-->
Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng

Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc giữa trùng khơi

(LĐTĐ) Có một điều luôn trăn trở trong tôi, đó là điều gì đã làm nên sức sống của những vùng đất nơi đầu sóng? Trong hải trình ăn trên sóng, hát trên sóng, gặp gỡ những gương mặt sạm nắng gió, các giáo viên tình nguyện ra công tác, dạy học đã giúp tôi câu trả lời. Ở họ - những người ươm mầm con chữ ấy, họ kiên cường, vượt qua tất thảy những nhọc nhằn của điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu để bám trường, bám lớp truyền dạy kiến thức cho học sinh.
ky cuoi diem tua vung chac giua trung khoi Kỳ 2: Gửi trái tim nơi biển cả
ky cuoi diem tua vung chac giua trung khoi Kỳ 1: Hậu phương – tiền tuyến thắm đượm nghĩa tình

Sẻ chia và đồng cảm

Trên hành trình theo chân Đoàn công tác của Vùng 1 Hải quân, với không ít những điều cao đẹp mà tai nghe, mắt thấy, một người đồng nghiệp đã quả quyết với tôi rằng, phải dùng cụm từ “chiến sĩ giáo dục” mới đủ để phần nào nói lên hình ảnh của các giáo viên biển đảo. Tôi cho điều này là đúng bởi chỉ có 4 từ đó mới có thể toát lên niềm thán phục của tôi dành cho các thầy cô. Vì sao ư? Bởi, có thể nói rằng quyết định đi theo nghề dạy học trong thời buổi hiện nay không phải là một quyết định dễ dàng! Và sẽ khó khăn hơn, thách thức hơn khi quyết định đi dạy ở vùng biển đảo! Phải có một ý chí, bản lĩnh và lòng yêu nghề thực sự mới có thể đưa ra một quyết định dũng cảm như vậy.

Lại nhắc đến hải trình trên những điểm xa xôi bậc nhất khu vực Đông Bắc khi ấy, dù đường đi dài nhưng thời gian chúng tôi dừng lại lâu nhất chính là ở hai trạm ra đa được ví von là “mắt thần” biển trời phía Bắc Tổ quốc 480 (đảo Trần) và 485 (đảo Trà Bản). Hôm ghé đảo, ngay sau khi hoàn tất các khâu nghi lễ, tôi vội đi tìm những giáo viên. Có gặp mới thấy và cảm nhận được sự chân thành của họ. Có một cô giáo đã nói với chúng tôi rằng: “Sự vất vả ở đảo không đáng sợ bằng sự cô đơn. Vậy nên, khi có người đến thăm, cả cô giáo và học trò đều rất vui”.

ky cuoi diem tua vung chac giua trung khoi

Trường Mầm non xã Bản Sen.

Nhắc đến quyết tâm bám đảo, cô giáo trẻ Ngần Thị Minh (Trường Liên cấp đảo Trần) nhìn tôi rồi nở nụ cười lạc quan. Tưởng như dễ dàng nhưng kỳ thực ít ai biết được rằng, từng có thời điểm cô Ngần Thị Minh cũng phải chịu áp lực, hoang mang trước lựa chọn của mình. Nghe kể, cô Minh bắt đầu công tác tại đảo Trần từ đầu năm học 2018 – 2019. Đáng lẽ sau khi dạy 1 học kỳ tại đây thì cô được điều động về, thế nhưng tình yêu nơi đảo nhỏ cứ níu giữ, chẳng thể dứt, cô lại xin ở lại nơi đây để tiếp tục gắn bó công tác.

Như bao giáo viên dũng cảm bám đảo, tình cảm của cô dành cho đảo chất phác và gần gũi. Đến, sống, cống hiến và yêu. Yêu đảo và yêu người. “Rồi cứ từng ngày trôi qua, cá nhân tôi lại thêm yêu đất nước và ý thức rõ hơn về trách nhiệm đóng góp của mình. Tôi thấu hiểu hơn và đồng cảm nỗi vất vả của những người đi trước, đã cống hiến nhiều phần mồ hôi, nước mắt, xương máu để giữ đất, giữ biển đảo” – cô Ngần Thị Minh bộc bạch.

Sẽ thật thiếu nếu không nhắc đến những khó khăn trong công tác dạy và học nơi đảo xa. Tại Trường học Liên cấp đảo Trần, đầu tháng 8/2015 trường được khởi công xây dựng. Đến nay, dãy nhà hai tầng với 7 lớp học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện tại trường có 10 học sinh (6 tiểu học, 4 mầm non). Đầu năm thì có 8 học sinh, vừa rồi có cô giáo chuyển ra, có thêm 2 học sinh là con của cô giáo. Do các độ tuổi khác nhau nên việc phân phối chương trình dạy cũng là một vấn đề. Nhắc chuyện này, cô Minh bảo, mỗi học sinh trên đảo được coi như những “chiến sĩ nhí” mặc “áo vằn cánh sóng”. Bởi khéo léo trong phân phối sẽ trực tiếp góp phần giúp việc học của các em không bị rời rạc, thầy dạy cũng không buồn vì lớp ít học sinh.

Đáng trân trọng hơn, dù là vùng xa đất liền song gia đình các em cũng động viên con cái học tốt. Bản thân họ cũng chấp hành chủ trương, đánh bắt hải sản đúng giờ, để cùng bảo đảm an toàn xung quanh đảo. Cứ thế, theo từng con chữ, các em dần lớn lên giữa biển trời sóng nước. Ngoài học tri thức, các em còn được giáo dục tinh thần bám đảo, giữ biển.

Còn tại Trường Mầm non xã Bản Sen, nằm trên đảo Trà Bản, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Trang cũng là người đã có hơn 12 năm gắn bó với trường xã đảo. Trong ký ức những ngày đầu ra đảo của cô, hình ảnh con đường từ bến cảng xa tít tắp, những thôn bản còn chưa có điện, nhà công vụ chưa có vẫn còn rất rõ nét. Theo tìm hiểu, trước thời điểm năm 2013, nơi đây chưa có điểm trường chính, cơ bản là các lớp học lẻ, học nhờ, không có khu vực làm việc riêng của ban giám hiệu, không có khu văn phòng và chỉ đảm bảo đủ các lớp học.

Từ năm 2013, trường được đầu tư, xây dựng một khu mới với tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Năm 2015, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức 3. Khác với những trường trong đất liền hoặc những trường đông như ở đảo Quan Lạn, số lượng học sinh của trường với quy định chung vẫn ít, nên có những nhóm lớp chỉ có 1 giáo viên đứng lớp. Để các cô trông trẻ bớt vất vả, quản lý nhà trường là hiệu trưởng và hai hiệu phó cũng tham gia hỗ trợ, luân phiên trông các cháu, để các cô phụ trách lớp có thời gian nghỉ trưa. Đến giờ nghỉ trưa, 2 lớp sẽ ghép lại cho dễ quản lý.

Có trường hợp các cháu đi học không đều, hiệu trưởng đến từng nhà vận động. Từ năm làm công tác phổ cập trẻ, tỷ lệ ra lớp của trẻ 5 tuổi tại đây là 100%.“Những năm trước, giáo viên ở đất liền ra có vướng mắc về cơ sở vật chất, phần nhà ở công vụ chưa có, các cô phải đi ở nhờ, hoặc phòng ở cách xa trường. Giáo viên xa nhà thiếu thốn tình cảm gia đình. Có cô con nhỏ, cuối tuần mới được về với con. Mùa rét nóng lạnh chưa có, nước nóng sinh hoạt cho cả cô cả trò đều phải tự đun, tự chuẩn bị. Nhưng gạt qua những khó khăn và nỗi nhớ nhung tình cảm gia đình, các cô vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chăm trẻ, dạy trẻ với sự quan tâm và tình thương yêu” –một giáo viên Trường Mầm non xã Bản Sen chia sẻ.

Ươm mầm nơi đảo xa

Nhắc đến chuyện đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn nơi đầu sóng ngọn gió giữa quân và dân trên các đảo, một cán bộ đi cùng đoàn cho biết: Trạm 480 và trạm 485 thuộc tiểu đoàn 151 - Vùng 1 Hải quân là hai đơn vị luôn duy trì nền nếp. Đời sống của cán bộ chiến sĩ trên trạm cũng được cải thiện nhiều. Gắn bó với nơi đóng quân của các đơn vị là nhân dân địa phương, khối đoàn kết quân dân cũng rất được các đơn vị chú trong xây dựng.

Ở trạm rađa 480, các cán bộ chiến sĩ ở đây rất gắn bó với nhân dân, hỗ trợ dân trong việc phòng chống bão lụt, xây dựng phát triển kinh tế, nhân dân ở đây rất quý cán bộ chiến sĩ trên đảo. Còn ở trạm rađa 485, mối đoàn kết quân dân cũng được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động. Minh chứng dễ thấy là lối vào doanh trại luôn xanh, sạch, trong lành, ngăn nắp và gọn gàng. Khu tăng gia với rau xanh phủ hàng lối đã góp phần cung cấp thực phẩm sạch, không những cho đơn vị mà còn cho cả các cháu thuộc Trường Mầm non xã Bản Sen – đơn vị kết nghĩa của trạm, để các cháu có nguồn thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng.

Các cô giáo ở Trường Mầm non xã Bản Sen và Trường Phổ thông cơ sở xã Bản Sen nơi là hai đơn vị kết nghĩa với trạm rađa 485 cũng cho biết: Mối quan hệ kết nghĩa giữa các đơn vị rất thân thiết, gắn bó, ở đây, các cán bộ chiến sĩ trạm Rađa 485 được coi như người nhà, là dân xã đảo.

Cùng nhau sống trong cộng đồng quân - dân đoàn kết, gắn bó, yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau như anh em một nhà, đó là điều mà tôi được chứng kiến và cảm nhận được trong những ngày đến thăm các đảo. Đâu đó giữa những câu chuyện ngoài kia, có những điều chúng ta còn băn khoăn về đạo đức thầy trò, về những thắc mắc với chương trình mới, sách thử nghiệm… Nhưng ở những ngôi trường trên xã đảo này, các thầy cô vẫn gắn bó với trường với lớp, học sinh vẫn quý từng ngày được đến trường, từng giờ đến lớp.

Cả cô cả trò thi đua đổi mới, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy học, chăm sóc trẻ. Sau tiếng trống trường rộn rã của ngày mới, những ngôi trường trên xã đảo lại bắt đầu những giờ học mới, bổ ích, sáng tạo hơn. Sự học tại những nơi này dù có những khó khăn, những đặc thù song tình yêu con chữ chẳng lúc nào phôi pha, tựa như những mầm cây vươn mình trong cát, khẳng khiu và bền bỉ đâm chồi.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Xem thêm
Phiên bản di động