Kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XIV: Đẩy mạnh tự chủ đại học
Học phí đại học sẽ tăng theo giá, rút ngắn thời gian đào tạo xuống 3 năm | |
Tự chủ đại học: Để có nguồn nhân lực chất lượng cao |
Trong gần 6 năm vừa qua môi trường pháp lý của nước ta đã có nhiều bước tiến quan trọng với việc ban hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết 29, Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng về đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới về cơ chế hoạt động của cơ sở giáo dục công lập nói riêng cũng như có rất nhiều những đạo luật mới ở thời gian này, đó là Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Phí và lệ phí, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật... Cùng với sự vận động của thực tiễn giáo dục đại học đã khiến cho một số quy định trong Luật Giáo dục đại học đã không còn phù hợp.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV |
Đại biểu Triệu Thế Hùng – Lâm Đồng, cho rằng: Cần thiết phải đẩy mạnh tự chủ đại học, đây là một trọng điểm, trọng tâm then chốt phải cần được giải quyết triệt để và khả thi ở lần sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.
Dự thảo đã thể hiện được một bước rõ rệt trong quy định trách nhiệm giải trình của nhà trường cũng như đã thể hiện được rõ ràng về vai trò của Hội đồng trường như một thiết chế nhằm thực hiện quyền tự chủ và cơ quan quyền lực cao nhất của cơ sở giáo dục đại học đúng theo tinh thần của Nghị quyết 19. Dự thảo đã đẩy mạnh hơn về vấn đề tự chủ về nhân sự cũng như tự chủ về tài chính. Tuy nhiên, một điểm cũng rất cần thiết mà tôi xin đề nghị bổ sung, đó là về vấn tự chủ về học thuật.
Để dự thảo luật đạt được sự đồng thuận và tính khả thi cao, ngoài vấn đề về đổi mới quản trị đại học, chương trình đào tạo, phân tầng xếp hạng trường đại học đã được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ và trên các diễn đàn, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan – TP Hà Nội: Cần quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học sao cho hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để các trường có thể phát huy cao nhất lợi thế so sánh. Tránh trường hợp mở ra quá nhiều trường đại học trong một khu vực hoặc cùng đào tạo một ngành nghề dẫn đến đào tạo dư thừa, gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.
Liên quan đến vấn đề tài chính và đầu tư cho đại học, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan: Trong dự thảo luật đã có các điều về cơ chế tài chính để phù hợp với tự chủ đại học nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh thêm về quan điểm tự chủ tài chính và đầu tư cho đại học.
Luật phải cụ thể hóa được chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu, trường đại học là trung tâm của đổi mới sáng tạo để ưu tiên đầu tư nguồn lực cho đúng hướng. Luật cần phải thể hiện được quan điểm tự chủ không có nghĩa là để các trường đại học tự lo, tự bơi. Không phải Nhà nước cắt kinh phí đầu tư mà chỉ thay đổi cách đầu tư cho hiệu quả hơn.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Đinh Thị Phương Lan - Quảng Ngãi, cho biết: Tại khoản 2 Điều 6 quy định về giáo dục đại học, bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Tôi rất đồng tình với nội dung này và tôi đồng tình mục tiêu là nhằm tạo điều kiện học tập suốt đời, bảo đảm tính mở, tính linh hoạt.
Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện nay đề nghị: Cần nghiên cứu bổ sung các nguyên tắc đối với giáo dục thường xuyên, khung chương trình, chuẩn chất lượng đầu ra, hệ thống phân bằng, các nguyên tắc, phương thức liên thông mở đến đâu đối với đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, mục tiêu giáo dục, đào tạo, ngành học, trình độ nhằm có thể đảm bảo quyền lợi của người học, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực mà còn quản lý hiệu quả nhất nguồn lực, tránh phình rộng bộ máy hoặc hành chính hóa làm lãng phí nguồn lực.
Về vấn đề nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đồng tình với việc xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tuy nhiên ta cũng không thể bỏ qua nguyên tắc tiếp cận bình đẳng, tạo điều kiện cho tất cả các nhóm đối tượng tiếp cận bình đẳng giáo dục có chất lượng, tiến đến giáo dục chất lượng cao.
Cũng theo đại biểu Phương Lan: Ngoài ra, tại Điều 64, 66 có quy định các nội dung liên quan đến tài chính tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, để cơ chế hỗ trợ cho nhóm yếu thế tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là thực hiện tự chủ tôi thấy chưa rõ. Hiện tại ta đang thực hiện cấp bù trực tiếp đối với các cơ sở khi thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24