Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn: Không thể nói bỏ là bỏ được
![]() | Nghiên cứu đưa lễ hội chọi trâu Đồ Sơn về đúng giá trị gốc |
![]() | Bộ Văn hóa yêu cầu chấn chỉnh lễ hội sau vụ “trâu chọi Đồ Sơn húc chủ nguy kịch” |
Lễ hội bị biến tướng
Cụ thể, sự việc xảy ra vào trưa ngày 1/7 tại vòng loại lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017. Khi vừa được dắt vào sới thì bất ngờ một trâu chọi đột ngột lao vào tấn công chủ nhân của đối thủ. Không đuổi kịp, trâu chọi này tiếp tục quay lại tấn công chủ mình.
Người này bị trâu húc nhiều lần, hất tung lên và đâm xuyên đùi trái. Sau khi được sơ cứu, nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp.Tuy nhiên vào chiều tối cùng ngày nạn nhân đã không qua khỏi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngay sau khi tai nạn hi hữu xảy ra, chiều cùng ngày Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng về việc báo cáo công tác tổ chức.
Cụ thể, Cục này yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng kiểm tra, rà soát công tác lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn năm 2017, đặc biệt là công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong lễ hội. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn cũng đã có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dừng 2 trận đấu còn lại của vòng loại để tập trung giải quyết vụ việc.
Theo Ban Tổ chức, lễ hội Chọi trâu quận Đồ Sơn đã được khôi phục từ năm 1990, năm 2012 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được phép tổ chức hàng năm (Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày 27/12/1012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Qua 27 năm khôi phục và tổ chức, lễ hội luôn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách. Sự việc đáng tiếc xảy ra vừa qua, Ban tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khẳng định là tai nạn hi hữu, là sự cố bất ngờ, ngoài ý muốn.
Thế nhưng không thể phủ nhận, thời gian gần đây, lễ hội truyền thống trong đó lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn ngày càng biến tướng đi. Đặc biệt, sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì lễ hội này càng thu hút người dân tham gia dẫn đến nhiều tệ nạn tiêu cực xung quanh. Ví như, cá độ trâu chọi, bán thịt trâu chọi giá cao… Trong cuộc thi, để trâu của mình chiến thắng, người ta có thể vót nhọn sừng trâu, thậm chí có ý kiến còn cho rằng người ta đã cho trâu sử dụng thuốc kích thích để hung hăng hơn…
Không vì một vai diễn chưa hay mà bỏ đi một đêm kịch
Ngoài lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn, trên cả nước có rất nhiều lễ hội truyền thống tương tự như Bắc Ninh có lễ hội chém lợn, Quảng Nam có lễ hội đâm trâu, Bắc Hà có lễ hội đua ngựa…Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, nếu lễ hội kém vui, lễ hội nhiều lộn xộn, đã xảy ra bất trắc thương tâm, lễ hội chưa đáp ứng kỳ vọng thì cần lắng nghe ý kiến đóng góp để rút kinh nghiệm mà thực hành lễ hội cho tốt hơn.
Những giá trị cốt lõi đã tồn tại lâu dài trong lễ hội, những gì đáng bảo lưu và phát triển cho phù hợp với hôm nay và với lí tưởng nhân văn như chân, thiện mỹ thì vẫn cần được bảo tồn, phát huy. “Bạo lực nhất là người “chọi” người. Trâu chọi trâu, gà chọi gà, chim chọi chim, cá chọi cá... thì mức độ bạo lực không thể bằng quyền Anh, các môn võ đối kháng.Vấn đề là nếu làm chưa tốt thì phải làm cho tốt hơn. Không phải vì một bức tranh chưa đẹp, phản cảm mà bỏ đi một triển lãm, một vai diễn chưa hay mà bỏ đi một đêm kịch” – nhà nghiên cứu cho hay.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, việc xảy ra ở lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là một bi kịch, chúng ta đều đau buồn. Trước mất mát đó, việc tạm dừng mùa năm nay là đúng đắn. Còn với một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia chúng ta không thể nói bỏ là bỏ được. Các lễ hội đã được công nhận di sản văn hóa đều có truyền thống lâu dài và bất kỳ thời điểm nào của nó cũng có điều hay điều dở.
“Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Ngày xưa cái quần cái áo vài năm mới có một, quan trọng thế mà sau mỗi mùa lễ hội tả tơi thì xót xa vô cùng, nhưng vẫn đi. Chèo đua về, cả tuần nằm liệt, bón cháo húp canh, đến hội lại chèo... Lễ hội thời nào cũng có điều này điều nọ, nhưng bây giờ đang trong thời điểm gay gắt, dễ bùng phát, có thể nói là nhạy cảm hơn, quyết liệt hơn.
Hy vọng hiện tượng này chóng qua, xã hội cân bằng trở lại. Muốn như thế thì có nhiều điều cần làm với trách nhiệm xã hội cao: Thấu hiểu hơn nữa, hướng thiện hơn nữa, phục vụ đại chúng hơn nữa, chuẩn bị chu đáo hơn nữa. Trách nhiệm của các cơ quan nghiên cứu, quản lý, bảo tồn, phát triển, quảng bá, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cần quán triệt hơn nữa.
Đừng để mục tiêu kinh tế, mục tiêu thương mại hóa lấn át giá trị đạo đức, giá trị nhân văn trong thực hành lễ hội…” – Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nhận định.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người
Tin khác

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật
Văn hóa 13/05/2025 22:58

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ
Văn hóa 13/05/2025 16:47

Miền ký ức trong veo
Văn hóa 13/05/2025 14:20

Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA
Văn hóa 11/05/2025 19:24

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội
Văn hóa 11/05/2025 17:06

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác
Văn hóa 11/05/2025 12:49

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Văn hóa 09/05/2025 13:20

Đại học Văn Lang yêu cầu sinh viên vô lễ với cựu chiến binh "nghiêm túc rút kinh nghiệm"
Văn hóa 09/05/2025 11:19

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025
Văn hóa 07/05/2025 19:49

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô
Văn hóa 06/05/2025 19:41