--> -->

Làm báo trong kỷ nguyên số

Báo chí đang thay đổi mạnh mẽ. Trong một thập kỷ rưỡi qua, sự thống trị của những “gã khổng lồ công nghệ” cùng với sự phổ biến của các thuật toán độc giả, mạng xã hội, điện thoại thông minh đã thúc đẩy những cách làm báo mới. Kỹ thuật số đã trở nên quá quan trọng, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật (IoT)… dường như đang xóa nhòa đi ranh giới của báo chí với công nghệ. Chuyển đổi số rõ ràng đang là con đường mà báo chí cần phải mạnh dạn bước lên…
Làm báo trong kỷ nguyên số phải luôn song hành nội dung và công nghệ Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Xu hướng không thể đảo ngược

Chuyển đổi số sẽ vẽ lại bức tranh báo chí. Đó là nhận định của một số chuyên gia. Tới bây giờ, không thể phủ nhận rằng kỷ nguyên số đã và đang giúp cho nền báo chí phát triển nhanh hơn về mọi mặt. Trong vài năm qua, nhiều đơn vị báo chí trong nước đã sớm bắt nhịp công nghệ, tiến mạnh trên nền tảng số. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí Việt Nam còn chậm so với thế giới.

Đầu năm 2023, ứng dụng ChatGPT, một sản phẩm AI ra đời, nhanh chóng trở thành hiện tượng khuynh đảo toàn cầu. ChatGPT cũng ngay lập tức được đặt vào bối cảnh là “đối thủ thách thức” của báo chí, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Người ta xem ChatGPT như là hiện tượng “thiên nga đen” (thường để mô tả sự kiện không thể đoán trước và có tác động lớn) có thể làm thay đổi quỹ đạo của ngành truyền thông, nó thúc đẩy một xu hướng vốn được dự đoán sẽ phải làm trong thời gian dài thì nay phải rút lại trong ngắn hạn - đó chính là chuyển đổi số. Báo chí buộc phải đổi mới và tồn tại.

Làm báo trong kỷ nguyên số
Ảnh minh họa

Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các nền tảng trực tuyến, truyền thông xã hội đang tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các cơ quan báo chí. Chuyển đối số là quá trình tất yếu của xã hội khi mà trí tuệ nhân tạo đang chiếm ưu thế, các cơ quan báo chí đương nhiên không thể đứng ngoài cuộc. Lúc này các nhà báo dường như đều nhận ra tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số và cần phải cố gắng thích nghi với những thay đổi đang xảy ra. Ở thời buổi mà một Vlog có thể giành khán giả với những sản phẩm được sản xuất từ điện thoại thông minh thì bắt buộc các nhà báo phải thay đổi tư duy và cách làm, nếu không muốn mất độc giả.

Trên cơ sở kết hợp giữa nội dung tốt và công nghệ hiện đại, báo chí phải làm chủ nền tảng số, nền tảng truyền thông xã hội, hướng tới phương thức sản xuất, cung cấp thông tin đa phương tiện, đa nền tảng, đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa nguồn thu. Tất nhiên, chuyển đổi số không phải cứ muốn là có thể thành công. Song dù thế nào, dù khó khăn thì đây vẫn là con đường báo chí phải bước đi, quyết tâm thực hiện để phát triển. Trong bài viết trên trang Firmknow.com, Tom Rosenstiel, Giám đốc điều hành Viện Báo chí Mỹ khẳng định: “Chúng ta không có sự lựa chọn. Chuyển đổi số, hoặc là chết”.

Lấy thông tin làm trung tâm

Bước vào kỷ nguyên số từ đâu, như thế nào để đạt hiệu quả là câu hỏi của không ít nhà quản lý báo chí. Tại một hội thảo do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông tổ chức mà người viết có tham dự, nhà báo Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân Dân nêu quan điểm: Khi độc giả chuyển sang những nền tảng mới thì báo chí phải đuổi theo, đón đầu những nền tảng mới đó. Chuyển đổi số chính là để phục vụ độc giả được tốt hơn và nó phải xuất phát từ nhu cầu tự thân của các cơ quan báo chí.

Đối với báo Lao động Thủ đô, bước vào giai đoạn kỷ nguyên số, lãnh đạo Báo cũng đã nhanh nhạy nắm bắt xu thế. Chia sẻ về vấn đề này, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc nhấn mạnh đến việc chuyển đổi số phải là quá trình thay đổi toàn diện về cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Mỗi cơ quan báo chí có thể lựa chọn cách thức chuyển đổi số riêng cho mình, nó không chỉ là đầu tư công nghệ mà còn là vấn đề con người, tòa soạn báo phải tạo ra được quy trình sản xuất mới, tận dụng được sự ưu việt của công nghệ.

Ở thời điểm mà truyền thông xã hội bùng nổ, báo Lao động Thủ đô đã quyết định chuyển hướng đầu tư từ báo giấy tập trung sang phát triển báo điện tử. Bước đầu là phát triển kỹ thuật, các ứng dụng công nghệ để sản xuất các thể loại báo chí hiện đại như infographic, emagazine, video…; đẩy mạnh các hoạt động trực tuyến nhằm truyền tải thông tin đa dạng và tốt nhất. Tới đây, Báo sẽ tiếp tục đầu tư về công nghệ, tiếp cận các nền tảng trí tuệ nhân tạo để phát triển nội dung số.

Năm 2022, bên cạnh phát triển báo điện tử chính thức, Lao động Thủ đô đã xây dựng thêm hai chuyên trang điện tử, gồm: Chuyên trang “Làm giàu” với nội dung chuyên biệt về lĩnh vực kinh tế và chuyên trang “Lao động và Pháp luật” chuyên biệt phổ biến kiến thức pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đây cũng là một phần trong hướng tiếp cận đúng đắn, lấy thông tin làm trung tâm.

Để đạt được mục tiêu chuyển đổi số, tòa soạn tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo, riêng có; tìm ra các mô hình phát triển nội dung mới song song với đầu tư vào kỹ thuật số. Thay vì để độc giả phải tìm báo, phải mày mò đào bới thông tin qua những ô tìm kiếm trên mạng, thì tòa soạn sẽ tập trung vào việc xử lý thông tin, dữ liệu thu được để đưa ra sản phẩm nội dung tốt nhất, tìm đến theo đúng nhu cầu, xu hướng của từng độc giả riêng biệt.

Chỉ khi đó mới có thể cạnh tranh và tồn tại trong thế giới truyền thông đang thay đổi liên tục này.

Nữ Quỳnh
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Hơn 2000 thí sinh giành 140 "vé” vào lớp 10 Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trong hai ngày 24 - 25/5, hơn 2.000 thí sinh từ các tỉnh, thành phố đổ về Hà Nội để cạnh tranh 140 chỉ tiêu lớp 10 vào các khối chuyên: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký thủ tục bằng Căn cước công dân

Tính đến tháng 5/2025, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 214 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân/CCCD thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.

Tin khác

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Tối 23/5, Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV - năm 2025. Giải vật diễn ra từ ngày 22 đến 25/5.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số

Mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số

Sáng 22/5, tại Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội chủ trì tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” do Tổng Bí thư Tô Lâm khởi xướng, trong bối cảnh kỷ nguyên số.
Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

Sáng 22/5, đoàn học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024 - 2025 gồm 200 học sinh cùng các thầy cô giáo đã báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự kiến trụ sở các xã Ba Vì sau sắp xếp

Dự kiến trụ sở các xã Ba Vì sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp, huyện Ba Vì có 8 đơn vị hành chính cơ sở cấp xã. Đáng chú ý, hiện huyện Ba Vì đã dự kiến xác định trung tâm hành chính - chính trị, đề xuất nơi đặt trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội của các xã mới sau khi thực hiện sắp xếp.
Xem thêm
Phiên bản di động