Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 20/5
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5 Phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 |
Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, ngày 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Trình bày tờ trình, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024 và dự kiến bế mạc vào chiều ngày 27/6/2024. Trong đó, Quốc hội làm việc thứ Bảy ngày 25/5 và thứ Bảy ngày 8/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội; dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày.
Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1 là 17 ngày, từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 là 9 ngày, từ ngày 17/6 đến ngày 27/6/2024; dự phòng ngày 28/6/2024.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Trong đó, về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 11 dự án luật.
![]() |
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. (Ảnh: Quốc hội) |
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, căn cứ đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, Tổng Thư ký Quốc hội dự kiến: Bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len vào dự kiến Chương trình Kỳ họp.
Đồng thời, không bố trí trong Chương trình nội dung trình Quốc hội xem xét quyết định một số dự án sử dụng dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 do đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo thẩm quyền.
Cân nhắc thời điểm thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội
Về một số vấn đề theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có ý kiến đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách đi sau cải cách tiền lương (trong khi cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2024); ý kiến khác đề nghị lùi thời điểm trình Quốc hội thông qua dự án Luật này sang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Theo ông Cường, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện, đánh giá kỹ tác động của cải cách chính sách tiền lương đối với lương hưu của người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024; những người có mức lương hưu thấp, nhất là nhóm nghỉ hưu trước năm 1995; trình Quốc hội xem xét việc thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 nếu bảo đảm đủ điều kiện.
Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị trong dự kiến Chương trình Kỳ họp vẫn thể hiện quy trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này. Trường hợp qua thảo luận còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa đạt được sự đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh thời điểm thông qua đối với dự án Luật này theo ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến việc cải cách tiền lương, có ý kiến cho rằng việc thực hiện cải cách tiền lương bắt đầu triển khai từ ngày 1/7/2024, nhưng đến nay chưa có Đề án và chưa bố trí trong chương trình Kỳ họp là chậm, trường hợp trình Quốc hội tại Kỳ họp này sẽ không đủ thời gian để các Ủy ban tiến hành thẩm tra.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu tại các nghị quyết của Quốc hội, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, các ngành Tòa án, Kiểm sát, Kiểm toán và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Nhận định Sevilla vs Las Palmas: Khi điểm tựa quá khứ lên tiếng

Barcelona vs Real Madrid: Ngược dòng thành công, Barcelona chứng minh bản lĩnh

Thua trắng Newcastle, Chelsea đối mặt nguy cơ bật khỏi top 5 Premier League

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc
Tin khác

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026
Tin mới 12/05/2025 09:41

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
Tin mới 11/05/2025 20:04

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới
Tin mới 11/05/2025 18:33

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội
Tin mới 11/05/2025 18:33

Động lực mới cho phát triển kinh tế
Tin mới 11/05/2025 15:00

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường
Tin mới 11/05/2025 11:06

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát
Tin mới 11/05/2025 11:04

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin mới 11/05/2025 09:00

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng
Tin mới 10/05/2025 16:08

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội
Tin mới 10/05/2025 06:02