--> -->

Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết

Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều nhà vườn trồng hoa Tết tại ngoại thành Hà Nội đã có tâm lý “dè chừng” xuống giống, giảm diện tích gieo trồng do lo ngại không có đầu ra.
Hà Nội có thể lên tới 1.000 ca mắc Covid-19/ngày, song tuyệt đối không được chủ quan Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương cho Văn phòng Quốc hội

Chưa đầy 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng thời điểm này, không khí chuẩn bị tại nhiều làng hoa Tết ở Hà Nội vẫn tương đối ảm đạm. Lo ngại những tác động của dịch Covid-19 khiến đầu ra khó khăn, nhiều nhà vườn đã chủ động giảm diện tích gieo trồng.

Hơn chục năm gắn bó với nghề trồng hoa, anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) chia sẻ chưa bao giờ anh lo lắng cho vụ mùa Tết như năm nay. Anh Hoan cho biết, nếu như các năm trước, gia đình anh dành 1 mẫu ruộng để trồng hoa ly đủ loại phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thì năm nay anh quyết định chỉ trồng khoảng 6-7 sào, số còn lại trồng các loại hoa kế vụ khác.

Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết
Gia đình anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) quyết định chỉ trồng khoảng 6-7 sào hoa ly phục vụ thị trường Tết thay vì 1 mẫu như mọi năm do lo ngại ảnh hưởng của dịch Covid-19.

“Vụ hoa Tết trông chờ rất nhiều vào thời tiết và tình hình dịch bệnh. Lo ngại nhất là trồng nhiều nhưng hoa không có đầu ra. Dịch bùng không tiêu thụ được thì người nông dân rơi vào cảnh hoa cười, người khóc”, anh Hoan nói.

Anh Hoàng Văn Hoan cũng cho biết thêm, một sào hoa ly gia đình anh đầu tư 70-80 triệu đồng. Năm nay mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón... đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20% khiến người nông dân lo ngại sẽ lỗ vốn.

Cũng giống như Đan Phượng, làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), làng hoa Mê Linh (huyện Mê Linh) là những vùng trồng hoa lớn của Thủ đô, không chỉ cung cấp hoa Tết cho thị trường Hà Nội mà còn cho các tỉnh thành lân cận. Mặc dù thị trường tiêu thị khá rộng, nhưng nhiều hộ trồng hoa vẫn thấp thỏm lo âu sợ tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến hoa sẽ không bán ra được thị trường ngoại tỉnh.

Đa số người trồng hoa có tâm lý lo sợ việc giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tạm thời ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương... Hơn nữa, năm nay dịch bệnh ảnh hưởng nhiều tới kinh tế của các gia đình, nhu cầu mua sắm các loại hoa, cây cảnh sẽ giảm so với mọi năm.

Bày tỏ lo ngại, ông Nguyễn Văn Tuân (Khu 4, thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) nhớ lại, Tết năm trước, nhà ông trồng khoảng 1 mẫu hoa cúc nhưng chỉ thu hoạch được khoảng 5 sào do không tìm được đầu ra. Mặc dù giảm giá sâu nhưng vẫn không có người mua, gia đình ông chỉ còn cách đi bán lẻ với mong muốn vớt vát lại chi phí đầu tư.

“Đợt vừa rồi trong thời điểm giãn cách xã hội, nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ hết hoa vì không bán được. Lo dịp Tết tới đây cũng bị tình trạng như vậy nên gia đình tôi không dám trồng nhiều và giảm 1/3 diện tích. Cùng thời gian này của năm trước, các thương lái đã tấp nập về vườn đặt hàng cho vụ Tết nhưng năm nay chưa thấy có ai tới, chợ mà đóng cửa nữa thì mình chỉ có nước... ôm hoa”, ông Tuân bộc bạch.

Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết
Nhiều nhà vườn trồng hoa Tết tại ngoại thành Hà Nội có tâm lý “dè chừng” xuống giống.

Tất bật chăm luống cây, bà Nguyễn Thị Hải (làng hoa Mê Linh) cho biết, thời gian qua, mặc dù Thành phố trở về trạng thái bình thường mới, thị trường hoa đã "dễ thở" hơn, nhưng thời tiết lại không ủng hộ, mưa lớn kéo dài nên không có nhiều hoa để xuất ra thị trường. Xác định vụ hoa cuối năm thường là vụ sinh lời cho người dân nên ai còn bám nghề sẽ có xu hướng cân nhắc, tính toán lại về cơ cấu giống, cây trồng.

Riêng nhà bà Hải đã giảm gần một nửa diện tích từ hoa hồng cắt cành chuyển sang trồng hoa chậu để hạn chế rủi ro. Bởi hoa chậu vẫn có thể để lại chăm sóc và bán được cho năm sau. “Hi vọng, dịch bệnh nhanh chóng qua đi để cuộc sống người dân được trở lại như trước đây”, bà Hải nói.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, dịp Tết Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lo ngại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hoa cuối năm, trong kế hoạch sản xuất vụ đông 2021-2022, huyện đã chỉ đạo, định hướng để nông dân giảm bớt diện tích trồng hoa khoảng 4% so với cùng kỳ, chỉ còn 720ha để chuyển sang trồng rau, củ, quả phục vụ nhu cầu thực phẩm.

Đi đôi với giảm diện tích, huyện tăng cường hỗ trợ nông dân các biện pháp ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích nông dân gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng hoa. Tết này, chủ lực của huyện Mê Linh vẫn là hồng thế, hồng cắt cành, cúc, đào...

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Liverpool thất bại 2-4 trước AC Milan: Báo động đỏ cho hàng thủ dưới thời Arne Slot

Trận giao hữu giữa Liverpool và AC Milan tại châu Á khép lại với kết quả đáng thất vọng cho đội bóng đến từ nước Anh. Mặc dù sở hữu thời lượng kiểm soát bóng vượt trội và tạo ra nhiều tình huống tấn công nguy hiểm, “Lữ đoàn đỏ” lại bộc lộ hàng loạt điểm yếu nơi hàng phòng ngự, để rồi phải nhận thất bại 2-4 trước một AC Milan chơi phản công cực kỳ hiệu quả.
Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Việt Nam giành ngôi Á quân Giải cầu mây thế giới 2025: Cột mốc lịch sử đáng tự hào

Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã chính thức khép lại hành trình ấn tượng tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 với vị trí Á quân. Dù để thua chủ nhà Thái Lan 0-2 trong trận chung kết nội dung đồng đội nữ, đây vẫn là cột mốc lịch sử mang tính đột phá của thể thao Việt Nam trên đấu trường thế giới.
Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Vai trò mới nâng tầm sứ mệnh

Với hơn 8,6 triệu đoàn viên, mạng lưới trải rộng khắp các ngành nghề, vùng miền, về với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Công đoàn có một vị thế đặc biệt: Vừa gần dân, sát dân, hiểu dân, vừa có năng lực tập hợp, định hướng, giám sát và kiến tạo. Đó là vị thế của một tổ chức đại diện cho hàng triệu người lao động - những người đang trực tiếp góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Miền đất hương quế anh hùng và những nghĩa cử tri ân tháng Bảy

Tháng Bảy tri ân, trên mảnh đất Đông Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi) - nơi núi rừng quế ngát hương và lòng người nặng nghĩa, những hoạt động tưởng nhớ, đền đáp công lao các anh hùng liệt sĩ đã diễn ra sâu sắc và đầy cảm xúc. Đó là những bó hoa tươi thắm, những ngọn nến lung linh, những phần quà nghĩa tình... được trao đi với tất cả lòng biết ơn, như một sợi dây bền chặt kết nối quá khứ với hiện tại.
Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Xã Ứng Thiên tri ân các anh hùng liệt sĩ bằng những bức ảnh phục dựng đầy cảm xúc

Trong không khí trang trọng và xúc động của những ngày tháng Bảy lịch sử, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam xã Ứng Thiên đã tới thăm các gia đình thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Chuyến thăm không chỉ là sự tri ân sâu sắc mà còn mang theo những món quà vô giá tặng các gia đình, những bức ảnh chân dung liệt sĩ được phục dựng công phu.
Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Đẩy mạnh giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính

Thành phố Hà Nội sẽ quan tâm đánh giá, dự báo xu hướng việc làm có nhu cầu cao của thị trường lao động để định hướng, tư vấn, kết nối và giải quyết việc làm cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy hành chính nhà nước phù hợp, kịp thời.

Tin khác

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Khẳng định vai trò chính quyền gần dân qua chuỗi hoạt động tri ân dịp 27/7

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ trong bối cảnh thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp, xã Thượng Phúc đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân thiết thực, thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền đối với người có công, lan tỏa hình ảnh chính quyền gần dân, vì dân.
Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Vun bồi truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Hà Nội: Đồng loạt thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại các nghĩa trang, đài tưởng niệm

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối nay (26/7), tại 269 nghĩa trang, khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã trang trọng diễn ra Lễ thắp nến tri ân.
Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Hòa Phú: Gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), xã Hòa Phú vừa tổ chức Hội nghị gặp mặt người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Sức lan tỏa mạnh mẽ từ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2025 đã khẳng định những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong cộng đồng. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan tỏa trí thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ Thủ đô, thúc đẩy phong trào đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc và xây dựng một xã hội học tập.
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phúc Thọ đã tổ chức chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.
Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Phường Khương Đình phát động thi đua chuyển đổi số

Ngày 25/7, phường Khương Đình đã triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và phát động thi đua chuyển đổi số trên địa bàn phường.
Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Xã Thượng Phúc tổ chức gặp mặt tri ân người có công với cách mạng

Ngày 25/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam xã Thượng Phúc đã tổ chức gặp mặt tri ân người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động