-->

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai

Theo các chuyên gia, để bảo đảm không gian ngầm của Hà Nội có thể được khai thác một cách bền vững, việc xây dựng khung chính sách quy hoạch và các nguyên tắc pháp lý rõ ràng là điều cần thiết. Đồng thời cần có một kế hoạch dự trữ không gian ngầm cho nhu cầu phát triển trong tương lai, bao gồm cả không gian ngầm và không gian bề mặt cho các kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Xác định giới hạn sử dụng không gian ngầm Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

Lưu ý quyền sở hữu và sử dụng không gian ngầm

Tham luận của PGS.TS Nguyễn Công Giang, TS Bùi Thị Ngọc Lan, KS Nguyễn Xuân Phúc - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Công ty TNHH Công nghệ Địa Kỹ thuật Môi trường tại Hội thảo Khoa học triển khai Luật Thủ đô 2024 nêu rõ những vấn đề cần lưu ý trong triển khai Luật về quản lý, khai thác không gian ngầm.

Theo đó, thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với những động lực và áp lực của quá trình đô thị hóa gia tăng, chi phí đất đai, dân số và tăng trưởng kinh tế cao. Điều này đã chuyển thành các loại hình cụ thể của việc sử dụng không gian ngầm được phát triển để phục vụ những nhu cầu này như sử dụng cơ sở hạ tầng ngầm để tạo điều kiện cho dân số và tăng trưởng kinh tế. Việc phát triển không gian ngầm phải là điểm khởi đầu cho tất cả các công việc quy hoach bất kể vị trí hay bối cảnh nào.

Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng, từ quyền sở hữu, quản lý, đến các yếu tố kỹ thuật như phân tầng độ sâu sử dụng và tính liên kết giữa không gian ngầm và trên mặt đất.

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
PGS.TS Nguyễn Công Giang phát biểu tham luận.

Trong bối cảnh quốc tế, các đô thị lớn như Tokyo, Helsinki, Singapore và London đã áp dụng nhiều chiến lược quản lý không gian ngầm một cách bài bản và hiệu quả. Qua các kinh nghiệm này, có thể rút ra các nguyên tắc và phương pháp phù hợp để áp dụng cho Hà Nội.

Một số yếu tố quan trọng được nhấn mạnh bao gồm việc xác định các cơ hội đồng vị trí, tích hợp, phát triển ngầm với các công trình trên mặt đất, và tính sẵn có của dữ liệu. Những vấn đề này đều cần được xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm rằng không gian ngầm được khai thác hiệu quả, góp phần phát triển đô thị bền vững và đồng thời giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô.

Một trong những yếu tố trọng yếu khi phát triển không gian ngầm là quyền sở hữu và quyền sử dụng không gian này, đặc biệt là trong mối quan hệ với quyền sở hữu mặt đất. Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Tại London, quyền sở hữu mặt đất đồng thời bao trùm cả không gian ngầm theo nguyên tắc "từ thiên đường đến địa ngục", mặc dù có ngoại lệ đối với các tài nguyên khoáng sản như than, dầu, khí đốt.

Trong khi đó, Nhật Bản áp dụng một hệ thống linh hoạt hơn, nơi các nhà phát triển có thể khai thác không gian ngầm từ độ sâu 40m trở xuống mà không cần xin phép chủ sở hữu mặt đất.

Singapore cũng áp dụng giới hạn độ sâu 30m, nhằm thúc đẩy việc khai thác không gian ngầm mà không ảnh hưởng đến quyền sở hữu mặt đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình ngầm như đường tàu điện ngầm và hệ thống thoát nước. Tại Hà Nội, vấn đề quyền sở hữu không gian ngầm cần được làm rõ để tạo điều kiện cho quá trình quy hoạch và phát triển bền vững.

Đối với các đô thị lớn như Hà Nội, không gian ngầm có thể khai thác theo ba lớp: lớp nông (0 - 5m) cho các hạ tầng kỹ thuật, lớp trung bình (5 - 15m) cho công trình công cộng và bãi đỗ xe, và lớp sâu (15 - 30m) cho các hệ thống giao thông ngầm.

Quy hoạch theo từng lớp này không chỉ bảo đảm quyền lợi cho các chủ sở hữu mặt đất mà còn tối ưu hóa sử dụng không gian ngầm cho các mục tiêu phát triển lâu dài của đô thị.

Phối hợp sử dụng không gian ngầm và không gian bề mặt

Việc phát triển không gian ngầm phải được tiến hành đồng bộ với các hoạt động bề mặt nhằm bảo đảm sự hài hòa, bền vững và hạn chế tối đa những tác động không mong muốn đến cảnh quan, môi trường sống và các công trình hiện có.

“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Ảnh minh họa.

Kinh nghiệm từ Helsinki, Tokyo và Thượng Hải cho thấy quy hoạch không gian ngầm có thể tạo ra áp lực bổ sung lên các hoạt động trên mặt đất, từ nhu cầu về lối vào và thoát hiểm, đến các yêu cầu về thông gió và chiếu sáng tự nhiên.

Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch phối hợp rõ ràng để phát triển không gian ngầm sao cho các điểm lối vào phù hợp với mục đích sử dụng, bảo đảm an toàn và không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bề mặt.

Một trong những lợi thế của không gian ngầm là tính linh hoạt trong đa dạng hóa mục đích sử dụng. Tuy nhiên, việc kết hợp các mục đích khác nhau cũng đặt ra thách thức về tính tương thích. Các mục đích sử dụng không gian ngầm cần được đánh giá và phân loại dựa trên tính chất hoạt động, cường độ sử dụng và yêu cầu kết nối với không gian bề mặt.

Các mục đích có tính tương thích cao như giao thông ngầm và bãi đỗ xe có thể bố trí cạnh nhau, trong khi những mục đích kém tương thích hơn, như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu thương mại ngầm, cần có sự sắp xếp tách biệt hoặc ở các tầng khác nhau để giảm thiểu ảnh hưởng lẫn nhau.

Quy hoạch không gian ngầm không thể hiệu quả nếu thiếu dữ liệu đầy đủ và chính xác. Các đô thị lớn đã xây dựng các cơ sở dữ liệu địa kỹ thuật và địa chất nhằm hỗ trợ quá trình phát triển không gian ngầm.

Tại Helsinki, cơ sở dữ liệu địa kỹ thuật bao gồm các tài liệu khảo sát, bản đồ địa hình, và mô hình 3D, giúp cho việc tiếp cận và quản lý thông tin một cách hiệu quả.

Hồng Kông cũng đã triển khai thư viện địa chất, cung cấp dữ liệu cần thiết về địa chất và địa kỹ thuật phục vụ quy hoạch không gian ngầm. Điều này cho thấy rằng dữ liệu chính xác là yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng các kế hoạch khai thác không gian ngầm.

Tại Hà Nội, các nghiên cứu địa chất đã được tiến hành trong nhiều năm và cung cấp một bức tranh toàn diện về cấu trúc nền đất, từ các hệ địa chất Tam Điệp, Neogen, đến hệ Đệ Tứ. Tuy nhiên, thông tin về các đặc điểm cụ thể của địa tầng tại các khu vực quan trọng vẫn cần được cập nhật và hoàn thiện để đảm bảo rằng các kế hoạch phát triển không gian ngầm được thiết lập trên nền tảng dữ liệu chính xác.

Cần có kế hoạch dự trữ không gian ngầm

Để bảo đảm rằng không gian ngầm của Hà Nội có thể được khai thác một cách bền vững, việc xây dựng khung chính sách quy hoạch và các nguyên tắc pháp lý rõ ràng là điều cần thiết.

Những nguyên tắc này bao gồm việc làm rõ quyền sở hữu và sử dụng không gian ngầm, thiết lập các giới hạn độ sâu phù hợp với từng mục đích phát triển, và bảo đảm tính tương thích giữa các mục đích sử dụng khác nhau.

Bên cạnh đó, cần có một kế hoạch dự trữ không gian ngầm cho các nhu cầu phát triển trong tương lai, bao gồm cả không gian ngầm và không gian bề mặt cho các kết nối giao thông và hạ tầng kỹ thuật.

Sự phát triển của công nghệ đang giúp các nhà quy hoạch có thể lập kế hoạch trong một môi trường 3D với dữ liệu phong phú, từ đó nâng cao độ chính xác và tối ưu hóa quy hoạch không gian ngầm.

Với sự hỗ trợ của công nghệ, quy hoạch không gian ngầm có thể đạt tới mức độ chi tiết cao, giúp Hà Nội khai thác hiệu quả tài nguyên này, đồng thời bảo đảm sự hài hòa với các giá trị văn hóa và lịch sử của Thủ đô.

Nhìn chung, việc quản lý và khai thác không gian ngầm tại Hà Nội đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược dài hạn, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý và các nhà quy hoạch, cùng với một nền tảng dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy.

Khi các yếu tố này được bảo đảm, không gian ngầm sẽ trở thành một nguồn tài nguyên vô giá, góp phần quan trọng trong việc xây dựng Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh và bền vững.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Ngày 18/4, tại Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm cho cho 200 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện.
Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Thêm thỏa thuận phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Công đoàn Y tế Việt Nam và Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Lancs Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi cho đoàn viên ngành Y tế.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Đề nghị truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải

Bộ Công an đã hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải; đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xét công nhận Liệt sĩ và cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" đối với đồng chí Nguyễn Đăng Khải.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Thực hiện ngay giải pháp ổn định thị trường vàng, không để xảy ra thao túng giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu không để xảy ra việc thao túng, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng. Đồng thời thực hiện ngay các biện pháp để ổn định tâm lý xã hội.

Tin khác

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nghiêm cấm tình trạng chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu khi sắp xếp bộ máy.
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.
Xem thêm
Phiên bản di động