--> -->

Luồng gió mới cho tranh dân gian Đông Hồ

Bên cạnh những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng của làng tranh dân gian Đông Hồ trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ cũng đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo để giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống này. 
luong gio moi cho tranh dan gian dong ho Hoạt động văn hóa về tranh dân gian Đông Hồ tại Hà Nội và Bắc Ninh

Quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền

Theo một số nghệ nhân của làng nghề tranh Đông Hồ, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và nhất là sau khi hòa bình lập lại, nhiều gia đình có truyền thống làm tranh đã chuyển sang nghề làm vàng mã, mở rộng buôn bán các mặt hàng dân dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

luong gio moi cho tranh dan gian dong ho
Tranh dân gian Đông Hồ được trưng bày tại chương trình Tết Việt năm 2018. Ảnh: P.B

Đứng trước nguy cơ dân làng bỏ nghề làm tranh để hướng theo các ngành nghề khác có thu nhập cao, chính quyền địa phương đã giao trọng trách cho nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đứng ra tập hợp 50 nghệ nhân của làng có tâm huyết và tay nghề cao thành lập Hợp tác xã sản xuất tranh dân gian Đông Hồ.

Nhờ đó hàng loạt các bức tranh dân gian đạt đến trình độ cao, nổi tiếng như: Đám cưới chuột, Gà trống, Đánh ghen, Vinh hoa phú quý… đã được gìn giữ. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm vận hành với đầy nỗ lực của các nghệ nhân trong Hợp tác xã tranh Đông Hồ, dòng tranh nổi tiếng này lại đứng trước bước ngoặt về kinh tế và các điều kiện đổi mới của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển hội nhập chung của thế giới, đương đầu với các dòng tranh hiện đại trong bối cảnh người dân hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tân tiến và đặc biệt là sự suất hiện của nhu cầu thương mại hóa trong cơ chế kinh tế thị trường.

Năm 1990, Hợp tác xã sản xuất tranh Đông Hồ giải thể. Chỉ trong vòng chục năm tiếp theo, hơn 90% hộ gia đình dù có các thế hệ nghệ nhân tay nghề cao vẫn từ bỏ ván khắc, chuyển sang hoạt động nghề khác có thu nhập cao hơn như làm đồ vàng mã hoặc sản xuất, buôn bán hàng hóa khác.

Đứng trước những thách thức đó, nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam sau khi về nghỉ hưu, cùng vợ con quyết chí gìn giữ nghề tranh cổ truyền, lần hồi thu gom được hơn 600 bản khắc tranh cổ quý giá từ các gia đình làm tranh của làng Đông Hồ, hy vọng có ngày làng nghề lại hồi sinh. Hàng ngày, ông vừa tận tụy truyền nghề cho con và các cháu nội, ngoại, vừa tiếp tục kiên trì sáng tạo và kế thừa di sản của ông cha, in các mẫu tranh theo đề tài dân gian truyền thống và sáng tác thêm nhiều mẫu tranh mới phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật thị trường.

Cho đến nay, các con cháu nội, ngoại của ông đã trở thành các nghệ nhân trẻ, nắm vững mọi bí quyết của từng công đoạn tạo ra tranh Đông Hồ. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả con trai thứ của ông đã trở thành chủ nhân của một cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng trong làng, hàng ngày thu hút nhiều khách trong nước và nước ngoài đến thưởng ngoạn và mua tranh.

Cũng như gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế là một trong hai gia đình nghệ nhân đứng ra bảo tồn nghề làm tranh Đông Hồ. Nguyện cả đời sống chết gắn bó với nghề cổ truyền của tổ tiên, ông đã nhanh nhạy cảm nhận và hiểu rõ nguy cơ mai một của nghề tranh cổ truyền.

Chính vì thế, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, ông đã tích cóp những đồng lương ít ỏi của mình, tìm mua lại ván khắc, khuôn tranh quý từ những gia đình bỏ nghề. Đến đầu thế kỷ XXI, trong tay nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã có gần 1.000 tấm ván khắc quý, trong đó có 150 ván khắc cổ, tiêu biểu là 04 bức tranh trong bộ chuyện tranh Thạch Sanh hơn 100 năm tuổi.

Năm 2006, với tâm huyêt cho sự tồn tại của một di sản văn hóa dân tộc, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã cùng con cháu mạnh dạn đầu tư gần 03 tỷ đồng, xây lập ―Trung tâm trao đổi văn hóa tranh dân gian Đông Hồ trên diện tích 5.000m2 đất thuê giá ưu đãi từ địa phương, bao gồm khu nhà sản xuất giấy, khu in tranh, giã điệp và khu nhà trưng bày bán cho du khách.

Dưới sự quản lý và điều hành của nghệ nhân Nguyên Đăng Tâm (con trai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế), Trung tâm đã trở thành nơi lưu trữ, thường xuyên cho 200 bức tranh Đông Hồ các loại, trưng bày 1.000 bản khắc, khuôn tranh, trong đó có nhiều bản khắc gỗ quý hiếm cách đây khoảng 200 năm, các sản phẩm hiện tại do con cháu gia đình nghệ nhân chế tác cùng những sản phẩm mới được phục chế.

Đây cũng là nơi dành một không gian phù hợp để thanh niên làng đến học nghề, tìm hiểu về nghề tranh truyền thống quê hương Đông Hồ. Có thể nói, cho đến nay, Trung tâm lưu giữ, bảo tồn tranh Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã và đang là địa chỉ bảo tồn lưu giữ tranh Đông Hồ lớn nhất, là địa chỉ quen thuộc của những người yêu quý dòng tranh dân gian Đông Hồ từ trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Ứng dụng vào đời sống đương đại

Bên cạnh những nỗ lực của các thế hệ hai gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế trong việc thu gom và sáng chế những bản khắc gỗ làm tranh theo phương thức truyền thống, các nghệ nhân trẻ Nguyễn Hữu Quả và Nguyễn Đăng Tâm đã có những bước đi đầy trách nhiệm, sáng tạo mẫu mã phù hợp với thị hiếu hiện tại và tìm cách tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm tranh dân gian Đông Hồ.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã triển khai thực hiện ý tưởng xây dựng tour du lịch kết nối Đông Hồ với chùa Phật Tích, làng Rối nước Đồng Ngư và làng gốm cổ Luy Lâu, tạo thành lộ trình hấp dẫn du khách. Nhờ thực hiện ý tưởng này, ngay từ Tết năm 2014 vừa qua, làng tranh Đông Hồ đã đón hàng nghìn khách đến thăm quan và mua tranh. Ngoài ra, nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm và cộng sự đã và đang thực hiện công việc khôi phục lại chợ tranh, xây dựng thủy đình phục vụ biểu diễn rối nước và một số khu dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ của du khách.

Năm 2014, Trung tâm của nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm đã dựng xong nán tre nứa và trang bị sẵn xe đạp phục vụ du khách trong nước, nước ngoài có nhu cầu xem tranh và sử dụng xe thăm thú đồng đất làng quê Đông Hồ. Song hành với việc quảng bá và tour du lịch, những năm gần đây, các nghệ nhân đã luôn định hướng cho mình nhiệm vụ hồi sinh tranh Đông Hồ một cách sáng tạo và có trách nhiệm với di sản của ông cha.

Để tranh Đông Hồ thích ứng được với thị hiếu trong xã hội hiện đại, các nghệ nhân đã tiến hành sáng tạo ra lịch tranh Đông Hồ, làm sổ tay, bưu thiếp giấy dó kết hợp với tranh Đông Hồ xen kẽ theo chương mục bên trong và thử nghiệm sáng tạo ra dòng tranh tô màu trên chất liệu giấy dó bên cạnh hai dòng tranh khắc gỗ và in nét thủy mặc truyền thống theo sự mở rộng kích cỡ, hình nét, kiểu dáng phù hợp với không gian ứng dụng trong ngôi nhà hiện đại.

Đồng hành với công việc sáng tạo của con cháu, 2 nghệ nhân chủ chốt của dòng tranh Đông Hồ đã có ý thức quan tâm đến việc khuyến khích, động viên và đào tạo nghề cho lớp trẻ trong cộng đồng. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã mở lớp, truyền dạy được 2 khóa học cho học sinh, sinh viên yêu thích nghề làm tranh truyền thống này.

Gần đây, nhiều dự án tâm huyết đưa tranh hoặc hình ảnh trong tranh Đông Hồ vào đời sống hiện đại bằng cách vẽ lại tranh, thiết kế cho phù hợp rồi in trên những sản phẩm như quà lưu niệm, áo dài, áo yếm, lịch để bàn, túi vải… Theo đó, các họa tiết thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm máy tính nhằm lưu trữ trên môi trường số hóa, tránh mọi nguy cơ hư hại, mai một bởi tác động thời gian.

Ðồng thời, các hoa văn tranh dân gian sẽ có điều kiện ứng dụng vào lĩnh vực thiết kế thời trang, đồ họa, nội thất, thủ công mỹ nghệ làm đậm đà thêm bản sắc truyền thống, góp phần tích cực vào câu chuyện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống… Do vậy, tranh Đông Hồ cũng đã bắt đầu thu hút sự quan tâm của người trẻ nhiều hơn sau làn sóng đương đại hóa tranh Đông Hồ năm 2018.

Với sự lồng ghép các yếu tố xưa và nay, sử dụng các chất liệu màu sắc hiện đại, các họa sĩ trẻ đã cho ra đời những sản phẩm dí dỏm, độc đáo. Những hướng đi bước đầu này, đã thổi vào dòng tranh dân gian một luồng sống mới. Bên cạnh việc đương đại hóa, tranh Đông Hồ cũng được hồi sinh trong các thiết kế thời trang, thiết kế nội thất dưới bàn tay của người trẻ.

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của các loại hình nghệ thuật mới, tranh dân gian không còn chiếm vị trí độc tôn như xưa, nhưng với những nỗ lực của các nghệ nhân lão làng cùng người trẻ, tranh Đông Hồ vẫn dành được sự mến mộ của những người yêu nghệ thuật dân tộc.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Bồi dưỡng năng lực cán bộ công đoàn trong kỷ nguyên mới

Những năm qua, đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn được đào tạo, rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành cùng với hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động. Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu ngày càng cao của tổ chức nhằm tiếp tục đáp ứng các yêu cầu mới, trong tình hình mới… vấn đề nâng cao năng lực, trình độ và bản lĩnh cán bộ Công đoàn tiếp tục là trọng tâm mà Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội hướng đến.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, tối nay (25/5), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân cùng đoàn quan chức cấp cao Cộng hòa Pháp đã đến Hà Nội bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5.
Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Hà Nội: Cháy lớn tại chung cư C2 Xuân Đỉnh, cư dân hoảng loạn tháo chạy

Một vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại tòa nhà chung cư C2 Xuân Đỉnh, nằm trên phố Đỗ Nhuận, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, khiến nhiều cư dân hoảng loạn bỏ chạy xuống tầng trệt để thoát thân.
Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trong đó giao thông công cộng đóng vai trò then chốt. Hệ thống thẻ vé điện tử liên thông Hà Nội đang hướng đến là một minh chứng cho nỗ lực đó.
Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô
Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Với mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt 3 đội hình tình nguyện gồm: Đội hình "Sắc xanh tình nguyện - sạch từ ngõ tới phố"; Đội hình “Thanh niên hành động - Nói không với rác thải nhựa”; Đội hình “Mùa hè tình nguyện xanh”.

Tin khác

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa yêu cầu khẩn trương kiểm tra sau vụ phá hoại ngai vàng triều Nguyễn

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có phản hồi chính thức và đưa ra yêu cầu khẩn trương sau vụ việc nghiêm trọng tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế, khi một nam du khách đã xâm nhập và gây hư hại đến ngai vàng triều Nguyễn - Bảo vật Quốc gia có giá trị vô cùng quý hiếm.
Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Triển lãm do Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 52 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm ở Làng Sen

Tháng Năm trên quê hương Bác, màu xanh của lúa, màu hồng của sen, màu nâu trầm của mái nhà tranh xưa cũ hòa quyện tạo nên một bức tranh đồng quê đầy cảm xúc. Và cũng trong những ngày tháng Năm lịch sử, người dân muôn phương lại trào dâng niềm xúc động, tự hào nhớ về người cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Hội thảo quốc tế "Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững" không chỉ là diễn đàn trao đổi học thuật, mà còn là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội, trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới theo định hướng phát triển bền vững.
Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ngày 21/5, nhân kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (10/6/1995 - 10/6/2025), Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) tổ chức tọa đàm và triển lãm chuyên đề "Tài liệu xuất xứ cá nhân".
Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Chiếc mâm là vật dụng để xếp, bày thức ăn trong bữa cơm gia đình người Việt. Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống, ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Việc ăn chung mâm cũng là cách tinh tế để mỗi người trong gia đình hiểu khẩu vị của nhau mà tôn trọng nhau hơn…
Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam với sự tham mưu của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý gia hạn tôn trí xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau ngày 21/5 và đề xuất cung cấp lịch trình các địa điểm trưng bày tiếp theo.
Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch “Không gia đình”, chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot - một tác phẩm đã làm say lòng hàng triệu độc giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua.
Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và nền tảng TikTok đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về truyền thông, quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trên nền tảng TikTok.
Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm
Phiên bản di động