình thủy lợi kênh T5 đưa nước lũ thoát ra biển Tây, xây dựng đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam, đường bộ Hồ Chí Minh, nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường Bắc Thăng Long-Nội Bài...

Đáng chú ý nhất là đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam. Lúc đó, đã có không ít ý kiến nghi ngờ, phê phán, coi đó là một quyết định duy ý chí, gây lãng phí lớn. Trước tình hình đó, ông Sáu Dân đã công khai bảo vệ, báo cáo Bộ Chính trị, nhận trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo. Sau 2 năm, công trình đã xây dựng thành công, sớm hơn dự kiến là 4 năm. Đến nay, công trình đường dây 500 kV đóng vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống đường tải điện này đã được thực tiễn chứng minh.

Tất cả vì dân, lo cho dân

Theo ông Vũ Quốc Tuấn, có 2 yếu tố đã tạo cho ông Sáu Dân tính quyết đoán đối với những công việc ấy, mà không rơi vào chủ quan, duy ý chí. Đó là xuất phát từ tư duy xuyên suốt cuộc đời hoạt động của ông: Tất cả vì dân, lo cho dân, đem lại lợi ích cho dân, cải thiện đời sống của dân. Chính vì xuất phát từ lợi ích của dân, mà ông đã đem cả sinh mệnh chính trị của mình ra bảo đảm - sẵn sàng chịu kỷ luật nếu đường dây 500 kV không thành công.

Cùng với tư duy ấy, là việc tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Ông đi khá nhiều địa phương vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, cùng các chuyên gia, lãnh đạo địa phương, nghiên cứu thực tế tình hình đồng ruộng để tìm ra cách làm kênh mương thoát nước, thau chua, rửa mặn. Riêng với đường dây 500 kV Bắc-Nam, đã có những cuộc họp thâu đêm giữa ông và các chuyên gia về điện, là việc cử các đoàn cán bộ đi nghiên cứu thực tế, tham vấn ý kiến chuyên gia nước ngoài, để có đủ căn cứ khoa học của công trình.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc là con đường đúng đắn thu phục nhân tâm về một mối sau nhiều năm đất nước bị chia cắt, là nguồn sức mạnh sáng tạo bất tận của dân tộc ta trong phát triển đất nước.

Tư tưởng ấy đã được thể hiện nổi bật trong bài phát biểu nổi tiếng của ông tại cuộc gặp mặt kiều bào lần đầu tiên trong dịp Tết Quý Dậu (tháng 2/1993): "Ý thức dân tộc và lòng yêu nước, đoàn kết, tập hợp mọi người Việt Nam hướng vào mục tiêu đáp ứng nguyện vọng thiết tha của toàn thể nhân dân, là thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội thật sự dân chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Mục tiêu đó kết hợp hài hòa lợi ích của mỗi người với lợi ích chung của cả dân tộc. Yêu nước, đoàn kết, hòa hợp dân tộc là chung lòng, chung sức phấn đấu theo mục tiêu đó, vượt lên trên những sự khác biệt, kể cả sự khác nhau về chính kiến".

Đức tính 'lắng nghe'

Trong câu chuyện chia sẻ cùng Báo Điện tử Chính phủ, trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh, cố Thủ tướng chính là một nhà lãnh đạo luôn luôn suy nghĩ, tìm chủ trương mới, cách làm mới, xuất phát từ nghiên cứu thực tế rất công phu, sâu sắc, kết hợp với lắng nghe ý kiến chuyên gia.

Chính vì tôn trọng thực tiễn, mà khi nhận chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (năm 1982), ông đã dành hẳn một năm để đi về các tỉnh, huyện, thậm chí cả xã, hợp tác xã miền Bắc và miền Trung, nơi mà ông tự cho là chưa nắm được tình hình, để khảo sát tình hình kinh tế-xã hội cũng như cung cách xây dựng và thực hiện kế hoạch. Sau đó, ông đã để hẳn một ngày giới thiệu với cán bộ chủ chốt của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước kết quả khảo sát, nêu lên những nhận xét rất chính xác về thực trạng công tác kế hoạch hóa thời đó đã quan liêu, áp đặt, xa thực tế, triệt tiêu mọi sáng kiến, sáng tạo từ dân và cơ sở.

Ông đề xuất những giải pháp để bước đầu đổi mới công tác kế hoạch hóa, như các chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên, xuất phát từ thực tế, tôn trọng mọi sáng tạo của dân, vì lợi ích của dân.

Ông Sáu Dân đặc biệt tôn trọng trí thức, quan tâm quy tụ và lắng nghe ý kiến trí thức, qua đó, bổ sung cho những quyết sách của mình. Ông cho rằng tài nguyên lớn nhất của mọi quốc gia là tài nguyên con người, cần được khơi dậy và phát huy. Trong công cuộc phát triển đất nước, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức và học vấn; chính vì thế, phải dựa vào chuyên gia, lắng nghe họ. Phát hiện được nhân tài, trọng dụng nhân tài cũng là một phẩm chất hàng đầu của người lãnh đạo.

Theo hướng đó, năm 1993, ông thành lập "Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính", gồm chuyên gia trong nước và một số trí thức người Việt ở nước ngoài trực tiếp giúp ông trong những quyết sách quan trọng, như hoạch định chương trình tiến hành cải cách; kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới; tham gia soạn thảo hoặc phản biện các văn bản thể chế mang nội dung đổi mới.

Tại các cuộc làm việc với các chuyên gia tư vấn nói trên cũng như với các chuyên gia khác, ông Sáu Dân đều nghe họ một cách chân thành, ghi chép tỉ mỉ. Vấn đề nào ông chưa rõ thì ông yêu cầu giải thích thêm, rồi hỏi lại cho rõ. Ông tranh luận thẳng thắn đối với những ý kiến mà ông thấy rằng chưa thỏa đáng, hoặc bổ sung thêm thực tế cho những người chưa đủ thông tin.

Ông rất thích làm việc với những người có chủ kiến, thích nghe những ý kiến "trái tai" mình. Chính là do tác phong gần gũi, chân thành, ông đã có sức hút mạnh mẽ đối với trí thức. Họ đã tin cậy ông, phát biểu với ông những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, không ngần ngại nói ra cả những ý kiến trái với suy nghĩ của lãnh đạo, nhưng đó lại là những ý kiến, mà ông – một người Thủ tướng luôn nghĩ cho dân, rất muốn lắng nghe.

Theo Phương Liên/Chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/mot-vi-thu-tuong-luon-nghi-ve-dan-102221122150433892.htm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Công đoàn Thủ đô biểu dương 48 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác

Chiều 13/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05); biểu dương điển tình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động Thủ đô học tập và làm theo Bác. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy chủ trì Hội nghị.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.

Tin khác

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất hào hứng chờ đợi Nghị quyết 68-NQ/TW đi vào cuộc sống

Doanh nghiệp rất kỳ vọng khi thực hiện được đúng Nghị quyết 68-NQ/TW, thì kinh tế tư nhân sẽ trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030 sẽ không làm giảm thu, do đây là chính sách đang được thực hiện trên thực tế. Với đề xuất kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, như quy định hiện hành đến hết 31/12/2030 thì số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Làm rõ việc lộ, lọt thông tin dữ liệu cá nhân và ngăn chặn kịp thời

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, bài toán đặt ra là phải làm rõ việc lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân từ đâu và phải có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Đề xuất áp thuế thu nhập 10% cho tất cả loại hình báo chí

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 12/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Xem thêm
Phiên bản di động