-->

Kỳ tích “hồ treo” trên cao nguyên đá

Một chiều cuối năm 2024, bước chân thoăn thoắt qua từng mỏm đá nhọn hoắt, ông Ly Mí Só, xã Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang dự tính vụ ngô tới sẽ mở rộng thêm diện tích trồng ngô. Gọi là mở rộng ruộng cho sang miệng, chứ thực tế phần diện tích dự kiến ấy chỉ là những hốc đá nằm giữa chênh vênh sườn núi. Mùa khô trên cao nguyên đá bao giờ cũng thế, luôn lạnh thấu xương và thiếu nước triền miên…
Ngôi nhà của Pao yên bình trên cao nguyên đá Hà Giang trữ tình trong sắc hoa nở muộn Khai mạc Lễ hội hoa Tam giác mạch "Sức sống cao nguyên đá"

Trời không đổ mưa

Tháng 12 của năm 2009 khi những nụ hoa đào còn chưa kịp nở, khi mùa Xuân mới chỉ ngấp nghé nơi những ngọn núi xa cũng là lúc Hà Giang phải đón mùa khô bằng một đợt thiếu nước kinh khủng. Nhớ lại những ngày ấy, ông Vương Mỹ Tài, sống tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn vẫn còn cảm giác khô khốc nơi cổ họng. Suốt 6 tháng liền, toàn huyện Đồng Văn vẫn chưa có mưa. Rét đậm kèm theo hanh khô kéo dài càng làm cho vùng cao núi đá này thêm khô kiệt. Những dãy núi đá hùng vỹ như xám xịt hơn trước mỗi đợt gió lạnh.

Nước thiếu đến mức, tỉnh Hà Giang phải hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đồng Văn 200 triệu đồng để chuyển nước cung cấp cho một số cơ quan như trường học, trạm y tế, cơ quan xã, thôn bản, còn các hộ đồng bào vẫn phải tự lo đi lấy nước về dùng. Cơ quan huyện uỷ, UBND huyện cũng gương mẫu thực hiện tiết kiệm nước. Sau buổi chiều, nhà khách cũng cắt nước. Bộ đội biên phòng Lũng Cú cũng thực hiện tiết kiệm nước triệt để, giành nước cho dân.

Kỳ tích “hồ treo” trên cao nguyên đá
Hồ treo tại xã Giàng Chu Phìn. (Ảnh: K.H).

Đúc kết cho ngày ấy là những con số khô khốc, huyện Đồng Văn có 19 xã, thị trấn, chỉ có 4 xã có nguồn nước sinh hoạt. Tương tự, huyện Mèo Vạc có 18 xã, thị trấn cũng chỉ 4 xã có nước. Nguồn gần như duy nhất cho người dân Hà Giang lúc đó là sự hiện diện của 28 hồ treo chứa nước.

Trong trí nhớ của PGS.TSKH Vũ Cao Minh, Viện Địa chất Việt Nam, những năm 2000, Hà Giang đang trong cơn khát đúng nghĩa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe người dân. Bà con các xã Giàng Chu Phìn, Cán chứ Phìn, Lũng Pù, Sủng Máng, Sủng Chà, Tả Lủng, Thượng Phùng, Sơn Vĩ của huyện Mèo Vạc đã phải xuống tận sông Nho Quế, hoặc xuống huyện Yên Minh cách xã trên 20 km cõng nước về phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Trời không mưa cũng đồng nghĩa với việc con người không có nước sinh hoạt và sản xuất.

Hành trình đi tìm nước cho người dân Hà Giang của PGS.TSKH Vũ Cao Minh cùng các đồng nghiệp của mình cũng hết sức gian nan, vất vả. Hàng chục chuyến đi vào mùa khô để tìm những nguồn có nước.

Tình cờ, một lần cả nhóm đi vào mùa mưa. Nhìn mưa trút xuống, trượt trên những khe nứt nhỏ ở bề mặt đá núi, một ý nghĩ bất chợt đến trong ý nghĩ của một thành viên. Có thể thu nước trên vách núi, thay vì tìm nước trong lòng núi, hang động. Tức là cả nhóm đang chấp nhận một quy luật ngược nhưng hết sức phù hợp với thực tại. Một nguồn nước dồi dào có thể thu từ vách núi trên cao nguyên, muốn vậy phải đi vào mùa mưa, thay vì tìm những hang chứa nước vào mùa khô.

Tháng 5/2002, một hồ treo có hình trái tim với sức chứa 3.000m3 nước được xây dựng thành công tại xã Sà Phìn, Đồng Văn. Còn tại huyện Mèo Vạc, hồ treo Tà Lủng (có quy mô lớn gấp 10 lần hồ “trái tim” tiếp tục được xây ở độ cao 1.200m).

Từ câu chuyện đầy tình cờ ấy, sau này đã tạo tiền đề để Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đồng ý cho ra đời của hàng chục hồ treo trên cao nguyên đá Hà Giang.

Cao nguyên đá bớt khát

Xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc một ngày đầu năm 2025. Trên con đường nhỏ dẫn vào thôn Há Đề là cảnh xây dựng nhộn nhịp của gia đình Vừ Mí Thùng. Nhà Vừ Mí Thùng đang xây mới với những trụ bê tông kiên cố. Cách đó khá xa, ngay giữa thôn, công trình của gia đình Vừ Mí Nô cũng đang khẩn trương được tốp thợ xây hoàn thiện. Nước xây nhà cũng phải hết sức tiết kiệm, nếu không muốn chạy xe vài cây số ra hồ treo lấy nước về.

Giờ những ngôi nhà được người dân trong thôn xây mới đều bằng gạch ba banh to, vữa xây nghiền nhỏ từ đá núi trộn cùng xi măng. Điều này khác hẳn với những ngôi nhà trình tường truyền thống đắp thủ công hoàn toàn bằng đất, được lèn bằng phẳng, chắc chắn. Duy chỉ có những hàng rào bằng đá, to, chắc chắn bao quanh nhà là vẫn giữ nguyên.

Kỳ tích “hồ treo” trên cao nguyên đá
Tại Xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc để chống chọi với mùa khô hạn, gia đình nào có kinh tế tốt sẽ xây hai bể chứa nước mưa. (Ảnh: K.H).

Há Đề cũng là thôn thiếu nước nghiêm trọng vào mùa mưa. Bên khung cửi xe những sợi lanh, người phụ nữ cùng cô con gái tự hào khoe chúng tôi hai bể nước xây to, nếu tiết kiệm có thể đủ nước ăn cho mùa khô. Còn nước tắm rửa không dám tính tới. Ở đây gần như nhà nào cũng có các dụng cụ tích nước như bể xây, lu, bồn chứa bằng inox... Chẳng thế mà việc tắm rửa thoải mái những ngày mùa khô tại những thôn thiếu nước vẫn như giấc mơ xa xỉ của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Chỉ vào mấy đứa trẻ đang nô đùa trước nhà Vừ Mí Thùng, vị Bí thư chi bộ thôn đi cùng chúng tôi tếu táo: “Để mấy đứa trẻ tắm là mất toi cả tháng tích trữ nước sạch”.

Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có tổng diện tích tự nhiên gần 2,4 nghìn km2, dân số chiếm 34% toàn tỉnh, địa hình chủ yếu là núi đá, thường xuyên thiếu nước về mùa khô. Đặc biệt tại Đồng Văn, Mèo Vạc có đến 80% diện tích núi đá, là địa bàn trọng điểm khan hiếm nước với thời gian từ 3-4 tháng/năm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, khảo sát và khẳng định: Địa hình vùng cao phía Bắc Hà Giang có nhiều thung lũng, giải pháp tối ưu là xây dựng hồ chứa nước.

Chủ tịch xã Giàng Chu Phìn, Đỗ Văn Tuyên thống kê, cũng may năm nay mưa nhiều nên hai hồ treo trên địa bàn xã đến giờ vẫn đầy nước. Số nước này đủ để dùng cho trên 2.000 dân, tương đương một nửa dân trong xã. Một ban quản lý được lập ra, nhằm đảm bảo hồ lúc nào cũng sạch sẽ. Kinh phí hoạt động được lấy từ nguồn ngân sách do những người dân tự nguyện quyên góp.

Phần đáng bàn nhất là một nửa dân còn lại vẫn đang sống trong cảnh thiếu nước. Tuy không phải xuống tận sông Nho Quế lấy nước như trước đây nhưng với nhiều thôn ở xa, cách hồ treo gần chục cây số như Di Chủa Phàng, Tìa Cua Si... người dân vẫn có thói quen dùng nước mưa tích sẵn trong các bể, lu đựng... Đương nhiên, không thể đủ nước dùng cho cả mùa khô dài dằng dặc.

Cũng tại huyện Mèo Vạc, chị Giàng Thị Chớ, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, khoe, năm nay nước hồ treo đầy nên chị không phải đi gần chục cây số đến mó nước trong núi. Ngô sắp vào mùa gieo hạt rồi, nếu không có mưa cũng có nước hồ dự trữ nên cũng đỡ lo. Nhưng đưa nước lên những ruộng ngô chênh vênh nơi vách đá không đơn giản chút nào...!

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Ấn tượng chung khảo Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh THPT thành phố Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông (THPT) thành phố Hà Nội lần thứ II - năm 2025 là hoạt động tri ân quá khứ, hướng tới tương lai; là minh chứng cho sự quan tâm của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô trong việc tạo ra sân chơi lành mạnh, giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng.
Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Giá thực phẩm tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu

Những ngày cuối tháng 4, giá thực phẩm tại các chợ và siêu thị tăng cao, khiến người tiêu dùng không khỏi đắn đo khi chi tiêu cho gia đình.
Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện xưởng lắp ráp hơn 12.000 chiếc điện thoại di động trái phép

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 người đàn ông quốc tịch Trung Quốc, cùng 44 công nhân đang thao tác lắp ráp các linh kiện điện thoại di động. Quá trình kiểm tra, phát hiện, thu giữ hơn 12.000 chiếc điện thoại 2G thành phẩm nhãn hiệu TECNO T301...
Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Vụ sản xuất sữa giả: Hai giám đốc chi 150.000 USD để "chạy" không bị xử lý hình sự

Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, cơ quan Công an phát hiện bị can Hoàng Mạnh Hà và bị can Vũ Mạnh Cường đã thống nhất chi 150.000 USD tìm cách “chạy” vụ việc để không bị xử lý nặng, được xử lý hành chính, không bị xử lý hình sự.
Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Tăng mức xử phạt với các vi phạm về đất đai và môi trường là cần thiết

Ngày 28/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban MTTQ Việt Nam

Ngày 28/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.

Tin khác

​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

​Press Beauty 2025: Đêm chung kết tỏa sáng của những đóa hoa báo chí​

Tối ngày 26/4, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Cầu Giấy, Hà Nội), đêm chung kết cuộc thi “Press Beauty – Tài sắc nữ báo chí 2025” đã diễn ra đầy cảm xúc và hoành tráng, khép lại hành trình mùa thứ 10 của sân chơi sắc đẹp – trí tuệ uy tín dành cho nữ sinh báo chí.
Công an thành phố Hà Nội triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

Công an thành phố Hà Nội triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2025), ngày 3/3/2025, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 266 về đặc xá năm 2025. Công an thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện công tác đặc xá với tinh thần đảm bảo đúng pháp luật, dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, chặt chẽ và đúng đối tượng...
Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Tọa đàm “Sách - Hành trang pháp lý”: Lan tỏa tri thức, nuôi dưỡng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Sách - Hành trang pháp lý”. Sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia uy tín; không chỉ lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn khẳng định vai trò của sách trong hành trình bảo vệ công lý.
Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi lợi dụng danh nghĩa nhân đạo để trục lợi

Để tránh tình trạng các đối tượng giả mạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kêu gọi các hoạt động ủng hộ, quyên góp nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân, cơ quan, doanh nghiệp, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh, xử lý các tài khoản, website giả mạo, lợi dụng hình ảnh, danh nghĩa của Hội.
Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Ấn tượng đẹp về những cột mốc biên giới luôn sống mãi trong tôi, nhất là khi đặt chân tới những cột mốc chủ quyền biên giới. Dẫu biết rằng, phía sau mỗi tấm đá hoa cương khắc ghi chủ quyền ấy là câu chuyện bằng lời kể về những hy sinh của người lính, máu nhuộm đỏ từng tấc đất biên thùy. Điều này cũng không ngoại lệ với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum.
Thân thương vị tuổi thơ

Thân thương vị tuổi thơ

Hà Nội đang những ngày đầu Hạ! Cái nắng chưa chói chang, gắt gỏng như những ngày tháng Năm, tháng Sáu, nhưng âm hưởng đầu Hạ lúc nào cũng mang lại cho tôi những cảm xúc rất đỗi thân quen. Bởi chứa đựng trong miền ký ức tuổi thơ ấy là những mùa Hạ đong đầy kỷ niệm thân thương, trìu mến với chúng bạn.
Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương

Tháng Nhân đạo 2025: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương

Tháng Nhân đạo năm 2025 với hoạt động cao điểm từ ngày 8 - 19/5 nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, lan tỏa các giá trị nhân đạo trong cộng đồng, khơi dậy trách nhiệm xã hội, tinh thần thiện nguyện, nâng cao hiệu quả công tác vận động nguồn lực trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương, đồng thời thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

Báo Điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đã giành giải thưởng lớn từ Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN - IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác về Hà Nội.
TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động