-->

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hậu phương vững chắc của những người lính đảo Sẻ chia cùng hậu phương người lính

Xây dựng hậu phương lớn

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá hậu phương là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi. Ngay từ tháng 7/1954, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có chủ trương tranh thủ hòa bình, quyết định tập kết lực lượng từ miền Nam ra miền Bắc, xây dựng thành hậu phương của cách mạng cả nước, làm hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Tháng 9/1960, Đại hội III của Đảng chủ trương xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Ở miền Nam, về chính trị, Đảng ta đã sớm chủ trương xây dựng hậu phương tại chỗ.

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thủ đô Hà Nội sau ngày giải phóng (10/10/1954), vừa khôi phục vừa phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội... vừa sát cánh, thể hiện tình cảm sâu nặng đối với đồng bào miền Nam. Nhiều công trình được đặt tên nói lên nguyện vọng thiết tha thống nhất đất nước: Công viên Thống Nhất, Nhà máy Diêm Thống Nhất, Nhà máy Điện cơ Thống Nhất, Nhà máy Cơ khí Giải Phóng… Cuối năm 1956, trước hành động vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơnevơ của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nhân dân Thủ đô đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình, tuần hành kịch liệt phản đối. Ngày 8/10/1960, Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ kết nghĩa với thành phố Huế, thành phố Sài Gòn quật cường. Ngày 28/5/1961, hơn 30 vạn nhân dân Thủ đô mít tinh, tuần hành phản đối Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam nước ta.

Năm 1959, từ Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động mở “đường mòn giải phóng” - đường 559 - đường Hồ Chí Minh. Thủ đô vinh dự được làm Tổng trạm giao liên, tổng kho tiếp vận cho miền Nam. Nhiều khối phố, số nhà ghi dấu các lớp tập huấn, lớp học tập của cán bộ các ngành chuẩn bị “đi B”. Nhiều công xưởng, làng xóm trở thành nơi thí nghiệm, hiệu chỉnh, bao gói vũ khí, quân trang… chuyển vào chiến trường.

Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ II đã xác định những nhiệm vụ quan trọng của Thủ đô, trong đó nhấn mạnh ra sức thi đua sản xuất, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Từ giữa năm 1964, Hà Nội dấy lên phong trào thi đua mạnh mẽ: Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt. Quân và dân Hà Nội vừa tập trung sức khôi phục và phát triển kinh tế, vừa cùng đồng bào miền Bắc dốc sức chi viện cho cách mạng miền Nam với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”... Hà Nội là địa phương luôn xung kích, đi đầu và là nơi khởi nguồn nhiều phong trào thi đua yêu nước, tiêu biểu như: “Ba đảm đang”, “Ba quyết tâm”... Trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường có phong trào “nhận thêm việc, làm thêm giờ, thay cho người đi chiến đấu”, phong trào “phụ nữ tự quản” phát triển rất sôi nổi.

Năm 1959, từ Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động mở “đường mòn giải phóng” - đường 559 - đường Hồ Chí Minh. Thủ đô vinh dự được làm Tổng trạm giao liên, tổng kho tiếp vận cho miền Nam. Nhiều khối phố, số nhà ghi dấu các lớp tập huấn, lớp học tập của cán bộ các ngành chuẩn bị “đi B”. Nhiều công xưởng, làng xóm trở thành nơi thí nghiệm, hiệu chỉnh, bao gói vũ khí, quân trang… chuyển vào chiến trường.

Ở các nhà máy: Cơ khí Trần Hưng Đạo, Dệt 8-3, Ô tô 1-5, gỗ Cầu Đuống, Dược phẩm I…, công nhân đã làm thêm hàng chục vạn giờ và nhận thêm hàng trăm công việc thay cho người đi chiến đấu. Ở nông thôn, phong trào chăm bón đồng ruộng, tăng năng suất, sản lượng, thi đua bán nhiều lương thực, thực phẩm cho Nhà nước được nông dân đẩy mạnh.

Đặc biệt, ngày 9/8/1964, thanh niên Thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” với 260 nghìn đoàn viên thanh niên tham gia, mở đầu làn sóng thanh niên miền Bắc lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Tính từ năm 1965 đến năm 1975, Hà Nội đã tiến hành 29 đợt tuyển quân, động viên hơn 8,6 vạn thanh niên chi viện cho các chiến trường miền Nam; trong đó quân tăng cường là 119 tiểu đoàn (gồm 42 tiểu đoàn của Hà Nội và 77 tiểu đoàn của tỉnh Hà Tây). Hàng ngàn gia đình có từ 2 đến 7 người con đi bộ đội; trên 53 ngàn người con ưu tú của Hà Nội và Hà Tây đã anh dũng hy sinh và hàng vạn người đã cống hiến một phần xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

“Chia lửa” với miền Nam

Không chỉ đóng vai trò trung tâm của hậu phương lớn miền Bắc, Hà Nội còn trực tiếp “chia lửa” với chiến trường miền Nam. Từ tháng 4/1966, Hà Nội ở trong tình thế trực tiếp chiến đấu chống máy bay Mỹ. Ngày 17/4/1966, một tốp máy bay F105 bắn phá trận địa tên lửa Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì). Ngày 12/6/1966, ta bắn rơi một máy bay trinh sát 147J tại Trung Hòa (Từ Liêm). Đây là chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên trên đất Hà Nội. Ngày 29/6 năm đó, địch sử dụng hàng chục máy bay đánh phá kho xăng Đức Giang. Đầu tháng 7/1966, đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang đánh phá Hà Nội. Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết thắng. Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 12/1966, Hà Nội liên tục lập nhiều chiến công xuất sắc, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ và vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen, tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong thư, Bác viết: “Quân và dân Hà Nội càng đánh càng giỏi... Hà Nội vừa chiến đấu khá, vừa sản xuất khá...”.

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông
Thanh niên Thủ đô Hà Nội phấn khởi lên đường tòng quân chống Mỹ, cứu nước.

Bước sang năm 1967, đế quốc Mỹ mở rộng quy mô đánh phá Hà Nội nhưng càng leo cao, giặc Mỹ càng nhận nhiều kết quả thảm hại... Đặc biệt, trước nguy cơ thất bại, để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ quay trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Năm 1972, khi R.Nixon tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2, quân và dân Hà Nội không nao núng. Hơn 20 vạn cán bộ, nhân dân tiếp tục đi sơ tán. Các trận địa của dân quân, tự vệ bắn máy bay tầm cao, tầm thấp và tổ chức phục vụ bộ đội chiến đấu, đánh trả giặc Mỹ rất quyết liệt. Ngày 10/5/1972, ngày đầu tiên đánh phá lại Hà Nội, 9 máy bay Mỹ bị bắn rơi. Những ngày sau đó, Hà Nội đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.700 trên miền Bắc. Ngày 7/7/1972, Sư đoàn Phòng không Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay thứ 300 trên bầu trời Hà Nội. Tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ, Nhà máy Phân lân Văn Điển, dân quân xã Mễ Trì cũng đã bắn rơi máy bay Mỹ… Những chiến thắng vang dội đó làm nức lòng cả nước, cổ vũ mạnh mẽ đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Hướng ra tiền tuyến, năm 1972, hơn 15.000 thanh niên Thủ đô lên đường chiến đấu, trong đó có hàng nghìn sinh viên gác bút nghiên ra trận…

Trước thất bại không thể cứu vãn, Mỹ chấp nhận dự thảo “Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, nhưng sau đó lại lật lọng, mở chiến dịch tập kích chiến lược mang tính hủy diệt vào miền Bắc, gây sức ép đòi thay đổi hiệp định. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội đã khẩn trương tổ chức cho gần 30 vạn dân đi sơ tán cấp tốc, các trận địa chiến đấu và tổ chức phục vụ chiến đấu được củng cố… Ngay trong ngày 19/12/1972, máy bay B52 đã đánh phá ác liệt ở Hà Nội. Những ngày sau đó, chúng ném bom vào Bệnh viện Bạch Mai, phố Khâm Thiên và nhiều địa điểm ở ngoại thành, trong đó có địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ)… Trong 12 ngày đêm ấy, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường trong cuộc đánh úp mà chúng chắc thắng, để khuất phục ta, nhưng đã thất bại thảm hại. Hà Nội cùng với cả miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc tập kích chiến lược quy mô nhất của đế quốc Mỹ. 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 B52, bắt sống 43 giặc lái, cái gọi là “uy thế không lực Hoa Kỳ” bị chôn vùi. Trong chiến công chung đó, quân và dân Hà Nội bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 pháo đài bay B52 và 2 chiếc F111. Thủ đô Hà Nội đã tỏ rõ ý chí, sức mạnh quật cường của Việt Nam. Thế giới ngợi ca Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người… Trận “Điện Biên Phủ trên không” làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trận “Điện Biên Phủ trên không” là nhân tố quyết định góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975. Và vai trò hậu phương của Hà Nội vững vàng từ sản xuất đến chiến đấu chính là nơi bao bọc an toàn cho “bộ não” của cuộc kháng chiến. Những quyết sách kịp thời, đúng đắn từ Trung ương tại Thủ đô Hà Nội là mấu chốt đem lại thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Luôn sẵn sàng vì cả nước

50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất cho đến hôm nay, Thủ đô anh hùng vẫn vẹn nguyên tinh thần: Hà Nội sẵn sàng vì cả nước. Thành phố luôn chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực chi viện “chia lửa” với người dân các địa phương, chung tay khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Đáng kể đến là giai đoạn cam go của đại dịch Covid-19, dù Hà Nội đang đối diện với muôn vàn khó khăn, nhưng khi các tỉnh bạn như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang bị bùng phát dịch, Thành phố ngay lập tức chi viện nhân lực, vật lực đến hỗ trợ cho các “điểm nóng” này. Đặc biệt, nhiều đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên tình nguyện khối trường y, dược của Thủ đô đã gấp rút lên đường vào Nam, chi viện cho cuộc chiến chống dịch với tâm thế “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Hình ảnh ấy khiến không ít người xúc động, gợi lại nhiều kỷ niệm trong lòng bao thế hệ đi qua một thời hoa lửa, khi Hà Nội luôn là một hậu phương vững chắc, sẵn sàng chỉ viện và “chia lửa” cùng chiến trường miền Nam năm xưa...

Trận “Điện Biên Phủ trên không” làm nức lòng đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trận “Điện Biên Phủ trên không” là nhân tố quyết định góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử làm tiền đề để đi đến thắng lợi trọn vẹn của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975.

Vừa qua, trước cơn bão số 3 và hoàn lưu gây lũ cao kỷ lục, Thủ đô Hà Nội đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung sức, đồng lòng ứng phó, nhờ đó đã giảm thiểu thiệt hại; kịp thời di dời trên 27.000 người đến nơi tránh trú an toàn, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” kịp thời chăm lo cho nhân dân, không để ai bị đói, bị rét. Thành phố còn kịp thời chi viện cho các tỉnh, thành phố bạn; chỉ sau 10 ngày kêu gọi, Quỹ Cứu trợ Thành phố đã tiếp nhận 177 tỷ đồng; Thành phố đã chi hỗ trợ 2 đợt cho các tỉnh với số tiền hơn 80 tỷ đồng.

Thủ đô Hà Nội vẫn luôn nỗ lực phát triển không ngừng, để mỗi khi khúc ca giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương được nhắc lại, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, sẵn sàng cùng cả nước, vì cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng luôn xác định trách nhiệm hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương trong cả nước, nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Hà Nội đã phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại, tuần lễ trái cây, nông sản thực phẩm các địa phương tại Thủ đô; Kết nối, tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản thực phẩm, thủy sản; Tổ chức và mời doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao thương kết nối sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP… Đặc biệt, Hà Nội đang quyết liệt triển khai thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đây là dự án có ý nghĩa rất lớn, mở ra không gian phát triển và động lực để đẩy mạnh liên kết vùng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng Thủ đô.

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông
Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, sản xuất, chi viện tiền tuyến miền Nam, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và 4 lần gửi thư khen; được Quốc hội, Chính phủ tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất, được tặng danh hiệu “Thủ đô anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, được UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”...

Cùng cả nước bước vào “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Hà Nội quyết tâm xây dựng và phát triển Thủ đô xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước neo ở mức cao trong kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá vàng hôm nay: Vàng trong nước neo ở mức cao trong kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá vàng hôm nay (30/4): Giá vàng bật tăng ở thị trường trong nước. Chênh lệch mua vào - bán ra vẫn đang rất cao.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh

Tự tin về một Việt Nam lớn mạnh

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, việc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại tổ chức hành chính nhà nước theo hướng tinh giản, hiệu quả đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đang triển khai. Xoay quanh Nghị quyết số 60 của Trung ương về việc bỏ cấp huyện, nhập các xã (chính quyền hai cấp), nhiều địa phương trên cả nước đã bước đầu triển khai các bước chuẩn bị, tạo tiền đề cho một cuộc chuyển đổi lớn, hướng tới nền hành chính hiện đại, năng động, hiệu suất cao.
Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Hà Nội hân hoan đón mừng tháng Tư lịch sử

Tháng Tư, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ đón mừng dấu mốc Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí hân hoan đón mừng ngày hội trọng đại của người dân nơi đây.
Phát huy vai trò tiên phong

Phát huy vai trò tiên phong

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều phong trào thi đua nhằm khích lệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng say lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp, Thủ đô và đất nước.
Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai

Nối tiếp truyền thống, xây dựng tương lai

Tự hào non sông một dải, tự hào thành quả sau 50 năm thống nhất đất nước, chúng ta cần làm gì để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là một trong những nội dung mà phóng viên trao đổi với GS.TS, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường nhân kỷ niệm sự kiện Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.

Tin khác

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Hòa bình, thống nhất và khát vọng hùng cường

Không ngẫu nhiên nhưng lại rất tình cờ, 22h đêm ngày 27/4, khi chuyến tàu “thống nhất” chạy từ Ga Hà Nội lướt qua phía đường Lê Duẩn nơi ghi chữ “Công viên Thống nhất”, bất ngờ pháo hoa được bắn lên rực sáng bầu trời Thủ đô chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Con gái tôi và bao bạn trẻ xung quanh háo hức ngước nhìn lên bầu trời rực sáng bởi pháo hoa, trong tôi cảm giác thật khó tả. Nhìn sự hân hoan của con cũng như các bạn trẻ, nhìn sự thanh bình của “Thành phố vì hòa bình” mới thấy hai chữ “thống nhất” thiêng liêng đến nhường nào.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9

Ngày 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc tặng quà đối với đối tượng hưởng chính sách người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của thành phố Hà Nội, với tổng số tiền 381,816 tỷ đồng.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Sáng nay (29/4), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22), diễn ra trong 1 ngày để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM

Lung linh màn trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TP.HCM

Buổi tổng duyệt trình diễn 10.500 drone diễn ra lúc 20h30 - 20h45 ngày 28/4 (tối 1/5 sẽ diễn ra chính thức) tại bến Bạch Đằng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đã đem đến cho người xem nhiều cảm xúc thăng hoa, tự hào.
Xem thêm
Phiên bản di động