Lại vắng bóng phim Việt tại các rạp chiếu
Phim “Tro tàn rực rỡ”: Thắp sáng hy vọng điện ảnh Việt Phim Việt được đề cử Giải Bông Sen tại LHP quốc tế Bangkok lần 15 Đại Chiến Bạch Đằng Giang, dự án phim đề tài lịch sử sắp được khởi quay |
Nếu nhìn tổng thể bức tranh doanh thu phòng vé trong nửa đầu năm 2023 với hơn 1.000 tỷ đồng là tín hiệu vui cho điện ảnh nước nhà thì nửa cuối năm 2023 tình hình lại khá đìu hiu. Sau khi bộ phim “Lật mặt: Tấm vé định mệnh” của Lý Hải rời rạp, phim Việt lập tức vắng bóng trên đường đua trong nhiều tháng kế tiếp. Theo giới quan sát, đây là hiện tượng chưa từng xảy ra với điện ảnh nước nhà, ngoại trừ năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Điều dễ nhận thấy là số lượng phim Việt phát hành ngoài rạp trong 6 tháng qua chỉ đếm trên đầu ngón tay, gồm 8 tác phẩm điện ảnh và 2 phim tư liệu, tài liệu. Một số nhà phê bình điện ảnh cho rằng, số lượng kể trên ít nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
Tình trạng thiếu phim Việt đang là vấn đề trăn trở của các nhà phát hành, đạo diễn hiện nay. Thực tế này cho thấy, nền điện ảnh nước nhà chưa đủ mạnh để đương đầu với những khó khăn, biến động của nền kinh tế nói chung. Sâu xa hơn, số lượng phim Việt khan hiếm cũng ảnh hưởng đến công việc, thu nhập của đội ngũ chuyên môn đang hoạt động trong ngành điện ảnh.
Hình ảnh trong phim “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”. |
Theo thống kê từ Box Office Vietnam, trong 6 tháng qua, số lượng phim Việt phát hành là 10 tác phẩm, gồm “Nhà bà Nữ”, “Chị chị em em 2”, “Siêu lừa gặp siêu lầy”, “Biệt đội rất ổn”, “Khi ta hai lăm”, “Con Nhót mót chồng”, “Lật mặt: Tấm vé định mệnh”, “Vong nhi”, “Tri âm The Movie: Người giữ thời gian và Những đứa trẻ trong sương”.
So với cùng kỳ 5 năm qua, đây là giai đoạn số lượng phim Việt phát hành ngoài rạp thấp nhất. Cụ thể, có 18 tác phẩm điện ảnh trong nước phát hành vào nửa năm 2019; cùng kỳ năm 2020 và 2021 là 11 phim (do ảnh hưởng của đại dịch, rạp phim nhiều lần đóng cửa). Nửa năm 2022 là thời điểm số lượng phim Việt bùng nổ với trên 24 dự án trình chiếu.
Lý giải số lượng khiêm tốn của phim Việt trong 6 tháng qua, đạo diễn Huy Thuần cho hay, tình trạng thiếu phim Việt trong năm 2023 là điều có thể dự báo trước. Bởi lẽ, một dự án phim điện ảnh thương mại, trung bình cần từ 18-24 tháng để triển khai và hoàn thành. Như vậy, để có phim phát hành vào 6 tháng đầu năm 2023, các dự án phim phải triển khai sớm nhất là vào đầu năm 2022. Một số phim thậm chí phải được thực hiện trong năm 2021.
Tuy nhiên, vào năm 2021, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên cả nước. Sau đó, kinh tế của Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn trong năm 2022. Điện ảnh nước nhà cũng chịu ảnh hưởng chung của thị trường. Từ thực tiễn trên, các nhà sản xuất phim, đặc biệt là nhà sản xuất vừa, nhỏ, ít nguồn lực khó lòng tìm đủ vốn đầu tư để triển khai thực hiện dự án phim của họ.
Đạo diễn Huy Thuần nhận định, tình trạng thiếu phim Việt sẽ còn kéo dài qua năm 2024 trong bối cảnh kinh tế đang giai đoạn phục hồi sau đại dịch. “Đến quý IV năm nay, số lượng phim Việt cũng chỉ phát hành số lượng ít ỏi và chủ yếu đến từ các nhà sản xuất lớn. Theo quan sát của tôi, chỉ có số ít dự án phim điện ảnh đang bấm máy ở thời điểm hiện tại. Thị trường điện ảnh Việt mà thiếu phim Việt là rất đáng buồn. Tình trạng này kéo dài rõ ràng sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nhân lực vì có thể nhiều anh em phải tìm kiếm thu nhập từ những công việc khác. Tôi thấy rất đáng lo ngại”, đạo diễn Huy Thuần chia sẻ.
Chung quan điểm, nhà sản xuất Hoàng Quân cho rằng, số lượng phim Việt giảm sâu trong nửa năm qua là hệ quả hậu Covid-19. Nhiều dự án đang được phát triển buộc phải trì hoãn, hoặc các nhà đầu tư mới cẩn trọng hơn trong việc quyết định tham gia đầu tư vào ngành phim. Sau đại dịch, quá trình phát triển dự án và sản xuất, hậu kỳ phim cần có thời gian để phục hồi.
“Sau giai đoạn ồ ạt ra rạp của các phim Việt “tồn kho” vào năm 2022, thị trường phim Việt sẽ cần một khoảng lặng trước khi có thể sôi động trở lại với sự tham gia của nhiều hãng phim lớn, nhỏ”, ông Quân nhận định.
Theo đạo diễn Huy Thuần, phát triển một dự án điện ảnh đòi hỏi nhiều vốn, ít nhất cũng phải gần 20 tỷ đồng. Đối với các đạo diễn mới, việc kêu gọi được nguồn vốn nói trên trong giai đoạn bình thường vốn dĩ khó khăn. Hiện tại, trong bối cảnh kinh tế thị trường suy thoái, các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc nhiều trước khi quyết định chi tiền, nhất là đối với đạo diễn phim đầu tay, nhà sản xuất vừa, nhỏ.
“Ngoài việc khó gọi được vốn đầu tư, khả năng tìm kiếm được các đối tác chuyên môn phù hợp như nhà cung ứng thiết bị, sản xuất hậu kỳ, nhà phát hành… cũng khó hơn trước, vì lúc này, đơn vị nào cũng cần nguồn thu nhập để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, họ sẽ ưu tiên chọn các nhà sản xuất phim đảm bảo được tính thanh khoản tài chính, hoặc các dự án phim an toàn về phát hành để tránh rủi ro. Với thực tế này, khả năng trong năm 2023, chỉ có các nhà sản xuất phim lớn, đủ tiềm lực tài chính, mối quan hệ mới có thể thực hiện được những dự án của mình”, đạo diễn Huy Thuần phân tích.
Bàn về giải pháp, đạo diễn Huy Thuần cho hay, trong thời điểm này, các nhà sản xuất phim phải tập trung đầu tư làm nội dung, phát triển kịch bản. Đây sẽ là nguồn vốn quan trọng để khi thị trường hồi phục lại, giới làm phim sẽ có ngay chất liệu, bắt tay vào phát triển các dự án phim mới. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện trong thời gian này, phải cố gắng tối ưu hoá nguồn vốn để hoàn thành với chất lượng tốt nhất.
Còn theo nhà sản xuất Hoàng Quân, trong bối cảnh số lượng phim giảm xuống, chất lượng các tác phẩm bắt buộc phải nâng lên. Thị hiếu xem phim của khán giả đòi hỏi đạo diễn, nhà sản xuất phải thay đổi, sáng tạo. Một dự án điện ảnh tốt cũng dễ dàng hơn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn. “Ở góc độ cá nhân của một người làm phim, tôi cho rằng mỗi cơ hội làm phim đến với mình, buộc bản thân phải cố gắng làm tốt hơn”, ông Quân khẳng định.
Sau thành công tại phòng vé trong năm tháng đầu năm 2023 với tổng doanh thu nghìn tỷ (đặc biệt là phim “Nhà bà Nữ” và “Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh”), điện ảnh Việt bỗng dưng vắng bóng trong những tháng hè, hoàn toàn nhường sân cho các phim nước ngoài. Bên cạnh đó, không hề có tác phẩm Việt nào công bố phát hành trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Dự án sẽ phát hành gần nhất là “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào cuối tháng 10/2023. Một số cái tên “hot” khác như “Móng vuốt” (đạo diễn Lê Thanh Sơn), “Người vợ cuối cùng” (đạo diễn Victor Vũ) đều dự kiến chiếu cuối năm nhưng chưa ấn định ngày tháng cụ thể. |
Hà Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024
Điện ảnh 02/01/2025 14:08
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Điện ảnh 25/12/2024 09:40
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Điện ảnh 25/12/2024 09:38
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26