Minh bạch hóa giá cước vận tải biển để tránh bị “thổi giá”
Bộ Công Thương đề nghị giảm phí lưu container, lưu kho cho doanh nghiệp Điều kiện để được kinh doanh vận tải biển Doanh nghiệp vận tải biển gặp khó |
Số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics cho thấy, hiện nay có khoảng 38 hãng tàu container nước ngoài đang hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm nhận 95% sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam. Từ trung tuần tháng 10/2020, mức giá vận tải biển bắt đầu tăng mạnh khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chóng mặt, đặc biệt là các tuyến vận tải đi châu Âu, châu Mỹ.
![]() |
Cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý về giá đối với cước vận tải biển để doanh nghiệp không bị “bắt chẹt”. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, trước thời điểm tháng 10/2020, giá cước từ Việt Nam đi châu Âu (UK) khoảng 1.500 USD/container 20 feet và từ Việt Nam đi Log Angeles (Mỹ) từ 700-1.000 USD/container 20 feet. Nhưng đến tháng 12/2020, từ Việt Nam đi UK là 5.400 USD/container 20 feet và từ Việt Nam đi Log Angeles là 5.000 USD/ container 20 feet. Lúc cao điểm giá cước từ Việt Nam đi bờ Đông Mỹ lên tới 14.000 USD/container 40 feet.
Theo các chuyên gia kinh tế, do Việt Nam chưa có doanh nghiệp logistics quốc tế vươn tới châu Âu, châu Mỹ nên từ 80-90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang thực hiện theo tập quán mua CIF, bán FOB chiếm trên 92%. Đối với tuyến đi châu Mỹ, tỉ lệ đặt chỗ tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% và phần lớn được thực hiện thông qua các công ty giao nhận, logistics (LSP), nên việc ký hợp đồng vận tải và trả giá cước vận tải thường do đối tác nước ngoài (người mua hoặc người bán) đảm nhận. Còn quyền thuê tàu và chi trả giá cước vận tải thuộc về đối tác nước ngoài nên việc chủ hàng Việt Nam can thiệp vào chuỗi vận tải quốc tế là rất khó. Điều quan trọng nhất là, cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát được vấn đề giá cước của hãng tàu vì giá cả vận hành theo quy luật thị trường.
Về vấn đề giá cước vận tải biển, ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics cho biết, hiện quyền quyết định giá cước và chính sách giá thuộc công ty mẹ ở nước ngoài, đại diện hãng tàu tại Việt Nam không được quyết định giá cước. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ việc áp dụng Luật cạnh tranh cho trường hợp kinh doanh độc quyền của các chủ tàu nước ngoài trên thị trường Việt Nam.
Cùng chung quan điểm với đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, hiện chúng ta vẫn chưa kiểm soát được việc niêm yết giá, phụ phí ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển. Trong khi đó, giá cước niêm yết không phản ánh giá cước thực tế, bởi các hãng tàu có chính sách giá cước khác nhau đối với các khách hàng khác nhau và giá cước thực tế thường thấp hơn giá niêm yết, giá cước thực tế không được công khai niêm yết và được hãng giải thích là do “bí mật kinh doanh”.
Bên cạnh đó, các loại phụ thu được niêm yết chỉ thể hiện mức giá, có ghi thời điểm bắt đầu và thường thời điểm kết thúc là sau khi có thông báo mới, không ghi thời điểm bắt đầu niêm yết và lịch sử các lần thay đổi, không nêu rõ lý do thu, không lưu lại thời gian niêm yết và các lần thay đổi niêm yết. Mức giá do hãng tàu tự quyết định và thu của khách hàng mà không phải đăng ký kê khai với cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, cần thiết phải ban hành cơ chế quản lý cao hơn cơ chế niêm yết giá là cơ chế kê khai giá.
Liên quan vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - ông Trần Thanh Hải cho rằng, Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với các hãng tàu, đo đó không chấp nhận việc các hãng tàu đến kinh doanh nhưng không hợp tác với các doanh nghiệp trong nước vì sự phát triển chung. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phức tạp, để công khai minh bạch giá cước vận tải cần Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị hãng tàu thực hiện đúng quy định và có những cam kết về lịch trình tàu, chỗ trên tàu và bảo đảm đủ lượng container rỗng để vận chuyển hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng
Tin khác

Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 7.236 tỷ, Techcombank tiếp tục khẳng định năng lực nội tại bền vững
Doanh nghiệp 23/04/2025 06:29

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá
Doanh nghiệp 22/04/2025 22:57

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44