-->

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

Từ xa xưa, trống đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Âm thanh vang động của tiếng trống không những tạo nên bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt cho các lễ hội, nghi thức mà còn là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của dân tộc. Xuất hiện từ hơn 1.000 năm trước, tiếng trống làng Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) vẫn vang vọng tới tận bây giờ, như một dòng chảy văn hóa bền bỉ, âm thầm hiện hữu giữa đời sống hối hả hiện nay.
Chuyện ít biết về "nữ hoàng" làng trống Đọi Tam

Gắn bó cả đời với niềm tự hào nghề làm trống truyền thống

Thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, làng trống Đọi Tam được biết đến là nơi lưu giữ thanh âm chốn hồn thiêng sông núi, là cái tên quen thuộc ngự trị trong tâm thức người Việt với danh xưng “làng nghề có độ tuổi hơn nghìn năm”. Điều này đã trở thành niềm tự hào đối với người dân làng nghề. Nơi đây cũng truyền tai nhau từ đời này sang đời khác câu chuyện thú vị về ông tổ nghề của ngôi làng.

Tương truyền rằng vào ngày mồng 7 tháng Giêng năm 987, hay tin vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền khuyến nông, hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã tự tay làm một cái trống to để ra nghênh tiếp nhà vua. Nhờ âm thanh vang xa và hùng tráng, tiếng trống cất lên liền được vua khen ngợi. Về sau hai ông được dân làng tôn lên làm Trạng Sấm và kể từ đó, nghề làm trống bắt đầu phát triển ở làng Đọi Tam.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Ông Phạm Chí Khang tự hào khi kể về những kỷ niệm gắn liền với làng trống Đọi Tam.

Đến với mảnh đất này, tận mắt chứng kiến nhịp sống sôi động của làng nghề và sự tỉ mẩn trong từng công đoạn, ta mới thực sự hiểu được cái tâm, cái tài, sự trân trọng đối với nghề của các nghệ nhân làng trống Đọi Tam. Làng có tục cha truyền con nối, Con trai trong làng thường được dạy nghề từ lúc còn 12, 13 tuổi và khi lên 14, 15 tuổi sẽ theo cha đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để làm trống.

Tục lệ ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, người dân trong làng vẫn một lòng gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống mà cha ông để lại. Bởi lẽ đây không chỉ là kế sinh nhai đem lại cho họ một nguồn thu nhập ổn định, khiến đời sống của họ không ngừng được cải thiện mà hơn tất cả, nó còn chính là phương thức để lưu truyền thanh âm trống làng độc bản, thanh âm hồn thiêng sông núi vọng mãi ngàn năm.

Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Phạm Chí Khang, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh trống Đọi Tam bày tỏ niềm tự hào khi được sinh ra tại làng nghề truyền thống Đọi Tam và trưởng thành từ việc tiếp thu những tinh hoa của người đi trước để lại: “Tiếng trống Đọi Tam vang rền hơn 1000 năm nay rồi. Nơi đây đã có thời kỳ lên đến 600 người làm nghề. Kỷ niệm sâu sắc nhất trong 50 năm theo nghề của tôi chắc chắn là năm gia đình tôi được giao trọng trách thiết kế hàng nghìn trống hội cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Chiếc trống cao 2m tại xưởng sản xuất của nghệ nhân Phạm Chí Khang.

Nghệ nhân Phạm Chí Khang cũng không giấu nổi niềm tự hào khi chia sẻ thêm về những chiếc trống đại mà gia đình ông đã từng làm từ trước tới nay. Nếu được tận mắt chiêm ngưỡng chiếc trống cao 2 mét ở xưởng của nghệ nhân, chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ và thắc mắc phải mất bao nhiêu công sức mới có thể làm ra một sản phẩm “vĩ đại” thế này.

Và để đạt được điều đó, không thể không nhắc đến sự trân trọng và nhiệt huyết với nghề làm trống của ông Khang nói riêng và những người thợ làm trống nói chung. Nó như một phần trong đời sống của nghệ nhân. Chính vì vậy họ lại càng mang nặng trong mình nỗi niềm làm sao có thể bảo tồn, duy trì và phát triển cái nghề mà cha ông đã để lại cho tới tận mai sau.

Nói về kinh nghiệm để có được chiếc trống tốt, ông Khang chia sẻ khâu quan trọng nhất là bước lựa chọn nguyên liệu: “Từ trước tới nay mọi người vẫn truyền miệng với nhau là “Da trâu tang mít đánh ít kêu nhiều”. Khung trống phải làm bằng gỗ mít già lâu năm và căng mặt trống hai mặt phải chọn da trâu sống, cắt tiết lột tươi, phơi được nắng”. Nghệ nhân cũng nói thêm: “Ngoài ra, điều chỉnh âm thanh cho chuẩn cũng là một khâu không kém phần quan trọng. Việc này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và thật kiên trì trong công việc”.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Những chiếc trống được hoàn thiện từ chính tay gia đình nghệ nhân Phạm Chí Khang.

Nhạy bén “chuyển mình” để thanh âm dân tộc mãi vang vọng trong thời đại mới

Bên cạnh những mặt sáng của nghề làm trống Đọi Tam, nghệ nhân Phạm Chí Khang cũng bộc bạch một số khó khăn: “Da trâu và gỗ mít vốn là hai nguyên liệu bắt buộc để làm nên một chiếc trống tốt. Tuy nhiên, trồng một cây mít phải 50 năm sau mới khai thác được vỏ cây. Còn da trâu già cũng ngày một ít đi do nguồn cung không đủ. Ngoài ra sự phát triển của làng nghề lớn bao nhiêu thì đòi hỏi nhà xưởng phải càng rộng bấy nhiêu”.

Ông Khang cũng bày tỏ mong muốn rằng các ban ngành trung ương địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho làng nghề truyền thống có một khu đất rộng rãi để làm khu tiểu thủ công nghiệp. Có được quỹ đất này, làng nghề Đọi Tam có thể tránh được sự ô nhiễm trong khu dân cư bởi hiện nay hầu như các cơ sở làm trống vẫn đang tận dụng nơi sinh hoạt để sản xuất.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Một góc nhỏ tại cơ sở sản xuất trống của ông Phạm Chí Khang.

Không chỉ có vậy, hiện nay nhu cầu mua sắm các loại trống đang ngày một ít đi, các nghệ nhân làm trống xưa cũng dần muốn chuyển hướng sang những lĩnh vực, công việc khác. Khó khăn là thế nhưng để giữ chân khách hàng, giữ chân công nhân, nhìn chung làng nghề truyền thống Đọi Tam đã nhạy bén thay đổi, đa dạng hóa các sản phẩm như: thùng gỗ đựng rượu, bồn tắm, bồn ngâm chân… dựa trên những kỹ thuật hoàn toàn cơ bản từ nghề làm trống. Việc không ngừng cập nhật, nắm bắt nhu cầu xã hội và áp dụng vào từng sản phẩm đã giúp đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển, góp phần quan trọng để thanh âm tiếng trống làng được vang vọng mãi theo tháng năm.

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới
Sản phẩm thùng rượu gỗ tại một cơ sở sản xuất ở làng trống Đọi Tam .

Nhìn lại xuyên suốt vòng quay của thời gian, tiếng trống đã có mặt ở tất cả lĩnh vực của đời sống, nó hiện hữu ngay khi con người sinh ra cất tiếng khóc chào đời cho tới lúc về với thế giới bên kia. Còn trong thời kỳ thế giới hội nhập, mở cửa như ngày nay thì việc đưa tiếng trống để giao lưu văn hóa với nước bạn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì thế, quả không sai khi nói rằng trống làng Đọi Tam sớm đã trở thành một nét đẹp văn hoá lịch sử ngự trị trong trái tim của mỗi người.

Qua biết bao biến cố và thăng trầm lịch sử, ông Khang cũng như các nghệ nhân khác của làng trống Đọi Tam vẫn luôn lấy “cái tâm - cái tầm” làm tôn chỉ trong nghề, không ngừng nỗ lực giữ gìn và bảo tồn giá trị truyền thống để làm sao cho xứng đáng với danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu Việt Nam”. Có như vậy, tiếng trống Đọi Tam của mảnh đất Hà Nam không chỉ ngân vang trong nước mà còn vang xa tới khắp bạn bè quốc tế.

Tác giả: Trang Linh

Ảnh: Võ Thắng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Sáng nay (5/5), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Ngay sau phiên ATO, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm với số mã tăng áp đảo số mã giảm.
Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp

Từ hôm nay (5/5), Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Đồng hành với các sĩ tử chinh phục cánh cửa đại học

Với thông điệp “mùa thi hạnh phúc”, Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 chính thức khởi động, nhằm hướng đến giảm áp lực tâm lý, đồng hành cùng thí sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông một cách vững vàng và hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước ta

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 9 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Nhân dân ta, đất nước ta

Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý.
Công đoàn cơ sở phát huy vai trò chăm lo, bảo vệ đoàn viên

Công đoàn cơ sở phát huy vai trò chăm lo, bảo vệ đoàn viên

Thời gian qua, các Công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) luôn hoạt động hiệu quả; qua đó cùng Công đoàn các cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt, làm tốt công tác chăm lo cho người lao động.
Giá vàng hôm nay đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/5) tăng vọt trên thị trường quốc tế trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước đồng loạt giảm mạnh. Tình trạng này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia.
“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

Tập 34 của bộ phim truyền hình “Cha tôi người ở lại” phát sóng tối 5/5 trên VTV3 sẽ mang đến cho khán giả những phút giây đầy kịch tính và cảm động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình tìm về cội nguồn của nhân vật Việt.

Tin khác

Hành trình yêu thương kiến tạo hơn 100 mái ấm cho người dân miền Tây

Hành trình yêu thương kiến tạo hơn 100 mái ấm cho người dân miền Tây

Với tinh thần “cho đi là còn mãi”, nhóm thiện nguyện Minh Phước đã và đang tiếp tục miệt mài trên hành trình sẻ chia, kiến tạo nên những mái ấm an toàn để giúp đỡ người dân miền Tây vượt qua nghịch cảnh. Mỗi căn nhà là một minh chứng cho sức mạnh của tình người, là nơi những niềm hy vọng nhỏ bé được nhen nhóm và chở che bằng những tấm lòng giàu tình yêu thương.
Thú chơi tượng mini lên ngôi giữa thời đại công nghệ

Thú chơi tượng mini lên ngôi giữa thời đại công nghệ

Trong thế giới của những thú chơi mang đậm dấu ấn cá nhân, tượng mini chân dung - những bức tượng nhỏ có độ chân thật cao, tái hiện lại chính con người trong hình hài tí hon - đang dần trở thành một trào lưu độc đáo.
Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Vinamilk gửi tặng hơn 150.000 sản phẩm đến người dân tham gia “concert quốc gia”

Chuỗi hoạt động mừng kỷ niệm 50 năm Giải Phóng miền Nam, thống nhất đất nước, với các sự kiện chính diễn ra trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, thu hút hàng trăm ngàn người náo nức tham gia. Vinamilk đã đồng hành cùng các khoảnh khắc hân hoan mừng đại lễ tại TP.HCM, tiếp thêm dinh dưỡng cho các lực lượng và người dân.
Công an Hà Nội công bố Quyết định đặc xá năm 2025 tại các Trại tạm giam

Công an Hà Nội công bố Quyết định đặc xá năm 2025 tại các Trại tạm giam

Sáng nay (1/5), Trại tạm giam số 1, số 2 thuộc Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá dịp 30/4. Dịp này, tại 2 Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Hà Nội có 139 phạm nhân được đặc xá.
Ứng Hòa: Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Ứng Hòa: Nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), huyện Ứng Hòa đã tổ chức nhiều hoạt động khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí quật cường và lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
Cuộc đoàn tụ xúc động sau 57 năm nhờ dữ liệu dân cư

Cuộc đoàn tụ xúc động sau 57 năm nhờ dữ liệu dân cư

Sáng nay (30/4), trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc đoàn tụ đầy ý nghĩa. Ông Chu Nghiêm đã tìm được con gái thất lạc sau 57 năm nhờ vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự hỗ trợ của Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Phong trào thể thao quần chúng: Triển vọng từ những bộ môn mới

Nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì ổn định vị trí dẫn đầu về phát triển phong trào thể dục, thể thao của cả nước, đặc biệt là phong trào thể thao quần chúng. Bên cạnh các bộ môn thể thao truyền thống, các môn mới như: Chạy đường dài, pickleball đang thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Hàng ngàn người dân TP.HCM "cắm trại" xuyên đêm chờ xem Lễ diễu binh, diễu hành

Hàng ngàn người dân TP.HCM "cắm trại" xuyên đêm chờ xem Lễ diễu binh, diễu hành

Mặc dù 6h sáng ngày 30/4 Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) mới chính thức diễn ra, tuy nhiên từ chiều ngày 29/4, hàng ngàn người đã đổ về khu vực quận 1, TP.HCM để "cắm trại" qua đêm với đầy đủ đồ dùng, thức ăn, nước uống chờ xem lễ diễu binh.
Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hòa trong niềm vui 50 năm đất nước thống nhất, không quên tri ân thế hệ đi trước đã chiến đấu, hy sinh, Vinamilk đã tổ chức các chuyến thăm, tặng quà đến 650 cựu chiến binh, thương binh, người có công tại nhiều địa phương.
Lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4 bùng nổ trên mạng xã hội

Lượt tìm kiếm về đại lễ 30/4 bùng nổ trên mạng xã hội

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tạo nên một làn sóng tìm kiếm chưa từng có trên mạng xã hội, có tới hàng triệu lượt tìm kiếm liên quan đến các chủ đề này.
Xem thêm
Phiên bản di động