-->

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc tích cực của tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp, hiện nay, thu nhập, điều kiện làm việc của công nhân lao động ngành dệt may đã được cải thiện. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả leo thang và do những đặc thù riêng của lao động ngành dệt may nên đời sống, việc làm của công nhân dệt may vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
Đảm bảo quyền cho lao động nữ: Góc nhìn từ doanh nghiệp Chú trọng xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu Bài 2: Chăm lo hiệu quả, lâu dài bằng các chính sách

Đời sống khó khăn

Chị Khuất Thị Hà, công nhân của một công ty may mặc trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết, thời gian qua, Công ty của chị luôn quan tâm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Hiện nay, lương cơ bản của chị và các công nhân trong công ty đạt 6 triệu đồng. “Trước đây, chúng tôi còn tăng ca, thêm giờ nên có thêm thu nhập, nhưng từ khi dịch Covid- 19 xảy ra đến nay, công việc ở Công ty ít đi, chúng tôi không phải tăng ca, làm thêm giờ nên thu nhập chỉ trông vào lương cơ bản mà so với những nhu cầu chi tiêu của cuộc sống mà giá cả thì leo thang vùn vụt, cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn”- chị Hà nói. Chị Hà cho biết, với mức thu nhập ấy, trong điều kiện chồng mắc bệnh nặng không có sức lao động, con nhỏ đang tuổi ăn học, để có thể trang trải cuộc sống gia đình, chị Hà từng phải làm thêm nhiều việc, trong đó có việc bán quần áo online.

Theo Công đoàn Dệt May Việt Nam, những năm gần đây thu nhập của lao động ngành dệt may có nhiều cải thiện, tuy nhiên so với mặt bằng chung, đặc biệt trong bối cảnh giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu tăng cao thì đời sống của người công nhân dệt may vẫn còn nhiều thiếu thốn, vất vả.

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn
Ngành Dệt may có tỉ lệ lao động nữ cao, chiếm hơn 70%. Ảnh minh họa.

Để trang trải cuộc sống, nhiều công nhân dệt may có nhu cầu tăng giờ, làm thêm ca. Thế nhưng, theo bà Hà Thị Phương Anh - Chủ tịch Công đoàn Công ty may Liên doanh Plummy (đặt tại huyện Quốc Oai, Hà Nội), do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, hiện nay, nhiều doanh nghiệp hầu như không có đơn hàng lớn mà chỉ có đơn hàng nhỏ lẻ nên cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể bố trí đủ để công nhân không phải giãn ca, chờ việc, chứ không phải bố trí công nhân tăng ca, làm thêm giờ.

Không chỉ khó khăn về vật chất, đời sống tinh thần của công nhân dệt may cũng còn nghèo nàn. Theo Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam, đại đa số các chị em sau khi hết giờ làm thường về nhà để lo toan, chăm sóc gia đình. Nếu phải làm thêm hoặc tăng ca để có thêm thu nhập thì về đến nhà là rất mệt mỏi, phải dành thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động... Do vậy, nữ công nhân dệt may ít có điều kiện theo đuổi sở thích, tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao hay học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kĩ năng mềm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tinh thần, đời sống của la động nữ mà còn tác động tiêu cực tới chất lượng nguồn nhân lực của ngành.

Công đoàn là điểm tựa

Trước thực trạng như vậy về đời sống, việc làm của công nhân nói chung, nữ công nhân ngành dệt may nói riêng, với vai trò của mình, Công đoàn Dệt may Việt Nam đã có nhiều giải pháp chăm lo cụ thể, sâu sát và mang lại hiệu quả thiết thực cho lao động ngành dệt may nói chung, lao động nữ nói riêng. Điển hình, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện, và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động thông qua Thỏa ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp. Đến nay đã có 86 đơn vị đăng ký tham gia Thỏa ước lao động tập thể ngành, 51 đơn vị sửa đổi, bổ sung, ký lại Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với nhiều nội dung có lợi hơn cho người lao động, nâng tổng số doanh nghiệp trong ngành ký kết Thỏa ước lao động tập thể đạt 99%.

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn
Nữ công nhân may Khuất Thị Hà phải trang trải cuộc sống gia đình chỉ với lương cơ bản 6 triệu đồng nên cuộc sống khó khăn

Cùng với đó, các cấp Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam luôn chú trọng đổi mới các hoạt động chăm lo cho người lao động như nâng cao chất lượng bữa ăn ca, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, tổ chức các hoạt động tham quan, nghỉ mát... Công đoàn cũng luôn lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lao động khuyết tật... Nhiều “Mái ấm Công đoàn” được xây dựng đã đem lại niềm vui cho nhiều gia đình công nhân lao động khó khăn về nhà ở.

Đặc biệt, một trong những hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động mà Công đoàn ngành Dệt May Việt Nam hết sức chú trọng là chỉ đạo các cấp Công đoàn xây dựng, quản lý, duy trì hiệu quả các thiết chế phục vụ đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và con em của họ như Trường mầm non, điểm sinh hoạt văn hóa, ký túc xá công nhân, sân tập thể thao... qua đó giúp người lao động được nâng cao đời sống tinh thần, yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp.

Riêng tại Hà Nội, các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động (mà đa số là lao động nữ) của ngành dệt may cũng được Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đẩy mạnh, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Tháng Công nhân hàng năm. Ông Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, Công đoàn ngành đã tổ chức “Tết sum vầy”, trao 390 suất trợ cấp cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn và 30 túi quà tết; tổ chức 3 chuyến xe đưa 103 công nhân lao động Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh về quê đón Tết với gia đình, trao hỗ trợ 150 vé xe ô tô, Công đoàn cơ sở hỗ trợ 900 vé xe cho công nhân lao động về quê đón Tết. Cũng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thực hiện chỉ đạo của Công đoàn ngành, đã có 37 Công đoàn cơ sở tổ chức chương trình “Tết sum vầy” và hầu hết các cơ sở đều có các hoạt động chăm lo như tặng quà tết, trao hỗ trợ và trợ cấp khó khăn cho đoàn viên, với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng.

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn
Chủ tịch Công đoàn Công ty may liên doanh Plummy Hà Thị Phương Anh trò chuyện, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ công nhân

Đặc biệt, để bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động, nhất là lao động nữ, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đã đôn đốc, hướng dẫn Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động ký mới, sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp đồng thời phối hợp với Hội Dệt May thành phố Hà Nội thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Hà Nội lần 2 với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

Chẳng hạn, Thỏa ước quy định, về thu nhập tối thiểu, đối với người lao động là công nhân đã qua đào tạo và làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại, đảm bảo đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động, chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã thỏa thuận thì người sử dụng lao động đảm bảo mức thu nhập tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng nhân hệ số 1.15.

Về tiền thưởng, hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho người lao động theo các hình thức như: Tháng lương thứ 13; thưởng vào dịp lễ, tết; thưởng cho người lao động có nhiều thành tích đóng góp cho doanh nghiệp ... Thỏa ước cũng quy định mức ăn ca tại doanh nghiệp thấp nhất là 15.000 đồng; trong mỗi ca làm sản xuất, hoặc mỗi ngày làm việc, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ, doanh nghiệp phải bố trí thời gian nghỉ ngắn tập trung từ 5-10 phút để người lao động giải lao tại chỗ….

Lao động nữ ngành Dệt may cần được quan tâm nhiều hơn
Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội và Hội Dệt May thành phố Hà Nội ký kết Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động

Ngoài ra, Thỏa ước khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng một số chế độ cao hơn so với quy định của pháp luật hoặc pháp luật chưa quy định cho người lao động như: Mua bảo hiểm thân thể 24h/24h; giảm giờ làm thêm; trợ cấp thai sản cho lao động nữ sinh con phù hợp với chính sách dân số quốc gia; lắp đặt phòng vắt trữ sữa tại nơi làm việc phục vụ nhu cầu vắt trữ sữa của lao động nữ đang nuôi con nhỏ; quy định thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc…

Ông Hoàng Thanh Sơn cho biết, sau khi ký kết, hiện Công đoàn ngành và Hội Dệt May thành phố Hà Nội đang khẩn trương triển khai bản Thỏa ước đến các đơn vị trực thuộc; phấn đấu tiếp tục nâng cao số lượng đơn vị tham gia Thoả ước lao động tập thể ngành trong thời gian tới để chăm lo, bảo vệ tốt hơn nữa cho lao động ngành dệt may.

Kết quả một cuộc khảo sát đánh giá thực trạng đời sống vất chất tinh thần và môi trường làm việc của nữ công nhân ngành may mặc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy, với mức thu nhập bình quân hằng tháng khoảng 7 triệu đồng (trong điều kiện có tăng ca) thì khoảng 41% nữ công nhân cho rằng không đủ trang trải cho cuộc sống.

Các khoản chi cơ bản của nữ công nhân thường ở mức 70% so với thu nhập, trong đó, trên 60% chi cho giáo dục, chăm sóc con cái và sức khỏe. Chủ yếu nữ công nhân dùng thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi hoặc chăm sóc gia đình. Nhiều người trong số đó cho biết, họ không có thời gian, tiền bạc để chơi các môn thể thao cho dù là các môn thể thao cộng đồng như: đi bộ, chạy bộ, đánh cầu…

Kết quả khảo sát này cũng cho thấy, phần đông nữ công nhân ngành may đều đề xuất tăng cường các chính sách chăm lo cho nữ công nhân như: tăng giờ nghỉ trong những ngày hành kinh; người mang thai từ tháng thứ 7 hoặc có con dưới 12 tháng tuổi; cải thiện điều kiện nghỉ ngơi giữa ca, buổi trưa tại doanh nghiệp; tăng cường chính sách phúc lợi xã hội bằng vật chất, lương, thưởng trong những dịp sinh nhật, lễ, Tết. Công nhân cũng có nhu cầu lớn về việc hỗ trợ chỗ ở, hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội...

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm

(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác

(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.

Tin khác

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sau những ngày Tết đoàn viên sum họp với gia đình, hôm nay ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), 400 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức 7 chuyến xe đón quay trở lại Hà Nội làm việc thuận lợi, an toàn.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tổ chức phát động phong trào thi đua tới toàn thể đoàn viên, người lao động với chủ đề thi đua: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thống kê trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở (đạt 145% chỉ tiêu giao), phát triển 4.315 đoàn viên; trong đó 15 Công đoàn cơ sở có từ 25 đoàn viên trở lên (đạt 300% chỉ tiêu), 5 đơn vị thành lập theo Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động

(LĐTĐ) Với việc phát động 2 đợt thi đua trong năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện tích cực hưởng ứng; phấn đấu vượt qua mọi khó khăn trong lao động, sản xuất, học tập, công tác; góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành của tổ chức Công đoàn và sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động luôn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Nếu như ví tổ chức Công đoàn là một công trình, thì đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở chính là những viên gạch góp phần tạo nên sự bề thế, vững chãi của công trình đó.
Xem thêm
Phiên bản di động