-->

Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" quy mô, trang nghiêm và xúc động

Lễ hội “Thống nhất non sông” là một trong những lễ hội cách mạng tiêu biểu của Quảng Trị và cả nước. Năm nay, quy mô lễ hội được tổ chức lớn hơn, thu hút không chỉ quân và dân Quảng Trị mà còn thu hút nhiều tổ chức cá nhân cả nước về tham dự.
Trang nghiêm lễ chào cờ sáng mùng 1 Tết tại Quảng trường Ba Đình lịch sử Xúc động lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình mừng ngày Quốc khánh 2/9

Sáng 30/4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022); Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 – 01/5/2022); 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị.

Lễ Thượng cờ
Các đại biểu dự Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự lễ Thượng cờ.

Từ sáng sớm, đông đảo lực lượng vũ trang, đại diện các cơ quan, đơn vị, địa phương cựu chiến binh cùng đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh đã tập trung tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải để dự Lễ Thượng cờ và tham dự ngày hội Thống nhất non sông.

Đúng 7h15, lá cờ đỏ sao vàng từ từ được kéo lên trên Kỳ đài trong nền nhạc Quốc ca hùng tráng. Các đại biểu và hàng ngàn người dân đã kính cẩn, trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ.

Lễ Thượng cờ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ và đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.

Trong giây phút thiêng liêng và xúc động tại Kỳ đài Hiền Lương, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc.

Lễ Thượng cờ
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Kỳ đài Hiền Lương.

Phát biểu tại Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông, ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị đã ôn lại ký ức của một thời hào hùng, vẻ vang nhưng cũng thấm đẫm máu và nước mắt, đồng thời tôn vinh những chiến công bất tử, tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của thế hệ cha anh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, trực tiếp chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước. Đồng bào ta từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau, 21 năm ròng rã phải sống trong tình cảnh “non sông hai nửa, Tổ quốc hai miền”. Trong cảnh “dầu sôi lửa bỏng” đó, nhân dân Quảng Trị ở hai bờ sông Bến Hải vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, cùng với cả nước đập tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy. Dưới làn mưa bom, bão đạn của quân thù, lá cờ Tổ quốc nơi đầu cầu giới tuyến vẫn ngày đêm kiêu hãnh tung bay, trở thành biểu tượng của ý chí thống nhất, là niềm tin, niềm hy vọng để đồng bào miền Nam ruột thịt ngày đêm hướng về miền Bắc, hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu. Ngọn cờ đỏ sao vàng thúc giục quân và dân Quảng Trị bền gan chiến đấu, lập nên nhiều chiến công vang dội. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng, “Đất này chỉ một ngọn cờ vàng sao”.

Mùa Xuân năm 1975, Quảng Trị đã cùng với cả nước viết nên khúc khải hoàn đại thắng, Bắc Nam chung về một mối, thống nhất đất nước. Chiến tranh đã lùi dần vào dĩ vãng nhưng những ký ức về những năm tháng hào hùng, vẻ vang ấy vẫn còn sống mãi trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Bến Hải - Hiền Lương đã khắc ghi vào lịch sử của dân tộc và tiềm thức nhân loại, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng thống nhất non sông và khát vọng của hòa bình.

Ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh: “Hôm nay, từ mọi miền quê của Tổ quốc thân yêu, chúng ta đoàn tụ về đây dưới chân Kỳ đài Hiền Lương lịch sử để tham dự Lễ Thượng cờ mừng ngày hội Thống nhất non sông. Dưới bóng cờ Tổ quốc, chúng ta cùng ôn lại ký ức của một thời hào hùng, vẻ vang nhưng cũng thấm đẫm máu xương và nước mắt, đồng thời tôn vinh những chiến công bất tử. Chúng ta mãi mãi biết ơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh, của đồng bào chiến sĩ cả nước để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, hòa bình và hạnh phúc muôn đời cho dân tộc Việt Nam”.

Lễ hội “Thống nhất non sông” là một trong những lễ hội cách mạng tiêu biểu của Quảng Trị và cả nước. Năm nay, quy mô lễ hội được tổ chức lớn hơn, thu hút không chỉ quân và dân Quảng Trị mà còn thu hút nhiều tổ chức cá nhân cả nước về tham dự.

Lễ Thượng cờ
Duyệt binh, diễu hành trong khuôn khổ Lễ hội Thống nhất non sông.
Lễ Thượng cờ
Lực lượng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị diễu hành qua Kỳ đài Hiền Lương.
Lễ Thượng cờ
Lực lượng công an tỉnh Quảng Trị.

Sau phần Lễ Thượng cờ, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị còn tổ chức diễu binh diễu hành với sự tham gia của các lực lượng vũ trang, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

Có mặt tại Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông, cựu chiến binh Lê Hồng Sơn, ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, xúc động chia sẻ, Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông năm nay thêm phần đặc biệt khi đúng vào dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày quê hương Quảng Trị được giải phóng. So với mọi năm thì lễ Thượng cờ năm nay được tổ chức trang trọng hơn, quy mô hoành tránh hơn và rất đông người dân tham dự.

Lễ Thượng cờ
Đại diện các tầng lớp nhân dân, ban ngành, đoàn thể diễu binh qua Kỳ đài Hiền Lương

“Tôi là người con sinh ra và lớn lên ở khu vực giới tuyến, mỗi lần nhìn thấy lá cờ Tổ quốc, tôi thấy lâng lâng và xúc động. Khi chiến tranh diễn ra, tôi đã được nhìn thấy lá cờ, hôm nay khi đất nước được thống nhất, mỗi lần thấy lá cờ Tổ quốc được kéo lên trên Kỳ đài tôi cảm thấy tự hào khi đã được sinh ra và lớn lên trên vùng đất giới tuyến, đặc biệt hôm nay Lễ Thượng cờ Thống nhất non sông mang lại nhiều cảm xúc”, cựu chiến binh Lê Hồng Sơn nói.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thống nhất non sông, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội đua thuyền trên sông Bến Hải. Đây là lễ hội đua thuyền truyền thống được địa phương tổ chức hằng năm vào dịp lễ 30/4 và được đông đảo người dân đón chờ, cổ vũ. Năm nay, rất đông người dân, du khách đã đến Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải tham dự Lễ Hội Thống nhất non sông và theo dõi các hoạt động vui chơi, giải trí.

Cũng trong sáng nay, 30/4, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị tổ chức Lễ khởi động dự án Khu công nghiệp Quảng Trị. Dự chương trình có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo một số bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Quảng Trị.

Tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Quyết định thành lập Khu công nghiệp cho Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Quảng Trị.

Khu công nghiệp Quảng Trị rộng 481ha, giai đoạn phát triển ban đầu gồm 97ha. Dự án được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị trong hành lang kinh tế Đông-Tây, nối Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar./.

Theo Vũ Dũng - Thanh Hiếu/vov.vn

https://vov.vn/chinh-tri/le-thuong-co-thong-nhat-non-song-quy-mo-trang-nghiem-va-xuc-dong-post940769.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài cuối: Nhân rộng mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động

Bài cuối: Nhân rộng mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động

Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) với phương châm hướng về cơ sở, phục vụ đoàn viên, người lao động; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô.
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tuần phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hai sự kiện điện ảnh quan trọng trên phạm vi cả nước.
Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.

Tin khác

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Việt Nam anh hùng

“Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối và tạo ra những tiền đề cho đất nước phát triển”, Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ - nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7, đại diện lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động