Kỳ cuối: Đừng để bị thương mại hóa, nghiệp dư hóa
Kỳ 4: Xã hội hóa văn học: Khó tránh quy luật lợi nhuận |
Chưa hiểu đúng về xã hội hóa
Theo PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, từ năm 1986 trở về trước, cũng như các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội, sự nghiệp văn hóa nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng được vận hành theo cơ chế tập trung, bao cấp. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, văn học, nghệ thuật vẫn tồn tại và phát triển, đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhưng từ năm 1986 trở đi, khi các quy luật thời chiến dần trở nên hết hiệu lực, đất nước bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, nhất là từ khi cơ chế thị trường vận hành đến nay thì tất cả các lĩnh vực cũng từng bước chuyển đổi để tìm kiếm mô hình phát triển và phương thức hoạt động mới, phù hợp với xu thế vận động của xã hội.
Lĩnh vực sân khấu đang được xã hội hóa một cách mạnh mẽ |
Chủ trương xã hội hóa được thai nghén và khai sinh trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Đây là chủ trương lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Cũng như bất kỳ chủ trương, chính sách nào, khi mới ban hành gây sự bỡ ngỡ và gặp không ít khó khăn trong quá trình đi vào cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh đất nước vừa bước ra khỏi thời kỳ bao cấp, tâm trạng phân vân, nhận thức về xã hội hóa còn chưa thông suốt. Ngay khái niệm xã hội hóa cũng gây không ít những ngộ nhận, hiểu lầm.
Chính vì những cách hiểu khác nhau nên quá trình xã hội hóa văn học nghệ thuật chưa xác định được mô hình hợp lý để nhân rộng, phát triển. Không ít trường hợp bị đồng nhất với tư nhân hóa đơn thuần. Nhiều đơn vị xã hội hóa hoạt động một thời gian rồi rơi vào bế tắc. Các hiện tượng tiêu cực như: Thương mại hóa, nghiệp dư hóa… xuất hiện. Các giá trị nghệ thuật truyền thống không có cơ hội để được đầu tư….
Cần định hướng của Nhà nước
Tại Hội thảo "Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay" do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức vừa qua, các nhà nghiên cứu, quản lý, các chuyên gia khoa học, nhà báo và văn nghệ sĩ từ các cơ quan, tỉnh, thành, các lĩnh vực văn học, nghệ thuật trong cả nước đã cùng tập trung đưa ra kiến nghị, giải pháp trọng tâm, có tính khả thi để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Văn hóa là nền tảng tinh thần, nhưng có nơi, có lúc bị sức ép kinh tế lấn át. Chúng ta đã nhận ra những vấn đề môi trường nhưng các vấn đề văn hoá xã hội cũng thật sự đáng báo động. Nhìn trong ngắn hạn các hoạt động văn hoá, xã hội nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, không đóng góp trực tiếp về kinh tế nhưng lâu dài thì sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như du lịch. Chưa kể khi đã nhận diện được những bất cập, hạn chế về văn hoá, xã hội thì thường chưa xử lý được ngay nên tiếp tục tích tụ. Trong giải quyết các vấn đề văn hoá, ý kiến chuyên gia chưa được coi trọng đúng mức”. |
Theo NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, cần có một số giải pháp cấp bách, trong đó vấn đề quản lý cần khẩn trương rà soát, bổ sung và xây dựng mới các chế độ, chính sách như chế độ lương, nhuận bút, đãi ngộ tài năng, bồi dưỡng lao động nghề nghiệp, chế độ hưu… Phối hợp chặt chẽ với các Hội văn học, nghệ thuật trong việc công bố, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, định hướng thẩm mỹ cho công chúng. Đi liền đó là xây dựng các chế tài ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá những sản phẩm có nội dung tư tưởng, nghệ thuật thấp, ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Cùng ý kiến với NSND Trần Quốc Chiêm, Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm huyết: “Xã hội hóa với văn nghệ sĩ là tài năng được thừa nhận, là tác phẩm được thừa nhận, tạo được tiếng vang với công chúng và có sức sống lâu dài. Chúng ta có cả một vườn sản phẩm được gọi là văn hóa nhưng thực chất văn hóa được bao nhiêu? Tôi hoan nghênh xã hội hóa nhưng không thể vì vài đồng tiền mà quên đi giá trị tác phẩm. Tác phẩm phải đi vào lòng người, đấy mới là xã hội hóa cao nhất”.
PGS.TS Đinh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cũng cho rằng, nắm vững quy luật sự hình thành và phát triển của thị trường, tôn trọng tính đa dạng của các sản phẩm văn học, nghệ thuật do xã hội hóa tạo nên, đồng thời định hướng đúng cho quá trình xã hội hóa thì sẽ góp phần trực tiếp sản sinh ra các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tạo nên sức thuyết phục của dòng mạch chính trong đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà. Đó phải chăng là yêu cầu và bài toán cần giải đáp trong thời gian tới, khi quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học nghệ thuật, theo quy luật của nó, ngày càng đi vào chiều sâu và tác động toàn diện đến sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà, hiện nay và những năm tới.
Đưa ra giải pháp sâu hơn từ góc nhìn địa phương, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch phục trách Hội Văn học nghệ thuật Bình Thuận đề xuất: Hội Văn học nghệ thuật địa phương phải nâng cao chất lượng hoạt động, chủ động sáng tạo đổi mới phương thức hoạt động để theo kịp xu hướng của xã hội; trong lĩnh vực văn học, cá nhân hay một nhóm văn nghệ sỹ sẽ được Hội hỗ trợ một phần kinh phí cho đầu tư sáng tác đối với những công trình nghiên cứu, biên khảo hoặc tác phẩm văn học có chất lượng…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhận định, khi thực hiện xã hội hóa vẫn còn có nhiều bất cập như: Các chính sách về ưu đãi đầu tư không được như mong muốn, sử dụng ngân sách Nhà nước khó khăn; khi làm nghị định, thông tư thì không chú ý đến tầm quan trọng của văn hóa tinh thần nên việc thực hiện vướng mắc. “Việc xã hội hóa không phải Nhà nước buông lơi về lãnh đạo và đầu tư mà là nhằm huy động nguồn vốn của xã hội, tăng mức hưởng thụ của người dân. Chúng ta đều nhận thấy, văn hóa là nền tảng tinh thần, nhưng có nhiều nơi, nhiều lúc bị sức ép kinh tế lấn át. Xã hội hóa văn hóa ngắn hạn không làm ra tiền nhưng về lâu dài mới tạo ra được nền tảng văn hóa, tránh suy thoái đạo đức”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03
Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài
Thể thao 19/01/2025 07:00
Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Chủ nhà nỗ lực giành điểm
Thể thao 19/01/2025 06:57
Arsenal vs Aston Villa (00h30 ngày 19/1): Pháo thủ đòi nợ cũ
Thể thao 18/01/2025 08:05