Linh hoạt hình thức kiểm tra học kỳ I đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 12
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, căn cứ kết quả rà soát việc học tập trực tuyến các khối lớp và trực tiếp (với học sinh lớp 9, 12), các đơn vị, nhà trường tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với việc ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh hạn chế điều kiện học trực tuyến; thực hiện đánh giá học sinh Trung học theo quy định.
Các đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn. Việc kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến đảm bảo đúng theo các quy định của Bộ GD&ĐT; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình; không kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu, bài thực hành, thí nghiệm.
Các đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trực tiếp, trực tuyến phù hợp với kế hoạch dạy học thực tiễn. (Ảnh minh họa) |
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, đối với các đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp (lớp 9, 12) phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế về kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Riêng đối với lớp 6, môn Khoa học tự nhiên, nội dung dạy học được tích hợp các chủ đề Vật lý, Hóa học và Sinh học, do vậy bài kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Với môn Lịch sử và Địa lý bao gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn chọn 2 điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong một học kỳ; bài kiểm tra, đánh giá định kỳ gồm nội dung của 2 phân môn theo tỷ lệ tương đương về nội dung dạy học tính đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.
Với môn Nghệ thuật bao gồm 2 nội dung Âm nhạc và Mỹ thuật, mỗi nội dung chọn 1 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng học kỳ; khuyến khích thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ bao gồm 2 nội dung Âm nhạc, Mỹ thuật được thực hiện riêng theo từng nội dung tương tự như môn học đánh giá bằng nhận xét; kết quả bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mỹ thuật được đánh giá mức Đạt.
Với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương, giáo viên được phân công dạy học nội dung nào thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với nội dung đó; khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập. Bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung gồm các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Hiệu trưởng giao cho một giáo viên trong số các giáo viên được phân công dạy học chủ trì, thống nhất với các giáo viên còn lại để quyết định việc chọn 2 kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định.
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, nhà trường thực hiện có hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đối với bài kiểm tra, đánh giá định kỳ (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, việc xây dựng ma trận, đặc tả của đề cần phối hợp theo tỷ lệ phù hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận; khuyến khích các trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, khuyến khích thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục trong bối cảnh học trực tuyến. Đối với các môn Khoa học xã hội và nhân văn, các đơn vị nên ra đề mở để học sinh có cơ hội được bộc lộ chính kiến về những vấn đề thời sự của quê hương, đất nước.
Căn cứ điều kiện thực tiễn, Phòng GD&ĐT, trường trung học phổ thông ra đề kiểm tra học kỳ và tổ chức kiểm tra học kỳ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị và bảo đảm đúng quy định.
Về việc tổ chức sơ kết học kỳ I, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị tổ chức ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả; tập trung đánh giá việc thực hiện những nội dung trọng tâm của năm học.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08