Lấp đầy “lỗ hổng” trong công tác phòng, chống dịch
Thời gian qua, chỉ trong hơn một tuần, liên tiếp những ca bệnh do hậu quả của việc giám sát chưa chặt chẽ người cách ly, sau cách ly đã để dịch bệnh Covid-19 lây lan nhanh chóng ra cộng đồng. Từ vài trường hợp đó kéo theo các chùm ca bệnh tại nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang… những sự việc trên khiến người dân đặt ra câu hỏi: Phải chăng một làn sóng Covid-19 mới sẽ xuất hiện nếu “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch không sớm được lấp đầy?
Thực tế cho thấy, chỉ tính từ ngày 27/4 đến nay, trong số các ca phát hiện dương tính với Covid-19 ở trong nước, đã có những trường hợp sau khi kết thúc cách ly tập trung nhưng khi trở về khu cư trú lại có kết quả xét nghiệm dương tính.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (phải) trực tiếp kiểm tra khu cách ly của Khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái) sau sự cố lây nhiễm giữa đoàn chuyên gia Ấn Độ sang nhân viên lễ tân. (Ảnh: Bộ Y tế) |
Cụ thể là bệnh nhân số 2899 nhập cảnh từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 7/4. Ngày 22/4, bệnh nhân hoàn thành cách ly sau 3 lần xét nghiệm âm tính và trở về địa phương (xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) bằng ô tô khách.
Điều đáng nói là mặc dù quy định cách ly và theo dõi cách ly cho người từ nước ngoài về địa phương đã có và được quy định chi tiết, nhưng trường hợp trên sau khi về Hà Nam không có lực lượng y tế đến giám sát, để bệnh nhân hoạt động, đi lại tụ tập ở nhiều nơi. Ngày 24/4, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau lần xét nghiệm thứ 4.
Điều tra dịch tễ cho thấy trường hợp bệnh nhân 2899 đã đi nhiều nơi, dự đám cưới, đến những nơi tụ tập đông người… Chính vì sự chủ quan này đã khiến cho ổ dịch Hà Nam lan rộng ra cả nước với hàng chục người lây nhiễm. Trước thực tế này, tỉnh Hà Nam đã khẩn cấp tổ chức cuộc họp về công tác phòng chống dịch, xem xét quy trách nhiệm, xử lý và kỷ luật những tổ chức, các nhân vi phạm quy định về phòng chống dịch.
Không chỉ lỏng lẻo trong việc quản lý người sau cách ly tập trung, công tác thực thi giám sát sau khai báo, khai báo tại nơi lưu trú của các cơ quan chức năng tại một số địa phương cũng chưa thực sự nghiêm túc, để lọt nhiều trường hợp đã có tiếp xúc gần với các ca bệnh nhưng không bị cách ly.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân 3092 tại Thường Tín (Hà Nội). Bệnh nhân 3092 có lịch trình đi du lịch tại Đà Nẵng từ ngày 27/4 - 29/4, ở cùng khách sạn với 2 trường hợp dương tính là chuyên gia Trung Quốc liên quan đến tỉnh Yên Bái và Vĩnh Phúc.
Theo quy định, người này khi lưu trú tại khách sạn ở Đà Nẵng thì phải khai báo định danh cá nhân (Chứng minh thư hoặc thẻ Căn cước công dân) và chủ khách sạn phải kiểm tra việc thực hiện khai báo y tế cũng như tiến hành đăng ký tạm trú với cơ quan Công an sở tại. Tuy nhiên, bệnh nhân 3092 khi quay về nơi cư trú sau thời gian đi du lịch đã không hề bị cách ly, thậm chí còn tiếp xúc với nhiều người khác, làm lây lan nguồn bệnh.
Bên cạnh đó, việc quản lý người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 tại nhiều địa phương cũng đang có sự bất đồng. Ví dụ, cùng với trường hợp là người tiếp xúc gần với F1 (F1 xét nghiệm lần 1 âm tính) có phường ra quyết định cách ly tại nhà 14 ngày, có phường ra quyết định cách ly 21 ngày, nếu vi phạm xẽ bị xử phạt… lại có những phường chỉ khuyến cáo nên hạn chế tiếp xúc nơi đông người, tự theo dõi sức khỏe, đảm bảo 5k là đủ.
Những sự quản lý lỏng lẻo, bất nhất trong công tác phòng chống dịch ở các địa phương đang khiến cho nhiều người dân rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan không biết phải làm thế nào cho đúng.
Song song với lỗ hổng trong quản lý, sự vô ý thức của một bộ phận người dân cũng đang khiến cho công tác phòng chống dịch tại nước ta thêm phần khó khăn khi liên tiếp xảy ra các sự việc trốn cách ly hay khai báo không trung thực. Điển hình như vụ nam thanh niên Phạm Văn Tân (trú tại Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Cụ thể, ngày 4/5, Công an tỉnh Quảng Bình nhận được tin báo Phạm Văn Tân nhập cảnh trái phép từ Lào về thăm nhà tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch. Sau khi nghỉ lại một đêm, Tân trốn khai báo y tế và cách ly tập trung, lén lút rời khỏi địa phương. Qua công tác truy vết, Công an tỉnh Quảng Bình xác định Tân đã đến thành phố Biên Hòa vào ngày 6/5 nên đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp truy bắt.
Công an tỉnh Đồng Nai sau đó chỉ đạo Công an thành phố Biên Hòa tổ chức lực lượng xác minh, truy tìm. Khoảng 19h40 tối 7/5, Công an thành phố Biên Hòa phối hợp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai bắt được Tân khi đang đi cùng anh P.A.T., bạn cùng quê, trú tại khu phố 6, phường Long Bình./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20