Mỗi cán bộ, công chức phải nắm vững quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô
Không có khó khăn trong xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thủ đô (sửa đổi) Sửa đổi 7 luật trong lĩnh vực tài chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh |
Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô số 39/2024/QH15. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến tới điểm cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị; 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn. Số lượng đại biểu tham dự của khoảng 30.000 đại biểu.
Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội, về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội; đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương…
Đại biểu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;…
Khối lượng công việc cần triển khai thực hiện là rất lớn và phức tạp
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Ngày 28/6/2024, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Các địa biểu dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội. |
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; trong đó có 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025. Đây là đạo luật rất quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, quy định rõ hơn về vị trí, vai trò của Thủ đô và những cơ chế, chính sách đặc thù trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ Thủ đô; qua đó tạo thể chế thuận lợi, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến - Văn minh - Hiện đại theo Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh trân trọng cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành Trung ương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, định hướng các cơ chế, chính sách lớn cho việc triển khai xây dựng Luật Thủ đô; các vị đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các tỉnh, Thành phố trong cả nước, các chuyên gia, nhà khoa học… đã dành tình cảm, quan tâm, ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng, hoàn thiện Luật Thủ đô.
Đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ rất tích cực, hiệu quả của Bộ Tư pháp, Ủy ban pháp luật của Quốc hội trong suốt quá trình xây dựng Luật, trình Quốc hội thông qua, ban hành Luật Thủ đô thời gian vừa qua.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ, Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội nghị. |
Cụ thể là: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô; Xây dựng các văn bản để tổ chức thi hành Luật; Rà soát hệ thống văn bản của Thành phố và theo dõi việc thi hành pháp luật và rất nhiều nhiệm vụ khác có liên quan.
“Khối lượng công việc cần triển khai thực hiện là rất lớn và phức tạp, do Luật Thủ đô có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhiều quy định mới so với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ đó yêu cầu đặt ra là các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của Thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, tinh thần của Luật Thủ đô; hiểu rõ được các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật Thủ đô trong tổng thể chung của hệ thống pháp luật”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý.
Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy quán triệt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô. |
Hội nghị còn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11/2024).
“Hội nghị sẽ nhìn lại quá trình xây dựng Luật Thủ đô, đặc biệt được nghe đồng chí Nguyễn Phương Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, cũng là đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, là người trực tiếp chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ Luật Thủ đô trao đổi, phổ biến với những nội dung cơ bản của Luật Thủ đô năm 2024”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn và tin tưởng rằng các các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố sẽ hiểu rõ, nắm vững hơn những tư tưởng, quan điểm cũng như các quy định cụ thể của Luật Thủ đô; qua đó giúp Thành phố triển khai thi hành Luật một cách đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả theo đúng kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng ban hành Luật Thủ đô. |
Bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp
Quán triệt một số nội dung cơ bản của Luật Thủ đô, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết: Luật Thủ đô gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực... cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới.
Luật đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng, bảo đảm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hà Nội được bầu 125 đại biểu HĐND Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách (tăng 30 đại biểu so với hiện tại). Thường trực HĐND Thành phố hoạt động chuyên trách có không quá 11 thành viên, gồm chủ tịch, không quá 3 phó chủ tịch (tăng 1 phó chủ tịch và 4 thành viên Thường trực HĐND Thành phố).
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng ban hành Luật Thủ đô. |
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng ban hành Luật Thủ đô. |
Đối với UBND thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) phân cấp cho chính quyền Thành phố quyết định thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; UBND, chủ tịch UBND, cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND các cấp được phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của Thành phố, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.
Luật cũng xác định, Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng ban hành Luật Thủ đô. |
Luật cũng mở ra “kỷ nguyên mới” trong phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội theo hướng cho phép đầu tư phát triển đường sắt đô thị được ưu tiên áp dụng mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng), bảo đảm hiện đại, đồng bộ, bền vững. Trong khu vực TOD, Thành phố được thu và sử dụng 100% tiền thu đối với một số khoản thu để tái đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng, hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống vận tải hành khách công cộng.
Với các dự án hạ tầng giao thông lớn, điểm đáng quan tâm nhất là Điều 43, Luật Thủ đô (sửa đổi) với nội dung: “Tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công”. Như vậy, “nút thắt” giải phóng mặt bằng vốn gây chậm tiến độ hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội được tháo gỡ…
*Tại hội nghị, Ban Tổ chức đã trao Bằng khen cho 36 tập thể, 79 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng ban hành Luật Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27
Xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:25
Từ chính quyền số đến chính quyền phục vụ
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:30
Thư chúc Tết Xuân Ất Tỵ năm 2025 của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài
Chỉ đạo - Điều hành 28/01/2025 14:12
Phấn đấu hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị trước năm 2035
Chỉ đạo - Điều hành 26/01/2025 21:38
Hà Nội tổ chức hoạt động 12 Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 18:28
Tăng cường phòng, chống tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ và pháo
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 15:30
Hà Nội mở rộng thí điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt trên toàn Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 25/01/2025 11:55
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 16:02