--> -->

Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc: Để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhân dân Hàn Quốc

Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2022 là nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc nhằm đưa hình ảnh gần gũi của đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn nữa với bạn bè Hàn Quốc.
Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam năm 2022: Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc

Tối qua (17/10), theo giờ địa phương, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala Dinner biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ Lễ hội.

Phát biểu tại buổi Gala Dinner, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, trong những ngày vừa qua, tại Thủ đô Seoul tươi đẹp, đoàn công tác của Bộ đã tổ chức nhiều sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc.

Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc: Để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhân dân Hàn Quốc
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại buổi Gala Dinner. (Ảnh: Thế Công)

Việt Nam đã mang đến cho công chúng Hàn Quốc những tiết mục đặc sắc thể hiện tình yêu, đất nước con người, giá trị nhân văn cao cả, tinh thần tương thân tương ái, ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp của hai nước Việt Nam - Hàn Quốc.

Đặc biệt hơn, trong Lễ hội lần này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức các không gian để người dân Hàn Quốc được hòa mình trong các hoạt động nghệ thuật, văn hóa của đất nước Việt Nam mến khách, giàu lòng nhân ái.

"Chúng ta cũng chứng kiến những thiếu nữ Hàn Quốc khoác lên trên mình bộ áo dài, chiếc nón lá truyền thống của Việt Nam. Du khách cũng được trải nghiệm những tách cà phê được mang đến từ đại ngàn. Người dân Hàn Quốc cũng có cơ hội được tìm hiểu văn hóa đọc của Việt Nam thông qua những bộ sách quý nói về đất nước, con người và văn hóa của Việt Nam" - Bộ trưởng chia sẻ.

Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc: Để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhân dân Hàn Quốc
Tiết mục văn nghệ tại buổi Gala Dinner. (Ảnh: Thế Công)

Không chỉ dừng lại ở những không gian văn hóa, chương trình nghệ thuật, tại Lễ hội lần này nhiều sự kiện du lịch mang đậm dấu ấn của văn hóa cũng đã được tổ chức, mang lại những tín hiệu tích cực sau hai năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhân dân Hàn Quốc. Có được thành công đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp, tổ chức và đặc biệt là sự ủng hộ của nhân dân Hàn Quốc.

"Đây là những hoạt động rất thiết thực nhằm chào mừng kỷ niệm 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc, và hiện nay là mối quan hệ hợp tác chiến lược. Thông qua "bữa tiệc" nghệ thuật, ẩm thực được tổ chức tối nay, chúng tôi hy vọng mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng được thắt chặt và nâng lên một tầm cao mới" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Lễ hội Lễ hội Du lịch - Văn hóa năm 2022 tại Hàn Quốc năm 2022 được tổ chức tại Thủ đô Seoul và thành phố Gwangju từ ngày 13-19/10.

Hoạt động này được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc (1992-2022) và căn cứ theo kế hoạch hợp tác văn hoá giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Đến nay, Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc đã được Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức đều đặn đến lần thứ 10 tại nhiều tỉnh, thành phố lớn của Hàn Quốc, góp phần quan trọng vào việc quảng bá du lịch Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc trong 10 năm qua.

Trong tổng thể các hoạt động lần này, tâm điểm là Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Quảng trường sự kiện công viên sông Hàn Yeoido, Thủ đô Seoul, từ ngày 14-16/10. Lễ hội được tổ chức tại không gian ngoài trời với đa dạng các hoạt động quảng bá văn hóa và du lịch Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên người dân Hàn Quốc được khám phá không gian văn hóa độc đáo của Việt Nam ngay tại Thủ đô Seoul, đó là hình ảnh, mô hình, âm nhạc giới thiệu nét đặc sắc của du lịch Việt Nam với chủ đề "Live Fully in Viet Nam" và Năm Du lịch quốc gia 2022 tại Quảng Nam; chụp ảnh check-in tại góc Hội An với 100 chiếc đèn lồng rực rỡ; trải nghiệm mặc thử áo dài; làm tranh dân gian Đông Hồ cùng nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh; vẽ trên nón lá, chuồn chuồn tre, mẹt tre; múa sạp, chụp ảnh với các nghệ sỹ Việt Nam; thưởng thức cà phê, bánh truyền thống Việt Nam…

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Nhận định chung kết Roma Masters 2025: Alcaraz và Sinner cùng viết nên sử thi trên đấu trường La Mã

Alcaraz và Sinner - không còn là một trận đấu, mà là một biểu tượng. Một cuộc chiến giữa hai sắc thái đối lập nhất của thế hệ Gen Z quần vợt đương đại: một bên là Carlos Alcaraz, chàng trai Tây Ban Nha thi đấu bằng bản năng, tốc độ và cảm xúc bùng nổ; bên kia là Jannik Sinner, niềm kiêu hãnh lạnh lùng của nước Ý, người điều khiển trận đấu bằng sự chính xác, kỷ luật và cỗ máy thể lực vô song.
Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ trình dự án một luật sửa 7 luật về đầu tư, tài chính

Chính phủ đã khẩn trương rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các Luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách và đã xác định 7 Luật cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?

Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, mở ra cơ hội an sinh xã hội

Ngày 17/5, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Ba Vì chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Phòng Nội vụ huyện Ba Vì tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2025”.
Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Bổ sung dự toán ngân sách chi trả chế độ khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Với 436/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 99,54%), ngày 17/5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Tin khác

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian

Là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, không chỉ nổi bật với các làng nghề truyền thống mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo. Từ hò cửa đình, múa bài bông đến hát trống quân, những di sản này không chỉ là sản phẩm của quá khứ mà còn là sự sống động của văn hóa cộng đồng, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Dấu ấn cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật tạo hình

Ngày 16/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động