--> -->

Lễ hội Đình Nhật Tân: Điểm sáng trong đời sống văn hóa tâm linh của Thủ đô

Sáng 9/3 (tức ngày 10/2 Âm lịch), Lễ hội truyền thống Đình Nhật Tân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đánh dấu sự kiện đại lễ rước thần và kỷ niệm 760 năm ngày Đản sinh của Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang.
Lễ hội đình Nhật Tân được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phát biểu tại lễ hội, ông Công Minh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết: "Lễ hội Đình Nhật Tân là sợi dây kết nối các thế hệ người dân địa phương với con em quê hương đang sinh sống ở mọi miền Tổ quốc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.

Việc Lễ hội được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui, tự hào của cán bộ và nhân dân phường Nhật Tân, đồng thời đánh dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội mới để giá trị di sản này tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa".

Lễ hội Đình Nhật Tân: Điểm sáng trong đời sống văn hóa tâm linh của Thủ đô
Ông Công Minh Tuấn - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân phát biểu tại lễ hội. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội)

Theo tài liệu lịch sử, Đình Nhật Tân được xây dựng để thờ Đức Thánh Hoàng Làng - Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang, một vị anh hùng có công lớn trong việc bảo vệ và phát triển vùng đất ven sông Hồng. Tục xưa truyền lại, Đình Nhật Tân trước đây gọi là điện Nhật Chiêu, đến thời Khải Định mới đổi thành Nhật Tân.

Đức Thánh Trần Linh Lang là con của Chính Cung Minh Đức Hoàng Hậu, nổi danh với trí thông minh và tài thao lược. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông vào thời Trần Nhân Tông, Ngài đã dâng biểu xin vua cha cho phép xuất quân, lập đội "Thiên tử quân", tiến đánh và giành chiến thắng vang dội.

Sau khi mất vào năm 1300, vua Trần cho xây đền thờ Ngài tại nơi mất và sắc phong Hiển Minh Đức. Từ đó, để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, người dân Nhật Tân tổ chức lễ hội vào ngày 10/2 Âm lịch hàng năm.

Lễ hội Đình Nhật Tân: Điểm sáng trong đời sống văn hóa tâm linh của Thủ đô
Lễ hội Đình Nhật Tân diễn ra hằng năm vào tháng Hai Âm lịch, kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội)

Lễ hội Đình Nhật Tân diễn ra hằng năm vào tháng Hai Âm lịch, kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc. Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội là lễ tế, trong đó các bô lão trong làng thực hiện các nghi thức cổ truyền để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Thánh Linh Lang.

Lễ rước kiệu là điểm nhấn khi kiệu được rước từ đình làng qua các tuyến phố chính, tạo nên không khí linh thiêng và trang trọng. Năm nay, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, bao gồm Đại lễ rước thần với sự tham gia của 10 tổng rước: kiệu Thánh Cả, kiệu Thánh Mẫu, kiệu lễ vật, kiệu nước và nhiều kiệu khác.

Tổng cộng gần 2.000 người đến từ các tổ dân phố, đoàn thể, dòng họ và khối nhân dân các di tích cùng tham gia rước kiệu.

Trước đó, phường Nhật Tân đã thực hiện phân công việc tổ chức lễ hội tới các tổ dân phố. Nhân dân trong phường đã tích cực luyện tập trong hơn 1 tháng để chuẩn bị cho lễ hội đình Nhật Tân năm 2025.

Riêng Tổ dân phố số 4 đảm nhận tổng rước kiệu Đức Thánh Hoàng Giáp Minh Khiết Đại Vương với 170 người tham gia.

Lễ hội Đình Nhật Tân: Điểm sáng trong đời sống văn hóa tâm linh của Thủ đô
Lễ hội Đình Nhật Tân mang đậm nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội)

Một nghi lễ đặc biệt được thực hiện trong đêm 9/2 (Âm lịch) gọi là nghi thức "Phóng noãn". Đây là nghi thức quan trọng mang tính tâm linh, được tổ chức để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào khoảng giờ Tý, đoàn rước sẽ đưa lễ tượng trưng có 7 quả trứng đi thả phóng dưới sông Hồng.

Nghi lễ này phản ánh tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với mong muốn thiên nhiên ban phát sự sống, mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no. Theo quan niệm xưa, giờ Tý tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Địa điểm thả trứng được thực hiện ở ngã ba sông Hồng với nhiều ý nghĩa của văn hóa phồn thực truyền thống.

Sau nghi thức Phóng noãn, đoàn rước sẽ di chuyển từ đình làng ra bến sông, nơi các bô lão trang trọng múc nước thiêng đem về đình để thực hiện các nghi thức tế lễ. Vị trí lấy nước sẽ được thực hiện tại ngã 3 sông, chính tại địa điểm đã thực hiện phóng noãn của đêm hôm trước.

Nước thiêng này được xem như biểu tượng của sự thanh khiết, mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an và bình an cho dân làng. Bình nước này có thể tích 70 lít sẽ được sử dụng cho các việc của Đình Nhật Tân trong thời gian 2 năm. Đây là phong tục truyền thống mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên và tín ngưỡng dân gian lâu đời.

Đan xen trong lễ hội có rất nhiều trò chơi và biểu diễn văn nghệ truyền thống như hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người, chọi gà, đánh tổ tôm điếm... Lễ hội đình Nhật Tân mang đậm nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

Bạn Trần Minh Khuê, học sinh Trường THPT Tây Hồ chia sẻ: "Là một người trẻ, em cảm thấy rất tự hào khi được trực tiếp tham gia vào lễ hội của địa phương. Đây là cơ hội để thế hệ trẻ như chúng em được gắn kết nhiều hơn với những giá trị văn hoá lịch sử của địa phương, của dân tộc và thêm yêu lịch sử của nước nhà".

Với những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc, lễ hội Đình Nhật Tân vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này không chỉ khẳng định vị thế của lễ hội trong đời sống văn hóa tâm linh mà còn là động lực quan trọng để người dân địa phương gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống.

Việc công nhận Lễ hội Đình Nhật Tân là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ góp phần bảo tồn nét đẹp truyền thống mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch văn hóa tại Hà Nội. Lễ hội Đình Nhật Tân không chỉ là nơi để người dân thể hiện lòng tri ân với tổ tiên mà còn là dịp để thế hệ trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền và lòng tự hào của nhân dân, lễ hội chắc chắn sẽ tiếp tục là điểm sáng trong đời sống văn hóa tâm linh của Thủ đô Hà Nội.

Phương Bùi

Nên xem

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

Trước ngày 31/10, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, tổ dân phố.
“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Tập 38 của “Dịu dàng màu nắng” tiếp tục đưa khán giả đến những cung bậc cảm xúc sâu sắc khi bí mật chôn giấu bấy lâu của Nam bị phanh phui, đẩy mối quan hệ giữa Lan Anh và Xuân Bắc vào một khúc quanh đầy giằng xé.
Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Hôm nay (24/7), giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong phiên thứ tư liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư theo dõi sát sao diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả thỏa thuận thuế quan giữa Mỹ và Nhật Bản, trước khi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ được công bố. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,19 USD/thùng, giảm 0,61%, giá dầu WTI ở mốc 64,91 USD/thùng, giảm 0,63%
Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố (bị ảnh hưởng do đợt bão, mưa lũ vừa qua) tập trung triển khai các biện pháp cần thiết để giảm thiệt hại, khôi phục sản xuất nông nghiệp, kịp thời tiêu úng, chống ngập bảo vệ diện tích lúa mới cấy, hoa màu và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Khi đại lộ Tây Thăng Long hoàn thiện, không chỉ là một tuyến giao thông chiến lược của Thủ đô, đây còn được xem là đòn bẩy quan trọng giúp giá bất động sản dọc hành lang phát triển mới tăng tốc, mở ra biên lợi nhuận hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước hôm nay tăng phi mã, niêm yết ở mức 122,7 triệu đồng/lượng bán ra, cao nhất kể từ cuối tháng 4/2025.

Tin khác

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Lộ diện dàn đại sứ của MC nhí toàn quốc 2025

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi MC nhí toàn quốc 2025 đã công bố thông tin chính thức về mùa thi thứ 12 - một sân chơi uy tín, chuyên nghiệp dành cho thanh thiếu nhi cả nước đam mê với nghề dẫn chương trình.
Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hai chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

“Đi tìm” báo in giữa thời đại 4.0

Ở thời buổi công nghệ chiếm lĩnh trong đời sống xã hội, chỉ một cái chạm người ta có thể dễ dàng cập nhật tin tức đang diễn ra khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng, đâu đó trên các góc phố, vẫn có những khán giả trung thành với báo giấy như một phần không thể thiếu.
Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động du lịch tại các di tích để ứng phó bão số 3

Ngày 21/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có Văn bản số 3022/SVHTT-QLDSVH gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng tại Hà Nội về việc phòng chống thiên tai tại các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Seeds of Hope - Những hạt giống hy vọng cho sức khỏe tâm thần học đường Việt Nam

Không bắt đầu bằng những buổi tọa đàm, cũng không phải những khẩu hiệu sáo rỗng, hành trình của "Seeds of Hope" (Hạt giống hy vọng) khởi nguồn từ một câu hỏi tưởng như đơn giản: "Ai sẽ lắng nghe các em học sinh khi các em buồn?" Từ trăn trở về khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường, một người trẻ đã cùng cộng sự của mình tạo nên dự án, nơi 15 học sinh THPT ở Vĩnh Phúc được đào tạo, học cách thở, lắng nghe và thấu cảm để trở thành những "đại sứ" gieo trồng ước mơ và hy vọng. Đứng sau dự án là một nữ leader khiêm tốn nhưng đầy nội lực, với niềm tin rằng: “Nếu các em được quan tâm từ bây giờ, các em có thể mang thay đổi đến cho cả một thế hệ.”
Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Công diễn vở kịch nói "Đối mặt" nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Tối 18/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức công diễn vở kịch nói “Đối mặt” - một tác phẩm sân khấu mang nhiều giá trị nghệ thuật và ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. GRDP ước tăng 7,63%, cao hơn cùng kỳ năm 2024.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng chủ trì Hội nghị.
Hương sắc tháng Bảy

Hương sắc tháng Bảy

Mỗi độ tháng bảy về, quê tôi lại rộn ràng vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng óng ả gió nhẹ nhàng lướt qua nhìn như những đợt sóng chạy lăn tăn trải dài, thoảng từ xa là tiếng cười giòn tan của người dân quê tôi khi được vụ bội thu.
Xem thêm
Phiên bản di động