--> -->

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024

Chuẩn bị mâm cỗ và bài văn khấn cúng hóa vàng mùng 3 Tết (có thể thay đổi tùy từng gia đình) là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Nội sắm mâm cỗ đẹp ngất ngây cho Tết Đoan Ngọ Ocean City - Ươm mầm công dân toàn cầu “Dở khóc dở cười” chuyện liên hoan tất niên

Ngoài các nghi lễ theo phong tục truyền thống của người Việt Nam như cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên, cúng đêm giao thừa, cúng đầu năm mới thì cúng hóa vàng đầu năm vào ngày mùng 3 Tết cũng là một nghi lễ được nhiều gia đình đặc biệt quan tâm.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Anh Cao Ánh đi chợ từ tờ mờ sớm để phụ mẹ vợ chuẩn bị mâm cỗ cúng đưa ông bà ngày mùng 3 Tết năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Lễ hóa vàng thường được nhiều gia đình tổ chức từ ngày mùng 3 đến mùng 7 Tết. Một số gia đình có thể làm sớm hoặc muộn hơn, muộn nhất là mùng 10.

Mâm cỗ cúng hóa vàng phải chỉn chu

Anh Cao Ánh (ngụ quận 12, TP.HCM) cho biết, gia đình cũng thường tổ chức nghi lễ hóa vàng mùng 3 Tết. Năm nay, do chi phí đi lại khó khăn, kinh tế khó khăn nên anh Ánh quyết định về quê vợ ở Bến Tre ăn Tết, sau Tết sẽ về quê thăm bố mẹ ở Ninh Bình.

Anh Ánh kể, mỗi lần về quê vợ ăn Tết, anh sẽ biết thêm được nhiều điều hay về các nghi lễ nhờ sự chỉ bảo của mẹ vợ. Đặc biệt, mâm cỗ từ trước Tết đến ngày mùng 3 cúng đưa ông bà sẽ hoàn toàn do mẹ vợ anh chuẩn bị.

“Mẹ vợ tôi hay bảo, lễ hóa vàng cũng là lễ đón thần Tài về với gia đình, hy vọng một năm mới gia đình thuận lợi, hanh thông. Ngày nay, quan niệm về đời sống tâm linh đã nhẹ nhàng hơn nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng như bày biện bàn gia tiên ngày càng tối giản, gia chủ không cần bày quá nhiều lễ vật”, anh Ánh nói.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Mâm cỗ mặn thì một món không thể thiếu trên mâm cỗ là gà luộc. (Ảnh: Xuân Mạnh)

Theo anh Ánh, mẹ vợ anh sẽ chuẩn bị lễ vật cúng hóa vàng ngày mùng 3 Tết gần giống lễ cúng gia tiên gồm hương, hoa, mâm ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau.

“Tùy theo quan niệm của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn nhưng không thể thiếu các món đặc trưng ngày Tết như bánh chưng, bánh tét (có bánh chay và bánh mặn). Đặc biệt, nếu gia đình nào chọn cúng mâm cỗ mặn thì một món không thể thiếu trên mâm cỗ đó là gà luộc”, anh Ánh cho hay.

Tương tự anh Ánh, là một người con lớn lên trong một gia đình truyền thông và quan trọng các nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán, chị Minh Thảo (sinh năm 1994, quê Thừa Thiên Huế) cho biết, từ ngày đi làm dâu, các mâm cúng trong gia đình đều do chị Thảo tự chuẩn bị.

Theo chị Thảo, từ nhỏ, chị đã được bố mẹ nói rằng lễ cúng đưa ông bà là lễ hóa vàng cho tổ tiên, cũng là lễ cúng tạ đầu năm. Mẹ chị Thảo vẫn hay bảo con cháu trong nhà rằng: “Tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn liền với đời sống thường nhật như quần, áo, tiền, vàng, nhà cửa, phương tiện đi lại và tất cả đều bằng giấy”.

Chị Thảo cho biết thêm, trong lễ hóa vàng, gia đình chị thường đốt nhiều vàng mã. Lúc hóa xong, tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì chị Thảo sẽ vẩy vào thêm chút rượu, vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm, các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Mâm cỗ và bài văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết Giáp Thìn năm 2024
Mâm cúng chay ngày mùng 3 Tết năm Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Hoàng Phạm)

“Nhà tôi còn đơn giản, nhiều nhà còn cẩn thận mang theo hai cây mía hơ trên phần tiền vàng mới hóa xong, tượng trưng cho đòn gánh để các cụ gánh tiền, gánh vàng về cõi âm. Phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm được hóa cuối cùng”, chị Thảo kể.

Bài văn khấn lễ hóa vàng

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Nhất thiết cung kính, nhất tâm kính lễ mười phương chư phật, chư đại bồ tát, chư thánh hiền tăng, thiên long bát bộ, hộ pháp thiện thần, lịch đại tổ sư

Nhất tâm kính lễ: Đương cai kim niên thái tuế chi đức tôn thần, chư tinh hành binh, công tào phán quan

Nhất tâm kính lễ: Ngài bản cảnh thành hoàng, chư vị đại vương, ngài bản sứ thần linh thổ địa tôn thần, các ngài ngũ ngũ phương, ngũ thổ long mạch tôn thần cùng lịch đại chư gia tiên, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá huynh đệ, cô dì tỷ muội, tiên linh nội ngoại họ...

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm mới

Tín chủ con là… (tên gia chủ)

Ngụ tại… (địa chỉ gia chủ đang ở)

Tín chủ con thành tâm sắm sửa phẩm hương hoa, đăng trà quả thực, kim ngân vật phẩm dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay con xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ phật thánh, chư vị tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về âm giới.

Kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin chứng giám.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Sau khi đốt vàng mã, hạ mâm cúng, con cháu trong gia đình sẽ tề tựu đông đủ để cùng nhau dùng bữa cơm thân mật. Ngày Tết được coi như kết thúc sau lễ hoá vàng và mọi người bắt đầu trở lại với nhịp sống thường ngày.

Để phong tục cúng hóa vàng đầu năm mới mãi là một nét đẹp văn hoá tâm linh, các gia đình chỉ nên cúng bái và chuẩn bị số lượng vàng mã vừa đủ, tránh đốt nhiều, đốt bừa bãi dễ gây cháy nổ và gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động