Lừa đảo trực tuyến ngày càng tăng mạnh với các chiêu trò tinh vi
Ghi nhận hơn 150 trường hợp tấn công mạng, cài mã độc trong 1 tuần tại Việt Nam Cảnh giác đăng ký tham gia trại hè trên mạng xã hội Công an Hà Nội tìm 28 người bị lừa đảo gần 36 tỷ đồng |
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam vẫn đang lan rộng với nhiều chiêu trò ngày càng bài bản, tinh vi.
Theo ghi nhận của dự án Chống lừa đảo tháng 1/2024 có 8.667 báo cáo về các vụ lừa đảo và tấn công mạng; tháng 2/2024 ghi nhận 9.132 báo cáo liên quan về lừa đảo và tấn công mạng, tháng 3/2024 có 11.452 phản ánh được ghi nhận, có thể thấy các vụ lừa đảo và tấn công ở Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh.
![]() |
Ảnh minh họa (Nguồn: Cục An toàn thông tin) |
Theo ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, mặc dù cơ quan chức năng cùng báo chí truyền thông liên tục cảnh báo các hình thức lừa đảo trực tuyến song đến nay lừa đảo trực tuyến vẫn là một vấn nạn khó giải quyết.
Để giảm thiểu, hạn chế lừa đảo trực tuyến cần thực hiện 3 giải pháp căn cơ là thể chế chính sách, công nghệ và tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân.
Để người dùng cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo, ngoài việc xử lý về công nghệ, biện pháp kỹ thuật thì việc tuyên truyền những thông tin về các hình thức lừa đảo trực tuyến nhanh chóng, kịp thời đến được càng nhiều người dân càng tốt.
Hiện, Cục An toàn thông tin đã xây dựng và phát hành Cẩm nang về nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến, Cẩm nang An toàn trực tuyến, giúp bảo vệ mọi đối tượng người dân trên không gian mạng.
Cục An toàn thông tin cũng phối hợp với các đơn vị thực hiện các chiến dịch tuyên truyền trên diện rộng, phối hợp với đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lớn, các cơ quan báo chí truyền thông điểm tin tuần về tình hình lừa đảo trực tuyến nổi bật để đưa ra cảnh báo, khuyến cáo kịp thời tới người dân.
Tuy nhiên, khi các vụ lừa đảo trực tuyến diễn ra ngày càng nhiều với các thủ đoạn mới, tinh vi, khó nhận diện thì người dùng và các tổ chức cần phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các cuộc tấn công và lừa đảo trên không gian mạng.
Người dùng cần tự trang bị cho mình các kiến thức an toàn thông tin khi tham gia không gian mạng cũng như cần phối hợp với các doanh nghiệp và cơ quan chức năng để phát hiện kịp thời cũng như xử lý những tình huống nguy hiểm khi tham gia trên không gian mạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Nhận định Barcelona vs Celta Vigo: Cơ hội vàng để Barca bứt tốc

Ronaldo im tiếng, Al Nassr thua đau phút cuối trước Al Qadsiah

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Nhận định Ipswich vs Arsenal: Pháo thủ lấy đà trước thềm đại chiến châu Âu
Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 18/04/2025 22:42

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường
Cộng đồng 18/04/2025 22:13

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35