-->

Lễ hội Làng Sen 2022 lan tỏa các giá trị văn hóa

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Làng Sen. Theo đó, Lễ hội Làng Sen năm 2022 sẽ được diễn ra trong 3 ngày, từ 17-19/5 tại thành phố Vinh và huyện Nam Đàn với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.
Dâng Người câu hát quê hương Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2015

Lễ hội Làng Sen tiền thân là Liên hoan "Tiếng hát từ Làng Sen" tổ chức lần đầu tiên vào năm 1981. Đây là một trong những hoạt động thể hiện lòng biết ơn, thành kính của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An cũng như nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lễ hội Làng Sen 2022 lan tỏa các giá trị văn hóa
Các tiết mục đặc sắc sẽ được trình diễn tại Lễ Hội làng Sen.

Trong năm nay, chương trình lễ hội sẽ có lễ dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ ở Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh); lễ diễu hành về quê Bác, dâng hoa, dâng hương ở Khu Di tích Kim Liên và Đền Chung Sơn (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An); lễ rước ảnh Bác; lễ khai mạc và bế mạc...

Bên cạnh đó nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí được tổ chức như: Liên hoan Tiếng hát Làng Sen; trưng bày chuyên đề ảnh; trình diễn dân ca Ví, Giặm và biểu diễn nghệ thuật; thi đấu bóng chuyền và võ cổ truyền tỉnh Nghệ An; trình diễn áo dài sen; trưng bày, giới thiệu văn hóa ẩm thực, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nghệ An…

Các chuỗi hoạt động đi kèm như tổ chức cuộc thi ảnh online "Hello Nam Đàn"; hội trại, chiếu phim và trò chơi dân gian… Đặc biệt Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc cũng sẽ được tổ chức tại tỉnh Nghệ An đúng vào dịp diễn ra Lễ hội Làng Sen.

Lễ hội Làng Sen quy mô cấp tỉnh được tổ chức hàng năm, vào đúng ngày sinh nhật Bác; quy mô cấp quốc gia được tổ chức 5 năm một lần. Thông qua các hoạt động tại lễ hội nhằm tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh quê hương Nghệ An với cả nước và bạn bè quốc tế.

Cũng trong dịp này, công trình Cổng Tam quan tại Khu Di tích Kim Liên sẽ được khánh thành và các công trình: Thác 9 tầng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan; Khu du lịch văn hóa thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt - Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên Nam Đàn sẽ được khởi công xây dựng.

Chương trình cũng là cơ hội để nhân rộng và phát triển các hạt nhân phong trào nghệ thuật quần chúng cả nước trên bình diện sáng tác, biểu diễn, khai thác và phổ biến nhằm giữ gìn di sản văn hóa - văn nghệ ở từng địa phương. Trên cơ sở đó góp phần bổ sung lực lượng nòng cốt cho phong trào văn nghệ quần chúng và cho hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp.

Nhiều thế hệ ca sĩ trưởng thành từ hoạt động văn nghệ đặc sắc này như nghệ sĩ ưu tú Tiến Dũng, Lệ Thanh, Ngọc Hà, Hồng Lựu, Thu Hiền... có những ca khúc đã đi vào lòng công chúng được sáng tác phục vụ liên hoan như "Người là niềm tin tất thắng" của nhạc sĩ Thuận Yến, "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" của nhạc sĩ An Thuyên, "Ngày hội bên sông Lam" - "Ru con giữa mùa sen nở" của nhạc sĩ Hồ Hữu Thới, "Ngôi sao tháng năm” của nhạc sĩ Ánh Dương, “Ngày hội Làng Sen” của nhạc sĩ Đặng Nhất Mai, "Người mẹ Làng Sen" của nhạc sĩ Lê Hàm, "Tình quê Nam Đàn" của nhạc sĩ Mai Cường…

Ngoài Liên hoan Tiếng hát Làng Sen, Lễ hội Làng Sen còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính lễ nghi đặc trưng khác. Có thể kể đến lễ rước ảnh Bác Hồ theo hành trình từ quê ngoại về quê nội của Bác, lễ chào cờ, dâng hương, dâng hoa, báo công với Bác của chính nhân dân quê hương Nam Đàn tổ chức, biểu thị lòng ngưỡng vọng của nhân dân Nam Đàn nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung đối với vị lãnh tụ kính yêu.

Thông tin với báo chí tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý có đề xuất việc nâng tầm "Lễ hội Làng Sen" thành "Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh"; hỗ trợ tỉnh Nghệ An xây dựng Khu du lịch Kim Liên (huyện Nam Đàn) sớm trở thành Khu du lịch quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định Nghệ An đã đi đúng hướng, chọn được những điểm nhấn, phát huy được giá trị văn hóa, phẩm chất tốt đẹp của con người xứ Nghệ…

Theo đó, địa phương cần tập trung xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng chú ý nhiều hơn đến phát huy, giữ gìn giá trị văn hóa quê hương, con người xứ Nghệ. Cần chọn điểm ưu tiên di sản trước như phát huy dân ca Ví, Dặm thành một trong những trụ cột; xây dựng các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình du lịch MICE, trong đó kết hợp lễ hội, sự kiện, nghỉ dưỡng./.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ số 5, ngách 9, ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đã kịp thời giải cứu an toàn 7 người và đưa xuống nơi an toàn.
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.

Tin khác

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động