-->

Loại bỏ “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022. Đáng quan tâm, báo cáo chuyên đề về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp cho biết, tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ”, “cò mồi, đe dọa, cưỡng ép” xảy ra khá tinh vi, có xu hướng ngày càng phức tạp nên quá trình thanh tra, kiểm tra thông thường rất khó phát hiện, xử lý nếu không có sự vào cuộc của cơ quan công an.
Xử lý nghiêm các vi phạm trong đấu giá tài sản Không được đặt thêm điều kiện để cản trở, hạn chế tham gia đấu giá tài sản Trúng đấu giá nhưng chưa nhận được tài sản, vì sao?

Nhiều cuộc đấu giá có vi phạm đã kịp dừng, hủy

Năm 2021, Bộ Tư pháp đã thường xuyên quan tâm hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo các địa phương tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản, giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức đấu giá. Trong đó, chú trọng kiểm tra, thanh tra, tập trung vào các địa phương mà qua thông tin quản lý, báo chí phản ánh có nhiều dấu hiệu vi phạm. Bộ Tư pháp cũng vận hành và sử dụng ổn định Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản.

Loại bỏ “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản
Ảnh minh họa.

Đến ngày 30/11/2021, đã có 19.925 thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, 106.071 thông báo về việc đấu giá tài sản được đăng tải và 185 kiến nghị phản ánh đến Bộ Tư pháp. Qua đó, góp phần công khai, minh bạch việc đấu giá tài sản, là kênh thông tin hữu hiệu để cơ quan quản lý tiếp nhận trực tiếp, kịp thời các phản ánh, kiến nghị về các vi phạm.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã có hơn 20 công văn đề nghị các Sở Tư pháp, người có tài sản và cơ quan chủ quản xem xét, xác minh, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến trình tự, thủ tục đấu giá tài sản và nhiều văn bản đề nghị người có tài sản, Sở Tư pháp các địa phương xem xét, làm rõ hành vi vi phạm.

Từ đề nghị của Bộ Tư pháp, nhiều cuộc đấu giá do có hành vi vi phạm của tổ chức đấu giá tài sản đã kịp dừng, hủy như: Vụ đấu giá cây cao su ở Kon Tum; đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ); đấu giá quyền cho thuê bãi giữ xe ở thành phố Cần Thơ; đấu giá tài sản thanh lý của Công ty điện lực tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình...

“Thực tiễn thời gian qua cho thấy ở địa phương nào có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của người có tài sản, sự vào cuộc, xử lý quyết liệt, kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan thì tình trạng thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản Nhà nước được hạn chế tối đa”, báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết.

Cụ thể như vụ đấu giá quyền sử dụng đất ở Thanh Hóa, sau 2 lần Ủy ban nhân dân tỉnh hủy kết quả đấu giá do phát hiện hành vi vi phạm và được tổ chức đấu giá lại thì giá bán đã tăng từ 438 tỷ đồng lên hơn 1.215 tỷ đồng. Hay trong vụ đấu giá tài sản của Vinashin ở Quảng Ninh, hành vi đe dọa, chèn ép đã được người có tài sản ngăn chặn kịp thời, tài sản của Nhà nước không bị thất thoát.

Tình trạng “cò”, đe dọa trong các vụ đấu giá đất ở Hà Nam cũng đã được cơ quan công an hỗ trợ và đảm bảo an ninh; vụ đấu giá đất tại thị trấn Đắk Mâm, Krông Nô, Đắc Nông, vụ bán đấu giá tài sản của Công ty Cổ phần Dệt Long An và các vụ đấu giá đất tại Nghệ An... cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng có hành vi thông đồng, dìm giá, băng nhóm đe dọa người tham gia đấu giá...

Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công khai, minh bạch

Từ thực tiễn quản lý, Bộ Tư pháp cho biết, còn hạn chế, tồn tại trong đấu giá tài sản. Đó là tình trạng định giá tài sản, xác định giá khởi điểm tài sản để đấu giá còn chưa hợp lý, có sự chênh lệch lớn so với giá thị trường, thậm chí kết quả định giá của các tổ chức thẩm định giá đối với cùng một tài sản tại cùng một thời điểm còn chênh lệch nhau nhiều, đặc biệt là giá đất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá còn chưa khách quan, tình trạng “sân sau” còn phổ biến, thậm chí tổ chức đấu giá có hành vi vi phạm pháp luật vẫn được lựa chọn.

Đến tháng 11/2021, cả nước có hơn 1.000 đấu giá viên; gần 500 doanh nghiệp đấu giá tài sản; 59/63 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành.

Tính từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019, các tổ chức đấu giá tài sản đã tổ chức 86.607 cuộc đấu giá thành, với tổng giá khởi điểm hơn 194.755 tỷ đồng, tổng giá trị bán thành hơn 233.053 tỷ đồng, làm lợi cho người có tài sản, ngân sách Nhà nước hơn 38.185 tỷ đồng, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng.

Nhiều vụ việc, người có tài sản giám sát quá trình tổ chức đấu giá không thường xuyên, thậm chí là “buông lỏng” do đó, không kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Năng lực hoạt động của một số đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản còn hạn chế; còn có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, “cạnh tranh” không lành mạnh, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp...

Nguyên nhân của thực trạng trên, theo Bộ Tư pháp, có phần do hoạt động đấu giá tài sản chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản, liên quan đến nhiều khâu, thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan bộ, ngành, địa phương.

Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định về trình tự, thủ tục đấu giá do các tổ chức đấu giá tài sản thực hiện, trong khi các yếu tố tiên quyết quyết định thành công của cuộc đấu giá như thẩm định giá, xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án đấu giá, giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá, nộp tiền trúng đấu giá… chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành (Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công…), thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau.

Tình trạng “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ”, “cò mồi, đe dọa, cưỡng ép” xảy ra khá tinh vi, có xu hướng ngày càng phức tạp nên quá trình thanh tra, kiểm tra thông thường rất khó phát hiện, xử lý nếu không có sự vào cuộc của cơ quan công an với các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành (giám định chữ ký, ghi âm, điều tra).

Bên cạnh đó, việc tổ chức thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật về hoạt động đấu giá tài sản còn chưa nghiêm; vai trò, trách nhiệm quản lý tài sản trong quá trình xử lý tài sản, nhất là đối với tài sản công của một số người có tài sản, cơ quan, tổ chức, địa phương chưa được quan tâm, nhận thức đúng và đầy đủ. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản còn chưa thực hiện thường xuyên; việc xử lý các vi phạm trong hoạt động đấu giá đôi khi còn tình trạng “cả nể”, “nương tay”, tính răn đe chưa cao...

Để nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, tạo cơ sở cho người có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản một cách công khai, khách quan, minh bạch, góp phần hạn chế tình trạng “sân sau”, tiêu cực.

Đồng thời, tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật Đấu giá tài sản và nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các hạn chế; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức đấu giá trực tuyến; tiếp tục tăng cường và chú trọng chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức đấu giá tài sản.../.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy

(LĐTĐ) Khi thấy lực lượng chức năng, đối tượng lập tức quay đầu xe bỏ chạy. Nhận định có dấu hiệu bất thường, tổ công tác đã phối hợp triển khai chốt chặn, kịp thời dừng phương tiện, đưa người vi phạm về vị trí kiểm soát để làm rõ.
Triệu tập tài xế dùng băng dính che biển kiểm soát để "né" phạt nguội

Triệu tập tài xế dùng băng dính che biển kiểm soát để "né" phạt nguội

(LĐTĐ) Tối 30/1, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã nhanh chóng xác minh, làm rõ và yêu cầu tài xế điều khiển xe Hyundai Accent có biển số bị dán băng dính đến cơ quan Công an làm việc.
Chúc Tết đầu năm uống vài chén lấy may, nhiều "ma men" bị tịch thu phương tiện

Chúc Tết đầu năm uống vài chén lấy may, nhiều "ma men" bị tịch thu phương tiện

(LĐTĐ) Những người vi phạm nồng độ cồn đều biện minh rằng "khi đi chúc Tết có uống vài chén để lấy may mắn đầu năm"... Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, Cảnh sát giao thông kiên quyết xử lý nghiêm.
Nói “KHÔNG” với thuốc lá điện tử tẩm ma túy

Nói “KHÔNG” với thuốc lá điện tử tẩm ma túy

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian gần đây đã liên tiếp phát hiện, triệt phá nhiều vụ việc liên quan đến việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý dưới hình thức mới thuốc lá điện tử (pod) tẩm ma tuý tinh dầu ma túy.
Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?

Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?

(LĐTĐ) Phạm Thị Huyền Trang đóng vai trò là quản lý cấp cao với nhiệm vụ xây dựng kịch bản lừa đảo, đào tạo, huấn luyện nhân viên trong đường dây lừa đảo hơn 13.000 người, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng...
Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

Công an Hà Nội ứng trực 100% lực lượng phục vụ nhân dân đón Tết bình yên

(LĐTĐ) Từ chiều 28/1 (29 Tết) đến sáng 29/1 (mùng 1 Tết), Công an thành phố Hà Nội sẽ huy động 100% các lực lượng trực, ứng trực làm nhiệm vụ để bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ nhân dân đón Tết bình yên.
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?

Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?

(LĐTĐ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo

Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo các chủ phương tiện không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, không truy cập các đường link hoặc quét mã QR không rõ nguồn gốc để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo liên quan đến đăng kiểm xe cơ giới.
"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán

"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán

(LĐTĐ) Lâm khai nhận do “bí” tiền tiêu Tết, nên đã lợi dụng sơ hở của công ty B, lấy trộm 1 bọc hàng bên trong có 32 chiếc điện thoại iPhone 14 promax; rồi cùng với Kiên là đồng nghiệp cũ mang đi bán.
Xem thêm
Phiên bản di động