--> -->

Mối lương duyên đặc biệt

Như một mối lương duyên, hơn 40 người có công ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội đang nhận được sự quan tâm, chăm sóc tận tình của các nữ điều dưỡng, những người đã tình nguyện ở bên họ vào lúc họ cô đơn nhất cũng như khi trái nắng trở trời. Dẫu gặp muôn vàn khó khăn nhưng các nữ điều dưỡng luôn dành cho các bậc tiền bối tình yêu thương và những nghĩa cử ân tình.
Tuổi cao bền chí làm giàu Hành trình Đỏ góp phần đem lại sự sống cho hàng trăm nghìn người bệnh

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (nằm tại xã Viên An, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), là một nơi khá đặc biệt. Trong khoảng thời gian có mặt ở Trung tâm, chúng tôi có dịp được trò chuyện với nhiều người là cựu thanh niên xung phong; vợ của những liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Điểm chung dễ nhận thấy nhất ở họ là đều trải qua những tổn thương về tinh thần. Cho dù chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng những ký ức đau thương về một thời khói lửa vẫn còn vương vấn trong tâm trí họ.

Mối lương duyên đặc biệt
Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Liên đang chăm sóc cho bà Gia Thị Nga.

“Bác ơi, con mời bác ăn cơm nhé” - tiếng điều dưỡng vang lên cắt ngang câu chuyện giữa chúng tôi. Là Nguyễn Thị Liên, điều dưỡng của Trung tâm đến giúp bà Là ăn cơm trưa.

Cẩn thận dùng khăn lau mặt và tay cho bà Là, Liên thủ thỉ: “Cơm hôm nay ngon lắm, đúng món bác thích đấy. Bác phải ăn hết cho bọn con vui nhé”. “Bố chị, chị nựng tôi như nựng trẻ con thế hả”, người đàn bà ngồi trước mặt tôi nở nụ cười ấm áp. Bất giác chứng kiến khoảnh khắc thấm đẫm tình mẹ con của hai người không chung huyết thống, tôi thấy hạnh phúc lây!

Bà Vương Thị Là, là cựu thanh niên xung phong đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Ở tuổi 20, đương độ xuân thì, với sức trẻ và hoài bão giành độc lập cho Tổ quốc luôn thôi thúc, bà xung phong vào chiến trường B - chiến trường ác liệt nhất thời kỳ đó. Trong 4 năm chiến đấu tại đây, bà đã chứng kiến nhiều mất mát, đau thương của đồng đội, đồng bào, đến giờ những ký ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của bà.

Bà Là bồi hồi nhớ lại: “Khi ấy đội của chúng tôi có 12 chị em. Một hôm trong lúc mọi người đang véo von, bỗng xoẹt một tiếng, rồi đất đá rung chuyển khắp nơi. Sau đó, tôi có gọi mọi người nhưng chỉ còn 3 người sống sót. Chiến tranh ác liệt lắm!”.

Di chứng của chiến tranh đã khiến bà Là từ người có thể đi lại, tự chủ được trở thành người bị liệt hai chân, không thể đi lại. Có người nói, nỗi đau nào rồi cũng nguôi ngoai nhưng với bà thì nó mãi là những ký ức buồn, mãi ám ảnh bà cho đến cuối cuộc đời.

Giờ đây, mọi sinh hoạt cá nhân của bà Là đều trông cả vào những người như Liên. “Mấy đứa con gái ấy là cô Tấm bước ra từ quả Thị đấy cô ạ. Chăm nom người già trái tính, trái nết mà tịnh không thấy đứa nào kêu nửa lời”, bà Là nói khi thấy tôi đang nhìn Liên sắp xếp lại các vật dụng cá nhân cho bà.

Cùng được nuôi dưỡng tại trung tâm là bà GiaThị Nga. Năm nay bà Nga đã ngoài 80, bà là vợ liệt sĩ. Bà lấy chồng được 15 ngày thì ông nhập ngũ, bà dành hết những năm tháng thanh xuân để đợi ông quay về, cuối cùng điều bà nhận được là mảnh giấy báo tử. Những năm tháng hắt hiu tuổi già, bà nhận được rất nhiều tình yêu thương của các điều dưỡng ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. Điều này đã khiến bà không còn thấy lẻ loi, cô quạnh.

“Chị thấy không, niềm vui của các bác là liều thuốc tinh thần giữ tụi em ở lại đây”, Liên cười và nói. Những tiếng cười khiến không gian nơi đây trở nên khoáng đạt. Cảm giác về mất mát do chiến tranh dường như bị đẩy lùi bởi yêu thương đang lan tỏa nơi này!

Liên chia sẻ, trong quá trình chăm sóc các bác cũng có những khó khăn như có bác nằm một chỗ, không đi lại được nên nhân viên phải chăm sóc từng ly từng tý; nhiều bác lại hơi khó tính,… nhưng khi thấy các bác vui vẻ, khỏe mạnh thì Liên cảm nhận được những giá trị mà nhân viên tại Trung tâm đang đảm bảo, chăm sóc cho các bác. “Mọi người ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy các bác khỏe mạnh, tươi vui”, Liên bộc bạch.

Liên kể, em bắt đầu vào làm việc tại Trung tâm từ năm 2013. Hỏi Liên có khi nào thấy chạnh lòng vì công việc lặp đi lặp lại hàng ngày không, Liên nhỏ nhẹ: “Có lúc cũng tủi thân, không phải vì chán chăm các bác mà vì thực hiện công việc chăm sóc nhiều hơn là thực hiện nghiệp vụ y”.

Lại hỏi nếu có một công việc mới vui hơn và thu nhập tốt hơn thì Liên có chọn không? Liên trả lời mà không đắn đo: “Thu nhập thấp nhưng được chăm sóc những người đã dành cả thanh xuân cho đất nước thì chúng em thấy vui lòng chị ạ. Những việc chúng em làm có là gì đâu so với những mất mát mà các bác đã trải qua để đổi lại cho chúng ta có được cuộc sống bình yên”.

Với Liên, được chăm sóc những người như mẹ của mình khiến cô cảm thấy mình có thể san sẻ được phần nào nỗi đau đã đeo đẳng họ. Ở thế hệ người trẻ như Liên, điều tốt đẹp đó không hẳn là nhiều bởi nó đòi hỏi hi sinh những khát vọng bản thân, cống hiến cho cộng đồng bằng công sức và trái tim nhiệt huyết.

Liên cũng chia sẻ, hiện nay trung tâm đang nuôi dưỡng 40 người, trong đó, có 16 người phải phục vụ toàn phần, số còn lại chủ yếu là người cao tuổi và con liệt sĩ bị rối nhiễu tâm trí, thiểu năng trí tuệ, câm điếc,… Trung tâm sắp xếp từ một đến hai người/phòng để thuận tiện cho việc phục vụ và chăm sóc sức khỏe. Các phòng ở của người có công được trang bị các đồ dùng cá nhân đầy đủ như: Tủ cá nhân có ban thờ liệt sĩ, bàn, ghế, giường, thiết bị máy điều hòa không khí, bình nước nóng, nhà tắm, nhà vệ sinh có đầy đủ các vật dụng thiết yếu.

Ngoài nhiệm vụ nuôi dưỡng người có công thì Trung tâm còn thực hiện một công việc nữa là điều dưỡng người có công. Hàng năm, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng người có công ở nhiều địa phương, đảm bảo khoảng hơn 3.000 người có công về ăn uống, sinh hoạt tại Trung tâm.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng sự khốc liệt của nó vẫn hiện hữu đâu đó trong đời sống của những nữ thanh niên xung phong, những người mẹ, người vợ liệt sĩ ở Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. Tuy nhiên giờ đây, bên “con dốc cuộc đời” họ lại không hề cô đơn, lẻ bóng mà ngược lại luôn nhận được sự chăm sóc ân cần, chu đáo từ những sinh hoạt cá nhân đến y tế,…

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...

Tin khác

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

Hoàn Kiếm: Tích cực các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết

“Với vị trí của quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô, nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, tập trung đông người dân, khách du lịch trong và ngoài nước. Vì vậy, công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, sốt xuất huyết nói riêng luôn được quận xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên và lâu dài” - ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm cho biết.
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Tạo điều kiện tốt nhất để ngành GD&ĐT Thủ đô phát triển toàn diện

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đồng thời đầu tư nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục; tạo điều kiện tốt nhất để ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô có những bước tiến mạnh mẽ và phát triển toàn diện.
Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Hà Nội hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô, sáng 23/5, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6) lần thứ 15.
Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày 24/5 bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển lớp 1 và lớp 6 tại TP.HCM

Ngày mai (24/5) cho đến ngày 29/5, các trường đặc thù, các trường "nóng" ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận hồ sơ xét tuyển đầu cấp lớp 1 và lớp 6.
Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Tuyên dương học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025

Sáng nay (23/5), tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô năm học 2024 - 2025. 851 học sinh giỏi tiêu biểu, đại diện cho gần 2,3 triệu học sinh các cấp học thuộc ngành GD&ĐT Hà Nội vinh dự có mặt tại buổi Lễ.
Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Cụ bà 72 tuổi rơi vào nguy kịch sau khi tự ý uống paracetamol quá liều

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu thành công cho bà M.N.T (72 tuổi, ở Hà Nội) khi bà bị mệt, tay chân mềm nhũn, không tự chủ được… do ngộ độc paracetamol.
Xem thêm
Phiên bản di động