--> -->
Di tích Cổ Loa: Trăn trở di sản nghìn năm tuổi

Kỳ cuối: Làm sao vừa bảo tồn vừa phát triển

Hơn nửa thế kỷ qua, Cổ Loa vẫn không xác định được mốc giới di tích, không phân định rõ ai là chủ đích thực để quản lý, không biết phải quản lý những gì... đó là những trăn trở mà nhiều chuyên gia, nhà quản lý di sản cần giải quyết để bảo tồn và phát triển di sản.
ky cuoi lam sao vua bao ton vua phat trien Kỳ 1: Không thể để di sản “ngủ yên”

Nếu để nhà nước quản lý thì không hiệu quả, còn nếu để tư nhân quản lý thì e ngại doanh nghiệp coi trọng lợi ích kinh tế hơn giá trị văn hóa. Nỗi lo này của các nhà quản lý có lẽ không thừa khi phải cân nhắc lợi – hại trước khi quyết định đưa ra giải pháp bảo tồn di sản.

Trong cuộc tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển”, ông Trần Đình Thành - Phó cục trưởng Cục Di sản cho rằng, các dự án bảo vệ di sản của nhà nước làm không hiệu quả, rất cần có sự tham gia của tư nhân. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Văn Huy còn băn khoăn: "Nhiều doanh nghiệp lớn đã giúp di sản cất cánh, du lịch địa phương phát triển. Không phải doanh nghiệp nào cũng đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của di sản.

ky cuoi lam sao vua bao ton vua phat trien
Thành Cổ Loa nhìn từ trên cao. ảnh: BQL Khu di tích Cổ Loa

Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất là sau khi tham gia, doanh nghiệp sẽ coi trọng lợi ích nào?". Theo ý kiến của GS.TS Lâm Mỹ Dung – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, những chương trình đề án nào vay tiền của tổ chức quốc tế như World Bank thì thường sẽ làm đúng theo Luật di sản, còn tư nhân thực hiện thì bà cảm thấy… nghi ngại.

Khác với việc bảo tồn các di tích ở đô thị như phố cổ, bảo tồn những công trình còn tồn tại mang tính chất chính là công trình khảo cổ học như Khu di tích Cổ Loa, thì vai trò của nhà nước rất quan trọng. Hiện nay nhà nước bảo tồn theo xu hướng “từ trên xuống” do nhiều yếu tố liên quan đến cơ chế chính sách và quản lý nhà nước. Nhưng về lâu dài, để đảm bảo tính bền vững cần có sự tham gia của cộng đồng theo xu hướng “bảo tồn từ dưới lên”, bởi chỉ có cộng đồng, các cá nhân, các tổ chức xã hội mới có đủ nguồn lực để bảo tồn được di sản cũng như giúp cho di sản sống cùng cộng đồng.

Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy: "Muốn Cổ Loa phát huy được giá trị của mình, lãnh đạo thành phố Hà Nội phải đổi mới cách nhìn, thật sự quan tâm và thúc đẩy Cổ Loa trở thành điểm du lịch và sáng giá nhất của Thủ đô, xứng đáng với những giá trị nội tại vốn có của nó. Vấn đề Cổ Loa thực ra đã là một căn bệnh trầm kha tồn tại từ 20 năm trước. Nếu vẫn tiếp tục quản lý như hiện nay thì 20 năm sau cũng không có gì thay đổi...".

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó tổng Thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam phân tích: “Chúng ta đang bảo tồn di tích bằng một tư duy từ trên xuống. Nếu nhìn từ trên xuống, sẽ chỉ nhìn thấy lợi ích của mình, lợi ích kinh tế hoặc chính trị mà không thấy lợi ích và những vấn đề của người dân. Nếu đặt góc nhìn từ người dân trở lên, chính quyền sẽ hiểu ra vấn đề của người dân ở đâu, đồng thời người dân cũng hiểu được mình cần phải làm gì để bảo tồn di tích và phát triển du lịch và được hưởng những lợi ích gì.

Bà Trần Thị Thu Thủy, Ban Văn hóa của UNESCO nêu ý kiến: Cách thức hợp tác có hiệu quả chính là sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân nông thôn, cho phép người dân địa phương cất tiếng nói, mô tả về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của họ. Dựa trên những thông tin đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các phương án tư vấn, giúp chính quyền hoạch định chính sách phù hợp với quyền lợi của chủ đầu tư và người dân địa phương. Điều quan trọng nhất là những kế hoạch này phải có sự tham gia ngay từ đầu của người dân, thay vì công bố các dự thảo kế hoạch quản lý để lấy ý kiến công chúng.

Hiện nay Cổ Loa vẫn đang chờ quy hoạch chi tiết 1/500. Nếu chưa có quy hoạch này, việc bảo tồn sẽ vẫn chưa thể thực hiện triệt để. Các nhà khoa học đều khuyên rằng khi có một giải pháp tổng thể đã được nghiên cứu bàn bạc kỹ lưỡng hãy làm, còn không nên làm manh mún sẽ chỉ làm tổn hại di tích.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra hướng dẫn quản lý du lịch tại các khu di sản, trong đó nêu rõ bất cứ chương trình du lịch bền vững nào cũng cần sự tham gia của những người có lợi ích, hoặc các bên quan tâm gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức nghiên cứu bảo tồn di sản, các tổ chức phi chính phủ, các nhà kinh doanh bất động sản và các cộng đồng địa phương. Do đó, việc bảo tồn và phát triển di sản cần có chính sách, quy hoạch của nhà nước và sự đầu tư của doanh nghiệp.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

TRỰC TUYẾN: Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của những ngày tháng 5 lịch sử chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, ngày 15/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025 nhằm tôn vinh, khen thưởng những công nhân lao động đã nỗ lực, vượt khó đạt được thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Mua, bán vàng miếng SJC tại điểm trái phép sẽ bị xử phạt

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2 đề cập trong công văn gửi các cơ quan ban ngành trên địa bàn TP.HCM tuyên truyền quy định kinh doanh và mua bán vàng, ban hành chiều tối 14/5.
Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Chung kết lượt đi Shopee Cup: Công an Hà Nội bị Buriram cầm hòa 2-2 đầy tiếc nuối

Trận chung kết lượt đi Shopee Cup 2024/25 giữa Công an Hà Nội (CAHN) và Buriram United diễn ra tối 14/5 tại sân Hàng Đẫy đã khép lại với tỷ số hòa 2-2, trong thế trận đôi công rực lửa đúng chất một cuộc đại chiến Đông Nam Á.
Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn và “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 vào Lăng viếng Bác

Trong khuôn khổ Lễ tuyên dương “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025, sáng 15/5, Đoàn cán bộ Công đoàn và 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2025 do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2025) và hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Bologna đánh bại AC Milan, đăng quang Coppa Italia lần đầu sau hơn 50 năm

Trong trận chung kết Coppa Italia diễn ra rạng sáng ngày 15/5 tại sân Olimpico, Bologna đã tạo nên cột mốc lịch sử khi đánh bại AC Milan với tỷ số tối thiểu 1-0, qua đó giành chức vô địch Coppa Italia lần đầu tiên kể từ năm 1974. Người hùng của trận đấu là Dan Ndoye, với bàn thắng duy nhất ở phút 53, giúp đội bóng xứ Emilia khép lại hành trình kỳ diệu một cách trọn vẹn.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

“Những chặng đường bụi bặm” tập 25: Nguyên phanh phui bí mật, Hậu đối mặt sự thật

Tập 25 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đưa khán giả đi qua nhiều cung bậc cảm xúc với những diễn biến đầy kịch tính và những bí mật được hé lộ.
Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Nhận định Osasuna vs Atletico Madrid: Bài test cuối cho giấc mơ châu Âu

Cuộc đối đầu giữa Osasuna và Atletico Madrid ở vòng 36 La Liga diễn ra trong bối cảnh cả hai đội đều đã xác định rõ mục tiêu của mình trong giai đoạn cuối mùa. Nếu như Osasuna vẫn đang nỗ lực níu kéo giấc mơ dự cúp châu Âu, thì Atletico Madrid gần như đã hoàn thành nhiệm vụ khi chắc suất trong top 4. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đội khách sẽ dễ dãi tại El Sadar, nơi mà Osasuna đang đặt tất cả hy vọng.

Tin khác

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Miền ký ức trong veo

Miền ký ức trong veo

“Te... te...”! “Kem mút đây, ai kem mút đâyyyyyyyy”! Trong con ngõ nhỏ nơi phố thị, bỗng có tiếng rao thân quen mà đã lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại...
Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tỏa sáng đêm chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh: Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA

Tối 10/5, tại Học viện Ngân hàng đã diễn ra vòng chung kết của cuộc thi tìm kiếm tài năng phát thanh “Khi GenZ bật tiếng nói - SYNOVIA” với những phần thi hết sức gay cấn và hồi hộp giữa các thí sinh đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Lịch trình cung rước và chiêm bái Xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Theo Ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Xá lợi Đức Phật sẽ được cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) vào chiều 13/5, và người dân có thể tới chiêm bái đến hết ngày 16/5.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Triển lãm đặc biệt tôn vinh 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng 14 tỉnh, thành phố tổ chức Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" từ ngày 16 đến 20/5/2025 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An.
Xem thêm
Phiên bản di động